Văn nghệ sĩ tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trên lĩnh vực Văn học Nghệ thuật

Ngày đăng : 09:30:39 30-11-2022
Không chỉ bây giờ, cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác cá quan điểm sai trái, thù địch luôn song hành từ khi thành lập Đảng  cũng như qua các giai đoạn lịch sử cách mạng đến nay.
Ngày 22/10/2018 Bộ chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Nghị quyết xác định đây là nội dung cơ bản của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. trong đó có lực lượng nòng cốt là những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về Chủ nghĩa Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh đang trực tiếp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên mọi bình diện để bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và bảo vệ chế độ xã hội Chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã xác định: “Tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, là tài sản tinh thần to lớn và quý báu của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta”. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ chế độ. Tuyên truyền lan tỏa giá trị nền tảng tư tưởng của Đảng đối với toàn xã hội. Đảng ta luôn kiên trì, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. định hướng dư luận xã hội, giúp cho nhân dân có ý thức chính trị đúng đắn, vững vàng, có niềm tin vào Đảng, và chế độ. Báo cáo Chính trị Đại hội XIII của Đảng cũng nêu rõ: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và thể chế hóa chủ trương, định hướng, xác định hệ thống các nhiệm vụ, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chỉ rõ trách nhiệm của báo chí cách mạng Việt Nam, với chức năng là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng và Nhà nước, là phương tiện tuyên truyền xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của Đảng. Không ngừng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, của các thế lực thù địch đã lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng để phát tán kích động, xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, nhằm làm lung lạc niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ (1). Đội ngũ tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có nhiệm vụ nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Nêu rõ  những nội dung và phương thức chống phá chủ yếu của chúng.  Đề ra giải pháp đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, và nhà nước XHCN. Thông qua các hoạt động giáo dục, công trình nghiên cứu, bài viết, sáng tác Văn học Nghệ thuật góp phần tích cực tuyên truyền lan tỏa giá trị của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minhđịnh hướng dư luận xã hội, giúp cho cán bộ, đảng viên, nhân dân có ý thức chính trị đúng đắn, vững vàng, hiểu được Đảng ta luôn kiên trì, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có niềm tin vào Đảng, vào chế độ, nâng cao ý thức bảo vệ và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.
Bác Hồ là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, người anh hùng  giải phóng dân tộc. Bác là tác giả (133 bài thơ bằng chữ Hán) sáng tác trong tù, đặt tên là “Ngục trung nhật ký”, khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam,  đã thể hiện nghị lực và ý chí lớn lao của Người:“Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao, Vật chất tuy đau khổ, Không nao núng tinh thần. Thơ đã thể hiện khí chất kiên cường của nhà cách mạng. Ở bài “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi” (Thiên gia thi với hàng trăm bài thơ đặc sắc của nhiều nhà thơ cổ Trung Quốc, là mẫu mực về nghệ thuật thơ ca xưa) Bác không dừng ở thưởng thức, mà bộc lộ ý thức về thơ ca, lấy ngòi bút làm vũ khí tiến công. với 4 câu, nói rõ hai vế: 1 “Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp, Mây Tuyết Trăng Hoa khắp núi sông”. 2. “Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong”, cho thấy cảm nghĩ của Bác về chức năng của thơ ca hiện đại, gắn với thời kỳ đang diễn ra cuộc cách mạng. đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước XHCN quyết liệt, với phong trào cách mạng do Đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, tấn công đế quốc thực dân, chủ nghĩa phát xít, và chủ nghĩa Tư Bản, đi đến thắng lợi. Ở nước ta, Đảng ta đã ra đời, Mặt trận Việt Minh đã thành lập, cuộc đấu tranh chống thuộc Pháp thực dân, và Phát xít Nhật giành độc lập tự do của nhân dân ta, đang gay cấn và không ngừng lớn mạnh (tiến tới Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, lập nên nhà nước cách mạng). Bởi vậy, Thơ ca không thể chỉ biết “mơ theo trăng”, hay “hồn treo ngược cành cây”, hoặc “bâng khuâng mây gió” như “con nai ngơ ngác, đạp trên lá vàng thu” (của thơ xuất hiện đương thời)? Mà phải biết đưa thơ ca góp phần  đắc lực vào cuộc chiến đấu vĩ đại của Dân tộc. Nhà thơ tự nguyện, sống cùng chiến sĩ trên trận tuyến đánh giặc xâm lăng.; “Nay ở trong thơ nên có thép,” là nói tính chiến đấu, dùng ngòi bút thơ ca làm vũ khí phá cường quyền, “Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Là vị trí xung kích, tiến công, không sợ gian khổ, dũng cảm, xông lên chiến đấu, sẵn sàng hy sinh cho độc lập tự do củaTổ quốc. Mà Bác là nhà thơ, là lãnh tụ cách mạng, người suốt đời tiên phong phấn đấu quên mình cho dân cho sự nghiệp giải phóng và phát triển đất nước ( 2 ).
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (lần 2), tại chiến khu Việt Bắc giới Mỹ thuật đã tổ chức Triển lãm Mỹ thuật (1951) vinh hạnh được Bác viết (Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951): “Gửi anh chị em họa sĩ, Biết tin có cuộc trưng bày, tiếc vì bận quá, không đi xem được. Tôi gửi lời thân ái hỏi thăm anh chị em. Nhân tiện, tôi nói vài ý kiến của tôi đối với nghệ thuật, để anh chị em tham khảo. Văn Hóa Nghệ Thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến si trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến si nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự  tỏ quốc, phụng sự nhân dân”. “Để làm tròn nhiệm vụ, chiến si nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng. Nói tóm tắt là phải đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. “Văn Hóa Nghệ Thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị” (Chào thân ái và quyết thắng Hồ Chí minh). Thư Bác sau in trên Báo Cứu quốc, số 1986, ngày (5-1-1952). Lời dạy của Bác: “Văn Hóa Nghệ Thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến si trên mặt trận ấy” không chỉ giới mỹ thuật tự hào, mà còn là của Văn Nghệ Sĩ Việt Nam. Lời Bác ân cần dặn dò, giao nhiệm vụ cho những người làm Văn hóa Văn nghệ, chỉ rõ sứ mệnh cho Văn Nghệ Sĩ trên“mặt trận” của mình, có lập trường, tư tưởng, để phụng sự kháng chiến, phụng sự  tỏ quốc, phụng sự nhân dân. Tư tưởng của Người mãi là định hướng cho sự phát triển của Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Nhiều thập kỷ trôi qua, Văn Nghệ Sĩ nước nhà luôn nhớ lời dạy của Bác. Trong từng giai đoạn khác nhau,  họ đã thực sự là chiến sĩ trên mọi nẻo đường “mặt trận” của mình. Đã hoàn thành thực hiện lời dạy ý nghĩa thiêng liêng của Bác: trong lĩnh vực sáng tác mỹ thuật nói riêng, và lĩnh vực Văn học Nghệ thuật nói chung. Văn Nghệ Sĩ  Việt Nam đã làm tốt nhiệm vụ trên “mặt trận” Văn hóa Nghệ thuật, từ kháng chiến chống Pháp, đến chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền nam thống nhất đất nước, cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã Hội, đổi mới hội nhập Văn Nghệ Sĩ đã  không ngừng sáng tác, minh chứng hùng hồn cho sự phát triển của nền Văn hóa Nghệ thuật cách mạng Việt Nam. Lời dạy của Bác (1951) mãi mãi được khắc sâu,  thấm nhuần tư tưởng của Người của giới Văn Nghệ Sĩ. Thực hiện lời dạy và hoàn thành trách nhiệm. Từ đó đến nay đã được các thế hệ Văn Nghệ Sĩ Việt Nam quán triệt và thể hiện sâu sắc trên nhiều tác phẩm, phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng.mà giá trị luôn là những đỉnh cao.
Bác còn xác định vị thế và vai trò quan trọng của những chiến sĩ trên “mặt trận” Văn hóa, tư tưởng.  “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” (trong diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất (24.11.1946) tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Bác khẳng định sức mạnh của văn hóa: ‘Văn hóa không tách khỏi sự nghiệp cách mạng’. Người đề ra khẩu hiệu: “Kháng chiến hóa Văn hóa, Văn hóa hóa Kháng chiến”. Bác nói rõ cả 3 thứ giặc: “Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” đều nguy hiểm, và nhiệm vụ của chúng ta là phải tiêu diệt cả 3 thứ giặc đó. Nên ngay trong kháng chiến Bác cho mở ngay chiến dịch ‘chống giặc đói’, ‘diệt giặc dốt’. Bác đặc biệt coi trọng vai trò của Văn Nghệ Sĩ trên “mặt trận” tuyên truyền, cổ vũ phục vụ kháng chiến, cũng  quan trọng như vai trò của những chiến sĩ cầm súng trên mặt trận chiến đấu chống ngoại xâm. Mong muốn Văn Nghệ Sĩ  dấn thân trên ‘mặt trận’ Văn hóa văn nghệ của mình, như những chiến sĩ xông pha nơi trận mạc.
 Như vậy Văn nghệ sĩ là chiến sĩ trong công cuộc kháng chiến đánh đuổi xâm lăng, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước phát triển. Ngày nay lĩnh vực Văn hóa Văn nghệ vẫn giữ vai trò trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại. Văn học Nghệ thuật luôn là lĩnh vực quan trọng của Văn hóa Dân tộc, tác động trực tiếp đến quan điểm, nhận thức, tư tưởng, tình cảm và thẩm mỹ của đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Văn Nghệ Sĩ sáng tạo Nghệ thuật là nhu cầu thiết yếu xây dựng đất nước, thể hiện khát vọng của con người, luôn lấy phương châm phản ánh nghệ thuật theo hướng: Chân - Thiện - Mỹ làm nguồn lực to lớn. Những sáng tác phẩm đã  góp phần xây dựng nền Văn Nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (mà Nghị quyết Trung ương 5 đã xác định) cho công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển. Nhận thức sâu sắc điều đó, nên trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển Văn học Nghệ thuật, định hướng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên thế giới, đồng thời bảo tồn, kế thừa phát huy bản sắc văn hóa truyền thống Dân tộc Việt Nam. Các nghệ sĩ tạo hình thời Mỹ thuật Đông Dương (1925-1945) cũng đã làm như vậy. Vừa học tập nghệ thuật tạo hình Âu Tây ở Trường Mỹ Thuật Đông Dương, vẫn không quên học tập Nghệ thuật truyền thống để phát triển nền Mỹ thuật Hiện đại trước cách mạng. Khi nhà nước cách mạng ra đời 1945, giặc Pháp quay lại xâm lược. Nhiều họa sĩ Đông Dương đã theo cách mạng. Họ đã sáng tác nhiều tác phẩm phản ánh cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, Họ là bậc thầy đào tạo các thế hệ kế tiếp, đưa sáng tác nghệ thuật,  làm nên một nền Nghệ thuật tạo hình cách mạng Việt Nam vẻ vang, và không ngừng phát triển đến nay, hội nhập thế giới. Trong đó Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội đóng vai trò quan trọng của Mỹ thuật Việt Nam. Các Nghệ sĩ Tạo hình Thủ Đô trong nhiều năm qua tham gia nhiều triển lãm Mỹ thuât trong nước và quốc tế, và không ngừng lớn mạnh, với một đội ngũ đóng đảo sáng tác. Ngày nay trong công cuộc Đổi mới và từng bước Hội nhập Quốc tế, Văn Nghệ Sĩ  thủ đô luôn sáng tạo tác phẩm mới, nhập cuộc với thế giới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa nghệ thuật truyền thống  dân tộc, mà không bị hòa tan. Cũng chính từ ý nghĩa và tầm quan trọng đó, Văn Nghệ Sĩ  luôn đứng vững trong hoạt động sáng tác. Mà ở bất cứ ở giai đoạn nào, họ luôn là những người quan tâm đến thời cuộc, lấy hoạt động nghệ thuật, để phản ánh chân thực đời sống của nhân dân, của tổ quốc Việt Nam. Đưa cái đẹp tạo hình  vào cuộc sống, hướng tới những giá trị thẩm mỹ và nhân văn. Tranh Việt Nam đã đạt các giải thưởng quốc tế, đi vào các “Sàn đấu giá quốc tế” đạt giá cao như của Danh họa Nam Sơn (Nguyễn Vạn Thọ) người đã cùng V.Tardieu đồng sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương), và các họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương. Những tác phẩm, của Nghệ sĩ Tạo hình Việt Nam qua các thời kỳ, luôn có tác động ảnh hưởng lớn đến công chúng. Tổ chức các “Triển lãm Mỹ thuật Thủ Đô”, “Triển lãm Khu vực các tỉnh thành” hàng năm, và “Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc”  đã chứng minh sự phát triển lớn mạnh của Mỹ thuật Việt Nam. Góp phần vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước phát triển.
Trong công cuộc Đổi mới, Kinh tế thị trường, Hội nhập quốc tế, Thời đại 4.0, nhiều dự án đầu tư nước ngoài đưa vào, với nhiều tác động tích cực và cả tiêu cực, Cuộc sống của Văn Nghệ Sĩ còn gặp nhiều khó khăn. vai trò càng đòi, trách nhiệm của người nghệ sĩ, vượt qua để sáng tác.  Họ vẫn đi thực tề, đến những nơi Lao động sản xuất, xây dựng, Biên giới, Hải đảo, Biên phòng để sáng tác, thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, đi cùng thời đại,. Văn Nghệ Sĩ đã tích cực sáng tác, phản ánh sinh động  hiện thực đất nước. tạo nên nhiều tác phẩm, phản ánh nhiều đề tài, chất liệu và thể loại, với giá trị nghệ thuật tạo hình phong phú, đa dạng. Đã có được những thành tựu trong sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu, lý luận, phê bình, quảng  bá tác phẩm, xây dựng đội ngũ, bồi dưỡng tài năng trẻ, giữ vững bản sắc dân tộc, từng bước hòa nhập sâu rộng với nghệ thuật thế giới. Đất nước càng phát triển thì vị trí của văn hóa nghệ thuật ngày càng lớn rộng, vai trò văn nghệ sĩ ngày càng đòi hỏi cao trong đời sống xã hội. Người làm Văn hóa nghệ thuật phải  có bản lĩnh, nâng cao tài năng, không chạy theo cái nhất thời, thị hiếu tầm thường. Thời gian qua, đại bộ phận Văn Nghệ Sĩ có thái độ chính trị tốt, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; đồng hành cùng nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, phấn đấu cho một nền Văn học Nghệ thuật phong phú, đa dạng, đậm đà Bản sắc dân tộc, góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển ngày càng giàu đẹp.
