Triển lãm tranh của họa sĩ Đông Nam Á

Ngày đăng : 10:11:40 28-07-2023

Tác giả: Nguyễn Khánh Châm (sưu tầm)

Tác giả: Nguyễn Khánh ChâmHÀ NỘITranh của họa sĩ Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia từng chiến thắng tại cuộc thi "UOB Painting of the Year" được trưng bày.

 

Tranh acrylic trên vải "The Water is Wide" của Casey Tan Jie Wei chiến thắng hạng mục Nghệ sĩ không chuyên tại cuộc thi ở Singapore năm 2019. Tranh mô tả cảnh mọi người đang cố gắng bám vào chiếc thuyền giữa biển khi sóng dâng cao, được họa sĩ lấy cảm hứng từ những vụ thảm họa trên khắp thế giới.

Các tác phẩm được giới thiệu dịp cuộc thi UOB Painting of the Year lần đầu tổ chức tại Việt Nam. Thời hạn nhận bài dự thi từ ngày 9/5 đến hết 6/8. Lễ trao giải và trưng bày tranh đoạt giải dự kiến diễn ra vào tháng 10 tại TP HCM. Đây là cuộc thi vẽ tranh thường niên do ngân hàng UOB tổ chức từ những năm 1970, nhằm hỗ trợ các nghệ sĩ ở Đông Nam Á và thúc đẩy nền nghệ thuật khu vực phát triển.

Bức Art Stages Pasar của nghệ sĩ Zhang Chunlei thắng hạng mục Nghệ sĩ thành danh năm 2020. Tranh sơn dầu mô tả một khu chợ ở Singapore trong thời kỳ dịch bệnh, mọi người phải đeo khẩu trang. Tác phẩm truyền tải thông điệp con người có thể vượt qua mọi khó khăn, dịch bệnh nếu đoàn kết.Đại diện ban tổ chức cho biết chấm điểm dựa trên các tiêu chí về thông điệp, tính sáng tạo, bố cục và kỹ thuật.

Bức "Art Stages Pasar" của nghệ sĩ Zhang Chunlei thắng hạng mục "Nghệ sĩ thành danh" năm 2020. Tranh sơn dầu mô tả một khu chợ ở Singapore thời kỳ dịch bệnh, mọi người phải đeo khẩu trang. Tác phẩm truyền tải thông điệp con người có thể vượt qua mọi khó khăn, dịch bệnh nếu đoàn kết.
Đại diện ban tổ chức cho biết chấm điểm dựa trên các tiêu chí về thông điệp, tính sáng tạo, bố cục và kỹ thuật.

Tác phẩm "A Dramatic Cinematic for Our Century" của Keane Tan đoạt giải Nghệ sĩ thành danh năm 2021. Tranh sơn dầu trên canvas, kích thước 120x16,2 cm, mô tả con sóng biển đang cuộn trào theo phong cách đồ họa, lấy cảm hứng từ tranh mộc bản "The Great Wave off Kanagawa" của Hokusai. Keane Tan sử dụng công nghệ để tạo lớp nền in laser và và hoàn thiện bằng lớp sơn dầu. Họa sĩ truyền tải thông điệp con người phải chống chọi với thảm họa thiên nhiên và nhiều vấn đề trong xã hội.

Bức "Persistent Problems" của Apiwat Banler thắng hạng mục Nghệ sĩ thành danh tại giải ở Thái Lan năm 2018. Họa sĩ mô tả mạng lưới đường cao tốc dành cho tàu và ôtô, chồng chéo lên nhau. Apiwat truyền tải thông điệp và tình trạng tắc đường ở Bangkok, những sự cố của hệ thống giao thông công cộng trong bối cảnh đô thị hóa.

Bức "Rhythm of Transformation No.4" của Chaichana Luetrakun thắng hạng mục Nghệ sĩ không chuyên. Họa sĩ sử dụng chất liệu acrylic trên canvas, mô tả bãi xe ôtô phế liệu.

Chaichana Luetrakun thắng ở hạng mục Nghệ sĩ thành danh năm 2019 với bức "Wastescape", mô tả bãi rác thải điện tử. Ở phần giới thiệu tác phẩm, họa sĩ viết: "Phế thải kim loại là kết quả của sự đổi mới công nghệ, rất khó loại bỏ. Tôi mong cộng đồng nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nhiều khía cạnh"

Cùng năm, bức tranh thêu trên vải nhung "Joyous Ordination Procession under COVID-19 Shadows" của Thanapon Datoomma đoạt giải ở hạng mục "Nghệ sĩ không chuyên". Tác phẩm mô tả lễ xuất gia của chàng trai trẻ ở Thái Lan trong thời dịch.

Năm 2021, "Standpoint No.2" của Jeanjira Khodchawat là tác phẩm giành chiến thắng. Sử dụng kỹ thuật dán trên canvas, họa sĩ khắc họa niềm ao ước của con người trong thời dịch - được tự do đi lại khắp nơi mà không cần đeo khẩu trang hay giãn cách. Theo họa sĩ, mỗi hình dán dấu chấm đại diện cho một chấm sàng lọc không nhiễm Covid-19 khi ra vào các địa điểm.

"Land of Happiness" của Vachira Kronthong, nằm trong số tác phẩm đoạt giải năm 2021. Kronthong mô tả khu rừng rậm với các loài động vật bằng màu sắc rực rỡ của acrylic và kỹ thuật đính vải. Tác giả muốn truyền tải thông điệp về bảo tồn thiên nhiên.

Tác phẩm "Isolated Garden" của Prabu Perdana giành chiến thắng ở Indonesia năm 2020. Tác giả lấy ý tưởng từ khao khát được làm việc giữa một khu vườn đầy cây xanh trong thời dịch. Những vật dụng cá nhân nằm rải rác khắp nơi. Khung cảnh có nhiều điểm tương đồng khu vườn đá ở Bandung - vùng cao nguyên thanh bình của Indonesia.

Bức "Bunga Moyang" của Nurul Asikin Binti Roslan đoạt giải hạng mục "Nghệ sĩ không chuyên" tại cuộc thi ở Malaysia năm 2019. Tác phẩm dạng xếp giấy origami nhưng sử dụng lá dứa và cọ - hai loại lá đặc trưng của Malaysia. Nurul cũng áp dụng kỹ thuật in mực lino để in dạng hình học lên bề mặt origami nhằm tăng sự đối xứng, hài hòa. Qua tác phẩm, họa sĩ muốn đề cao văn hóa, phong tục truyền thống của người Malaysia.

 

 

Tags: