Tác giả: Đặng Thanh vân (sưu tầm)
Những người theo chủ nghĩa Siêu thực (Surrealism) tìm cách chìm vào trạng thái vô thức như là một phương thức để mở khóa sức mạnh của trí tưởng tượng. Không đếm xỉa gì đến chủ nghĩa Duy lý và Hiện thực văn học, và chịu tác động mạnh mẽ bởi Phân tâm học, những nhà Siêu thực học tin rằng tư tưởng duy lý sẽ kìm hãm sức mạnh của trí tưởng tượng, nên họ đã đưa nó vào hàng cấm kỵ. Cùng lúc bị ảnh hưởng bởi Karl Marx, họ hi vọng rằng tâm trí sẽ có được sức mạnh để tiết lộ những mâu thuẫn trong thế giới thường nhật và thúc đẩy cuộc cải cách. Sự nhấn mạnh của họ đối với sức mạnh của trí tưởng tượng cá nhân đúng như tư tưởng của Chủ nghĩa Lãng mạn truyền thống, tuy nhiên không giống như những người sáng lập chủ nghĩa này, họ tin rằng sự khải mặc thậm chí có thể được tìm thấy trên đường hay trong cuộc sống hằng ngày. Chủ nghĩa Siêu thực chú trọng khai thác tâm trí vô thức, và chủ đề yêu thích của họ là huyền thoại và chủ nghĩa nguyên thủy, góp phần hình thành rất nhiều trào lưu sau này, và phong cách này vẫn duy trì tầm ảnh hưởng cho đến tận ngày nay.
– André Breton định nghĩa Chủ nghĩa Siêu thực như “hành động tâm linh vô thức trong trạng thái thuần khiết của nó, được sử dụng để diễn tả – qua lời nói, qua những từ ngữ được viết ra, hoặc theo bất kỳ cách nào khác – công năng thực sự của tư duy. Dụng ý của Breton là nghệ sĩ phải bỏ qua sự duy lý bằng cách thâm nhập vào miền vô thức của họ. Trong thực tế, những kỹ thuật này được biết đến bởi hành động vô thức hay còn gọi là viết bằng tâm linh, cho phép các nghệ sĩ từ bỏ ý thức và nắm bắt cơ hội sáng tạo.
– Những tác phẩm của Sigmund Freud có ảnh hưởng sâu sắc đến các nghệ sĩ Siêu thực, đặc biệt là cuốn sách của ông, The Interpretation of Dreams (1899). Freud hợp pháp hóa tầm quan trọng của những giấc mơ và trạng thái vô thức như những sự biểu hiện xác thực những cảm xúc và ham muốn của con người; sự tiếp xúc của ông đối với thế giới nội tâm kìm nén và phức tạp tình dục, ham muốn và bạo lực mang đến cơ sở lý thuyết cho Chủ nghĩa Siêu thực.
– Hình ảnh Siêu thực có lẽ là yếu tố dễ nhận biết nhất của phong trào này, tuy nhiên nó cũng là thành phần khó nắm bắt nhất để phân loại và xác định. Mỗi nghệ sĩ dựa trên những mô típ lặp lại nảy sinh trong những giấc mơ hay trong trạng thái vô thức của họ. Về cơ bản, những hình ảnh này xa lạ, rối rắm và thậm chí kỳ quái, bởi lẽ mục đích của chúng là đẩy người xem ra khỏi trạng thái an ủi giả định. Tuy nhiên, thiên nhiên là hình ảnh thường gặp nhất: Max Ernst bị ám ảnh bởi những con chim và để cho một con chim làm thay đổi bản ngã, những tác phẩm của Salvador Dalí thường bao gồm những chú kiến và những quả trứng, và Joan Miró tin tưởng mạnh mẽ vào những hình ảnh sinh học mơ hồ.
Dưới đây là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu nhất trường phái Siêu thực vừa tổng quan lại những tư tưởng chính của chủ nghĩa này, cũng như điểm lại những thành tựu vĩ đại nhất của mỗi nghệ sĩ trong trường phái Siêu thực.
Nghệ sĩ: Joan Miró
Miró đã tạo ra những không gian tinh quái và dị thường trong những tác phẩm của mình, đây chính là đại diện xuất sắc cho sự lệ thuộc vào những hình ảnh huyền ảo cùng với việc ứng dụng sinh thái học của trường phái Siêu thực. Các hình thái sinh học là những hình dạng giống như các sinh vật hữu cơ nhưng khó có thể xác định được đó là thứ gì cụ thể; những hình dạng này dường như tự kiến tạo, biến hình và bay bổng trên giấy canvas. Harlequin’s Carnival là ví dụ điển hình cho không gian ba chiều đáng tin cậy, những hình hài tinh nghịch được được xây dựng chất lượng đến từng chi tiết là điểm chung các tác phẩm của Miró trong suốt giai đoạn đi theo chủ nghĩa Siêu thực của ông, và chúng cuối cùng lại dẫn dắt ông đến với mức độ trừu tượng cao hơn nữa. Miró cực kỳ nổi tiếng với việc áp dụng những kỹ thuật viết tự động (viết vô thức) vào sáng tác nghệ thuật, đặc biệt là doodle hay vẽ vô thức, chính là cách ông khởi tạo nhiều tác phẩm trên canvas của mình. Ông được biết đến nhiều nhất với những tác phẩm miêu tả khung cảnh nội thất vui tươi mà hỗn loạn, bị ảnh hưởng từ phong cách nội thất Hà Lan thế kỷ 17, chẳng hạn như của Jan Steen.
Artist: André Masson
Masson là một trong những tín đồ cuồng nhiệt nhất của kỹ thuật viết vô thức của Breton, ông bắt đầu những thí nghiệm độc lập của mình từ đầu những năm 1920. Ông thường sáng tác nghệ thuật trong những điều kiện chuẩn xác, sử dụng thuốc, làm việc trong tình trạng không ngủ hoặc thiếu điều kiện sống nhằm làm suy yếu khả năng kiểm soát có ý thức trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhờ đó ông có thể thâm nhập vào cõi vô thức của mình. Masson, cùng với những người hàng xóm của mình là Joan Miró, Antonin Artuad, và những người khác thỉnh thoảng làm thí nghiệm cùng nhau. Ông được biết đến với kỹ thuật sử dụng cát. Trong một nỗ lực tạo ra sự ngẫu nhiên cho tác phẩm của mình, ông đã ném hồ dán và thạch cao lên một tấm canvas và sau đó là cát. Những bức tranh sơn dầu của ông được tạo ra dựa trên các hình dạng đạt được từ thí nghiệm này.
Tác phẩm Battle of the Fishes có lẽ dựa trên những trải nghiệm của ông trên Thế chiến thứ nhất. Ông đăng ký vào chiến quân và sau đó 3 năm, bị thương nghiêm trọng, mất hàng tháng trời để hồi phục trong một bệnh viện quân đội và có một thời gian điều trị ở một tại tâm thần. Trong nhiều năm ông đã không thể mở lời về những gì mình đã chứng kiến khi còn là một người lính, những tác phẩm của ông lại luôn mô tả những vụ thảm sát, những cuộc đối đầu kỳ lạ, hãm hiếp, và sự chia cắt. Masson tự nhận thấy rằng những nhân vật nam trong tác phẩm của ông hiếm khi tẩu thoát an toàn. Battle of Fishes có màu nhợt, nhưng những con cá dường như lại tham gia vào một trận chiến ác liệt đến chết với những chiếc răng sắc như dao cạo và máu đổ lênh láng. Masson tin rằng việc sử dụng sự ngẫu nhiên trong nghệ thuật sẽ tiết lộ được sự tàn bạo của tất cả các sinh vật – một ý tưởng mà ông chỉ có thể tiết lộ trong những tác phẩm của mình.
Nghệ sĩ: Yves Tanguy
Khoảnh khắc quan trọng nhất khiến Tanguy trong quyết định trở thành một họa sĩ là khi ông nhìn thấy tấm vải canvas của Giorgio de Chirico trong khung cửa sổ cửa hàng vào năm 1923. Năm sau đó, Tanguy, nhà thơ Jacques Prévert, và diễn viên kiêm biên kịch Marcel Duhamel đã chuyển đến một ngôi nhà, nơi sau đó trở thành tụ điểm của những người theo chủ nghĩa Siêu thực, một phong trào mà ông cảm thấy quan tâm sau khi đọc tạp chí định kỳ La Révolution surréaliste. André Breton chấp nhận ông vào nhóm vào năm 1925. Tanguy được truyền cảm hứng bởi các dạng sinh thái của Jean Arp, Ernst, và Miró, nhanh chóng phát triển vốn từ vựng riêng về những hình dạng giống như amip, sinh trưởng trong điều kiện cằn cỗi, bí ẩn, không nghi ngờ gì điều này là do ảnh hưởng của chuyến đi đến Argentina, Brazil và Tunisia khi ông còn trẻ. Mặc dù không được đào tạo chính quy, phong cách trưởng thành của Tanguy vẫn nổi lên từ năm 1927, đặc trưng bởi phong cảnh hoang dã rải rác với những vật thể giống như đá ma thuật được vẽ bằng một ảo ảnh chính xác. Các tác phẩm thường có một bầu trời u ám với một cái nhìn với một tầm nhìn tưởng như kéo dài vô tận.
Mama, Papa is Wounded cho thấy chủ đề phổ biến nhất của Tanguy về chiến tranh. Tác phẩm được vẽ với phong cách siêu thực với bảng màu giới hạn đặc biệt, sự kết hợp này tạo ra một cảm giác về một thực tại như mơ. Tanguy thường tìm tựa đề cho những tác phẩm trong khi xem qua tiền sử tâm thần đối với những phát biểu hùng hồn của bệnh nhân. Do đó, rất khó để biết liệu tác phẩm này có liên quan đến lịch sử gia đình của chính ông hay không khi mà ông tuyên bố đã tưởng tượng toàn bộ bức tranh trước khi bắt đầu nó. Anh trai của ông đã bị giết trong Thế chiến thứ nhất và khung cảnh ảm đạm trong tranh có thể ám chỉ đến những tổn thất trong chiến tranh của hàng ngàn gia đình người Pháp. Ảnh hưởng của De Chirico lên tác phẩm của Tanguy thể hiện rất rõ ràng trong việc sử dụng bóng đổ và bán thân cổ điển trong tranh tả cảnh.
Nghệ sĩ: Salvador Dalí
Được vẽ vào mùa hè năm 1929 chỉ sau khi Dalí đến Paris để tổ chức triển lãm Siêu thực, The Accommodations of Desire là một ví dụ điển hình chứng minh khả năng của Dalí trong việc kết hợp những giấc mơ rực rỡ và kỳ dị của ông với những hiện thực mang tính truyền thông. Ông đã phát triển phương pháp hoang tưởng tới hạn liên quan đến tư duy phi lý có hệ thống và chứng hoang tưởng tự cảm như một cách để thâm nhập cõi vô thức của ông. Ông gọi nhưng tác phẩm được tạo ra bằng cách này là “hình ảnh của giấc mơ được vẽ bằng tay” bởi chủ nghĩa hiện thực và giấc mơ kỳ lạ của họ. Câu chuyện của tác phẩm này bắt nguồn từ những lo ngại của Dalí về mối quan hệ của anh với Gala Eluard, vợ của nghệ sĩ Paul Eluard. Những viên sỏi trắng trì độn miêu tả nỗi bất an về tương lai của ông với Gala, bao quanh bởi sự khủng bố và tan rã. Trong khi The Accommodations of Desire là một sự phơi bày về những nỗi sợ hãi thầm kín nhất của Dalí, nó kết hợp phong cách hội họa siêu thực điển hình của ông với nhiều kỹ thuật cắt dán thử nghiệm hơn. Những chiếc đầu sư tử được dán lên tấm canvas được cho rằng cắt ra từ một cuốn sách thiếu nhi.
Nghệ sĩ: Alberto Giacometti
Giacometti là một trong số ít nhà Siêu thực học tập trung vào lĩnh vực điêu khắc. The Palace at 4 a.m. là một công trình tinh tế được lấy cảm hứng từ nỗi ám ảnh của ông với người tình có tên là Denise trước kia. Về câu chuyện này, ông chia sẻ: “Một khoảng thời gian 6 tháng trôi qua trong sự hiện diện của một người phụ nữ, người đã hút hết mọi sự sống vào mình, và xoay chuyển mọi khoảnh khắc trong đời tôi vào trạng thái mê hoặc. Chúng tôi đã xây nên một cung điện diệu kỳ trong đêm – một cung điện mỏng manh của những sự kết nối. Chỉ cần một chuyển động sai sót nhỏ nhất, tất cả sẽ sụp đổ. Chúng tôi luôn bắt đầu lại.” Vào năm 1993, ông từng nói với Breton răng ông sẽ không thể làm bất cứ điều gì nếu không được làm cùng bà.
Tác phẩm bao hàm những sự hiện diện hay những biểu tượng cho sự vui thú trong tình yêu của ông và có lẽ cũng như mẹ của ông. Những hình ảnh khác, ví dụ như hình con chim thì khó hơn để có thể diễn giải. Tác phẩm này được đặc trưng bởi việc đặt những thành phần kỳ lạ cạnh nhau cùng với một tựa đề dường như không hề liên quan đến bối cảnh được dựng nên, mang đến một cảm giác bí ẩn và căng thẳng như thể có điều gì đó đáng sợ sắp xảy ra. Sự mỏng manh của ký ức và khao khát được ghi lại trong vẻ ngoài giản đơn như trẻ thơ của tác phẩm. Sự quan tâm của Giacometti đối với Chủ nghĩa hiện sinh hậu chiến vẫn rất rõ ràng ở đây trong cách mà ông thể hiện sự cô lập của những thành phần trong tác phẩm.
Nghệ sĩ: Rene Magritte
Những tác phẩm Magritte có xu hướng thiên về trí tuệ, thường được xử lý với lối chơi chữ bằng hình ảnh và các mối liên hệ giữa sự hiện diện và nội tại của đối tượng. Trong tác phẩm The Human Condition, một tấm canvas được đặt trên giá vẽ trước tấm rèm cửa số và tái tạo chính xác khung cảnh bên ngoài cửa sổ đằng sau nó, bởi vậy mà hình ảnh bên trên giá vẽ ở một góc độ nào đó trở thành hiện trường, chứ không chỉ là sự tái tạo cảnh quan.
Không có sự khác biệt khi đặt cả hai trong một hiệu ứng như thể chúng đều là sự sáng tạo của nghệ sĩ. Phong cách hội họa siêu thực thường được sử dụng bởi những nhà Siêu thực khiến cho những tác phẩm mang một dáng vẻ mơ mộng.
Nghệ sĩ: Max Ernst
Max Ernst được biết đến với kỹ thuật vô thức bao gồm cạo, mài và cắt dán. Ở đây ông sử dụng phương pháp cạo với một tấm canvas đã được tô màu, đặt bó lên bề mặt một tấm vải, và cạo sơn trên đó. Tiếp đó, tấm canvas đã được cạo sẽ được sử dụng như nguồn cảm hứng cho những hình ảnh sau đó. The Barbarians là một tác phẩm Siêu thực điển hình bởi nó tràn ngập những sự sắp đặt kỳ quặc, những nhân vật bí ẩn, và những biểu tượng tạo cảm giác mơ hồ. Hình ảnh con chim là một trong những chủ thể chính trong tác phẩm của Ernst – ông có một tổn thương tâm lý thời thơ ấu liên quan đến cái chết của chú chim mà ông nuôi và khi một người lớn đã nuôi một con chim khác để thay thế tên là Loplop.
Chủ nghĩa Siêu thực phát triển từ phong trào Dada nằm trong cuộc nổi dậy chống lại sự tự mãn của tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, những ảnh hưởng nghệ thuật lên nó lại đến từ nhiều nguồn khác nhau. Tác động tức thời nhất tới một số những người theo Chủ nghĩa Siêu thức là Giorgio de Chirico, một nghệ sĩ cùng thời, giống như họ, đã sử dụng những hình ảnh kì dị với sự sắp đặt đầy bất ổn. Họ cũng cũng được truyền cảm hứng từ những nghệ sĩ trong quá khứ gần như Gustave Moreau, Arnold Bocklin, Odilon Redon, và Henri Rousseau, những người ấn tượng với Chủ nghĩa nguyên sơ, hình tượng thơ ngây hay huyền ảo. Ngay cả những nghệ sĩ thời Phục hưng như Giuseppe Arcimboldo và Hieronymous Bosch cũng mang đến nguồn cảm hứng đến tận bấy giờ, bởi họ không hề lo lắng thái quá về các vấn đề thẩm mỹ liên quan đến đường kẻ và màu sắc, thay vào đó cảm thấy buộc phải sáng tạo ra những gì mà Chủ nghĩa Siêu thực cho rằng đó là “thực”.
Phong trào Siêu thực bắt đầu từ một nhóm nhà văn đồng minh chặt chẽ với phong trào Dada, nổi lên sau sự sụp đổ của Dada ở Paris, khi mà khí thế của André Breton nhằm mang lại mục đích cho Dada lại xung đột với Chủ nghĩa chống độc tài của Tristan Tzara. Breton, ngươi thường được miêu tả như “Giáo trưởng” của Chủ nghĩa Siêu thực, chính thức thiết lập phong trào vào năm 1924 khi ông viết nên “Tuyên ngôn Siêu thực”. Tuy nhiên, thuật ngữ “Siêu thực” lần đầu được đặt ra vào năm 1917 bởi Guillaume Apollinaire khi ông sử dụng nó trong những ghi chú chương trình cho vở ba lê Parade, được soạn vởi Pable Picasso, Leonide Massinem, Jean Cocteau, và Erik Satie.
Cũng trong khoảng thời gian mà Breton phát hành tuyên ngôn khai màn của mình, nhóm này bắt đầu xuất bản bài báo La Révolution surréaliste tập trung chủ yếu vào khía cạnh văn học, nhưng cũng bao hàm cả việc tái tạo nghệ thuật bởi những nghệ sĩ như: Chirico, Ernst, André Masson, và Man Ray. Việc xuất bản tiếp diễn cho đến 1929.
Hiệp hội nghiên cứu Siêu thực học hay còn gọi là Centrale Surréaliste cũng được thành lập tại Paris vào năm 1924. Đây là một nhóm liên minh rời rạc của các nhà văn và nghệ sĩ đã gặp gỡ và tiến hành những cuộc phỏng vấn để “tập hợp tất cả những thông tin có thể liên quan tới các hình thức có thể biểu hiện những hoạt động vô thức trong tâm trí.” Dẫn đầu bởi Breton, Hiệp hội này đã tạo ra một nơi lưu trữ kép: một là thu thập hình ảnh của những giấc mơ và một là thu thập những tài liệu liên quan đến đời sống xã hội. Ít nhất phải có hai người quản ký văn phòng mỗi ngày – một để đón tiếp quan khách và một người khác để ghi lại những quan sát và bình luận của quan khách mà sau đó được đưa vào thành một phần lưu trữ. Vào tháng Một năm 1925, Hiệp hội chính thức phát hành mục tiêu mang tính cách mạng được ký bởi 27 người, bao gồm Breton, Ernst và Masson.
Chủ nghĩa Siêu thực rất đồng cảm với tư tưởng chống lại Chủ nghĩa duy lý của Dada, phong trào mà nó đã tiếp nối. Những người theo chủ nghĩa Siêu thực tại Paris sử dụng nghệ thuật như một sự rủ bỏ các diễn biến chính trị bạo lực và để giải tỏa sự bất mãn của họ về một thế giới bất định. Bằng cách sử dụng những hình ảnh kỳ ảo và mơ hồ, các nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm sáng tạo bằng một loạt các phương tiện nhằm gửi gắm tâm tư sâu kín của họ trong những cách lập dị, mang tính biểu tượng, lột trần những nỗi phiền muộn và xử lý chúng qua những phương tiện trực quan.
Mặc dù Chủ nghĩa Siêu thực bắt nguồn từ Pháp, biểu hiện của chúng lại có thể được nhận diện trong lĩnh vực nghệ thuật trên khắp thế giới. Đặc biệt vào những năm 1930 và 1940, rất nhiều nghệ sĩ đã bị cuốn vào vòng xoáy của nó bởi sự gia tăng các biến động chính trị và Thế chiến thứ hai đã khơi dậy nỗi sợ hãi rằng văn minh nhân loại đang trên đà khủng hoảng và sụp đổ. Sự di trú của rất nhiều người theo Chủ nghĩa Siêu thực đến Mỹ trong Thế chiến thứ hai đã lan truyền tư tưởng của họ đi xa hơn. Tuy nhiên, sau chiến tranh, những tư tưởng của nhóm bị thách thức bởi sự nổi lên của Chủ nghĩa Hiện sinh, một trường phái cũng tôn vinh chủ nghĩa cá nhân, nhưng lại dựa trên lý trí nhiều hơn Chủ nghĩa Siêu thực. Trong lĩnh vực nghệ thuật, Chủ nghĩa Ấn tượng Trừu tượng kết hợp với các ý tưởng của những nghệ sĩ Siêu thực và chiếm lấy sự thống trị của họ bằng cách đi tiên phong trong những kỹ thuật mới để biểu hiện sự vô thức. Breton ngày càng trợ nên quan tâm hơn với hoạt động chính trị mang tính cách mạng như là mục tiêu chính của phong trào. Hệ quả là sự phân tán phong trào ban đầu thành những phe phái nhỏ hơn của các nghệ sĩ. Những người theo Breton, như Roberto Matta, tin tưởng rằng nghệ thuật vốn dĩ đã mang tính chính trị. Những người khác, như Yves Tanguy, Max Ernst, và Dorothea Tanning, tiếp tục ở lại Mỹ để tách khỏi Breton. Tương tự như vậy, Salvador Dalí tin tưởng vào trọng tâm của tính cá nhân, đã rút lui về Tây Ban Nha.