Văn Nghệ Sĩ Việt Nam ‘Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh’, phát huy tinh thần yêu nước, cổ vũ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; đại đoàn kết toàn dân. Sáng tác phẩm của Văn Nghệ Sĩ đóng vai trò quan trọng, cũng như trong đấu tranh chống các quan điểm lệch lạc, sai trái, vạch trần, phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động, thù địch lợi dụng các vấn đề xã hội nhạy cảm trong lĩnh vực Văn học Nghệ thuật để chống phá. Âm mưu của chúng là nhằm tác động, lôi kéo, chuyển hóa dần tư tưởng, nhận thức của Văn Nghệ Sĩ, để quay lưng chống lại. Chúng ‘tạo kênh’ kết nối các lực lượng cực đoan, cơ hội ở trong và ngoài nước,  đồng thời lập quỹ để cung cấp tài chính, trả nhuận bút cho số văn nghệ sĩ mà chúng lợi dụng, núp bóng các tổ chức ‘xã hội dân sự’, lập ra các tổ chức đối lập, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực Văn học Nghệ thuật. Các đối tượng này móc nối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài, thường xuyên thông qua các hoạt động tài trợ, biểu diễn, triển lãm, tọa đàm, giao lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật để tuyên truyền, lôi kéo những văn nghệ sĩ có tư tưởng dao động, để khuếch trương lực lượng, tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng ‘đa nguyên’, đòi tự do sáng tác một cách vô chính phủ. Sự chống phá của chúng rất xảo quyệt, tinh vi, nên việc nhận diện chúng không dễ dàng vì nó ẩn khuất trong những vỏ bọc “văn học”, “nghệ thuật”, đánh vào thị hiếu của con người. Các thế lực thù địch đã truyền bá các tác phẩm văn học, hội họa, những chương trình ca nhạc, phim ảnh có nội dung chống chế độ, dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để phủ nhận thành quả của cách mạng, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chế độ xã hội chủ nghĩa, gây ra sự hoài nghi, mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ. Chúng còn  tuyên truyền sai lệch về quan điểm, đường lối văn học, nghệ thuật của Đảng, cho: “đường lối văn nghệ của Đảng là cứng nhắc, ép buộc”; cáo buộc các tác phẩm “phải chịu sự kiểm duyệt của Nhà nước”, hay vu cáo “sự độc đoán về tư tưởng kìm hãm phát triển văn học, nghệ thuật”. Có những hoạt động thể hiện quan điểm lệch lạc, thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước để thành lập các câu lạc bộ, hội nhóm đòi “dân chủ, nhân quyền”, phủ nhận các giá trị lịch sử của dân tộc, phủ nhận thành quả cách mạng, chia rẽ nội bộ văn nghệ sĩ, bôi nhọ, xúc phạm lãnh tụ; sáng tác văn thơ có tư tưởng phản động hoặc nội dung tầm thường, phản văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Chúng xuất bản phát tán tài liệu, bài viết, bản thảo có nội dung nhạy cảm, trái với quy định của nhà nước. Chúng tán phát vào trong nước tài liệu có nội dung xấu độc, và một số tác phẩm văn học, nghệ thuật được xuất bản ở nước ngoài có nội dung sai trái về chính trị, lồng ghép những quan điểm trái chiều, phức tạp để tuyên truyền xuyên tạc, kích động. Ngoài ra, còn sản xuất, phát hành một số bộ phim, sách có tư tưởng lệch lạc, nội dung bịa đặt, bôi đen lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, chống Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, có những bài viết, chia sẻ, bình luận “phản cảm” về các vấn đề xã hội phát tán trên các trang mạng, blog cá nhân, đã gây ảnh hưởng không nhỏ. Chúng đưa những hoạt động “Diễn biến hòa bình” vào lĩnh vực văn học nghệ thuật ngày càng tinh vi, xảo quyệt. (3)
Xuất phát từ việc bùng nổ công nghệ thông tin trên toàn thế giới, với nhiều ứng dụng tiện lợi mà mạng Internet đem đến. Ở nước ta, số lượng người dân sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng rộng. Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị trong và ngoài nước cũng đã đưa nhiều thông tin xuyên tạc, Đảng, Nhà nước lên  không gian mạng. Chúng còn lợi dụng, khoét sâu những thiếu sót trong công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, cũng như sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên để gây dao động về tư tưởng, gây mất lòng tin, Chúng móc nối, sử dụng một số cán bộ lão thành, có cả cán bộ đương chức, có tướng lĩnh đã nghỉ hưu, bộ phận trí thức, văn nghệ sĩ có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để tạo dựng “ngọn cờ” tập hợp lực lượng chống đối, phát tán trên mạng xã hội bài viết, tư liệu, tài liệu với luận điệu sai trái,  để tuyên truyền kích động, gia tăng các hoạt động chống phá. chia rẽ nội bộ, đưa ‘ý thức hệ tư sản’ thâm nhập vào đời sống, đánh vào ‘ý thức hệ của nhân dân’, nhằm chống phá  Đảng, nhà nước XHCN.  Người dân sử dụng mạng xã hội không tỉnh táo sẽ dễ bị cuốn theo những thông tin xấu độc, sẽ bị những hành vi sai trái mê hoặc. Chúng dùng nhiều thủ đoạn khác nhau, tiến hành phân rã về tư tưởng, lý luận, đưa vào những quan điểm giả danh mác xít, làm cho ‘đúng và sai’ lẫn lộn, mất phương hướng. Mục đích của chúng dùng hoạt động lĩnh vực văn học, nghệ thuật để chống phánhằm làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về tư tưởng, đưa dần hệ tư tưởng tư sản len vào, tiến tới xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đẩy Việt Nam đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Cần cảnh giác trước  âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, mà chúng tìm mọi cách phủ nhận nền tảng tư tưởng, vai trò lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa xã hội của nước ta.
Bên cạnh đó, thời gian qua, có không ít văn nghệ sĩ đã tận dụng uy tín cá nhân, tầm ảnh hướng với xã hội để đăng tải trên các trang cá nhân, các blog, tài khoản Zalo, trang mạng xã hội Facebook  để bày tỏ cảm xúc, quan điểm cá nhân bình luận trước một số vụ việc trong nước với cái nhìn một chiều, cực đoan. đã tạo cớ để các thế lực thù địch có dịp lợi dụng chống phá Đảng và chế độ ta, gây tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân, Thậm chí có những người có tâm lý bi quan, chán nản, mất niềm tin. Đó là một nguy hại không thể coi thường, xem nhẹ.
Văn học, Nghệ thuật là lĩnh vực quan trọng của Văn hóa, là ưu thế mạnh tác động trực tiếp đến quan điểm, nhận thức, tư tưởng, tình cảm và thẩm mỹ của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Nên Văn học, nghệ thuật cũng là mục tiêu chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, và cũng là một trong những lĩnh vực mà chúng muốn lôi kéo, lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta. Cần nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá của địch trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật: để đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, làm trong sáng đời sống tinh thần, tư tưởng cho con người và toàn xã hội. Các cơ quan đấu tranh đã phát hiện và chủ động phân loại các nhóm đối tượng với tính chất và mức độ sai phạm, thái độ chính trị thù địch, để có các biện pháp đấu tranh phù hợp, có hiệu quả. Đã đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật (3), nhằm xác định tương đối rõ ranh giới cho hoạt động sáng tạo, chỉ ra những hành vi, hoạt động không được phép. Các văn bản quy phạm  Pháp luật đã cơ bản tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động sáng tạo Văn học, Nghệ thuật, đồng thời có khả năng ngăn chặn, xử lý những quan điểm sai trái, phản động. Với những đối tượng phức tạp, có hành vi cực đoan, quá khích xâm phạm đến an ninh quốc gia, chủ quyền thì bắt và xử lý trước pháp luật; đối tượng vi phạm ở mức nhẹ hơn thì răn đe, kiềm chế hoặc giáo dục, thuyết phục và tác động để đối tượng không tham gia hội, nhóm, từ bỏ các hoạt động và rời khỏi hội, nhóm. Tuy nhiên, lực lượng lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực Văn học, Nghệ thuật còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch. Mặt khác, trong một thời gian dài, chúng ta chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của công tác tổ chức, cán bộ trong lĩnh vực Văn học, Nghệ thuật, dẫn đến hạn chế năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các ngành, các cấp có liên quan cũng cần tăng cường làm tốt công tác quản lý, phục vụ có hiệu quả. Định hướng hoạt động Sáng tácBiểu diễn của đội ngũ văn nghệ sĩ  Hoặc công tác tuyên truyền Bản sắc Văn hóa các Dân tộc tại các địa phương vùng miền.
Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng  đối với hoạt động đấu tranh ngăn chặn âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực Văn học, Nghệ thuật, coi đây là một mặt trận trọng yếu trong cuộc chiến đấu tranh chống lại các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.  Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt động văn học, nghệ thuật, bằng những quy định cụ thể phù hợp; đồng thời có chế tài nghiêm khắc để xử lý những trường hợp vi phạm quy định. Có cơ chế, chính sách phù hợp để huy động Văn Nghệ Sĩ tham gia đấu tranh chống lại các hoạt động lôi kéo, kích động, mua chuộc.chống phá của các thế lực thù địch trên các diễn đàn, nhất là trên mạng xã hội. Để  công tác đấu tranh ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn chống phá của thế lực thù địch trên lĩnh vực Văn học, Nghệ thuật. Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cộng đồng xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Cần có cơ chế khuyến khích, động viên, tôn vinh văn nghệ sĩ, các tác phẩm có giá trị cao. Chăm lo phát hiện, bồi dưỡng những nhân tố mới, tài năng tiêu biểu. Tổ chức các cuộc  cuộc thi để họ hăng say sáng tạo và quảng bá Văn học, Nghệ thuật. Đội ngũ Văn Nghệ Sĩ sáng  tác, lý luận, phê bình Văn học, Nghệ thuật cũng cần nâng cao nhận thức, bản lĩnh, trách nhiệm phát huy vai trò sáng tạo. Đảng và nhà nước cần quan tâm hơn nữa với đội ngũ Văn Nghệ Sĩ, tạo điều kiện để họ  phát huy vai trò sáng tạo, phát triển tài năng, đi sâu vào đời sống nhân dân để phản ánh chân thực, sinh động, sâu sắc đời sống xã hội, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Để có nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao về tư tưởng, mang tinh nhân văn, dân tộc. Tạo điều kiện để đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô phát triển sáng tác lên tầm cao mới, xứng tầm với tiềm năng của một vùng đất Văn hiến hơn ngàn năm. Nơi vốn có truyền thống văn hóa, văn học nghệ thuật phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, mang tính đặc thù riêng của Thủ Đô đất nước. Đặc biệt Đảng và nhà nước cần chú ý tạo điều kiện cho Văn Nghệ Sĩ sáng tác những ‘Tác phẩm mang nội dung tầm vóc lớn, giá trị nghệ thuật cao’ xứng  tầm lịch sử Truyền thống và Cách mạng của đất nước. Về phía đội ngũ văn nghệ sĩ, hãy luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức rõ về vị trí, vai trò của mình vươn lên trong sáng tác, phản ánh sinh động, sâu sắc đời sống xã hội, lịch sử dân tộc. Tích cực sáng tạo những tác phẩm có tầm tư tưởng và giá trị nghệ thuật cao. Văn Nghệ Sĩ - Chiến sĩ, còn tích cực tham gia đấu tranh, ngăn chặn với các âm mưu, thủ đoạn lôi kéo, móc nối, kích động, chống phá đường lối Văn hóa, Văn nghệ của Đảng. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối lãnh đạo đúng đắn, khoa học của Đảng và những thành tựu, Cần phát huy sức mạnh tổng hợp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, Sử dụng, cơ chế, chế tài, các phương tiện kỹ thuật hiện đại là những yếu tố quan trọng đáp ứng cho công việc. Nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Quốc gia, Dân tộc; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định phát triển xây dựng đất nước Việt Nam vững bền. (NVC)
………………………
Tags: