Triển lãm Nguyện giới thiệu phần lớn tác phẩm trong dự án Đền Nguyện Mẫu của nghệ sĩ, nhà lý luận phê bình và nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Nguyễn Quân.

Triển lãm gồm 24 tác phẩm hội họa sơn dầu, 6 tác phẩm điêu khắc gốm, đá và một phần mô phỏng tác phẩm điêu khắc kiến trúc đền Nguyện Mẫu đang được Dự án Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Sóng Mây phát triển.
Ý tưởng xuyên suốt dự án là đức tin, sự sùng kính tính nữ và lịch sử mỹ thuật cùng ký ức lưu giữ từ “bức tranh” trải nghiệm cuộc sống, suy tôn cơ thể và linh hồn người nữ thuộc các thời đại cổ xưa đến nay, các chủng tộc, các độ tuổi và các châu lục xa xôi đến địa lý gần cận đi ra từ quan sát của Nguyễn Quân.
Theo đó, Nguyện là công trình nghệ thuật tổng hòa kiến trúc, cảnh quan, hội họa, điêu khắc, âm thanh, ánh sáng. Ý tưởng và phần lớn tác phẩm được sáng tác, thực hiện bởi nghệ sĩ Nguyễn Quân và dự án Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Sóng Mây, giám tuyển Vũ Hồng Nguyên trong 4 năm 2020 - 2024.
Dự án nhằm tạo dựng nơi chốn nghệ thuật đương đại trong không gian Bảo tàng Sóng Mây, tạo trải nghiệm thẩm mỹ nghệ thuật và tâm tình, tâm linh.
Với triển lãm Chuyển động trong tĩnh lặng, dự án Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Sóng Mây giới thiệu tác phẩm của nghệ sĩ Nhật Bản Katsumi Mukai. Ở tuổi 79, Katsumi Mukai vẫn tràn đầy năng lượng sáng tạo.
Trong triển lãm cá nhân này, nghệ sĩ mang tới 6 tác phẩm/cụm tác phẩm điêu khắc gỗ và 25 tác phẩm hội họa được sáng tác từ tháng 7 - 10.2024 tại Hà Nội. Đáng chú ý là loạt tranh chì với những tác phẩm kích thước lớn (153 x 246cm), từ cảm xúc "chạm vào tĩnh lặng", đắm say với thế giới âm sắc của tự nhiên.
Katsumi Mukai chia sẻ, tâm hồn nghệ sĩ giúp ông nhìn thấy màu của gió, ngửi thấy mùi của mây và nghe thấy những tia nắng mặt trời… Có những âm thanh không thể nghe thấy nhưng có thể cảm nhận được, như tiếng tuyết rơi, tiếng dung nham chảy dưới lòng đất, hay tiếng thở của cây cối...
"Tôi luôn cảm nhận được chuyển động trong tĩnh lặng ở tất cả các hiện tượng tự nhiên. Và rồi tôi phóng chiếu tâm hồn mình - tĩnh lặng nhưng cũng đầy mãnh liệt và sống động lên gỗ và giấy", Katsumi Mukai bộc bạch.
Triển lãm khai mạc chiều 15.11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Chương trình trò chuyện nghệ thuật sẽ diễn ra chiều 17.11.
Thông qua triển lãm 'Nguyện', nữ họa sĩ Lê Như Nguyện muốn truyền tải thông điệp về giá trị yêu thương và sống hết mình cho hiện tại.
Lê Như Nguyện vừa ra mắt triển lãm Nguyện tại Hội Mỹ thuật TP.HCM. Đây là triển lãm đầu tiên trong sự nghiệp hội họa của nữ họa sĩ, trưng bày 25 tranh sơn dầu, 25 tranh acrylic, 8 tượng gốm và 10 phác thảo nhỏ.
Một góc triển lãm tranh của Lê Như Nguyện.
Chia sẻ với VietNamNet, Lê Như Nguyện nói các tác phẩm đều xuất phát từ cảm xúc cá nhân. Cô chọn các tông màu rực rỡ, bố cục chặt chẽ thể hiện tinh thần sống lạc quan, tích cực.
"Cuộc sống bộn bề, nhiều người phải lo nghĩ cơm áo gạo tiền mà đôi khi không biết sống vì điều gì, có ý nghĩa hay không. Tôi nghĩ mọi thứ sẽ được xoa dịu, an ủi hơn nếu xuất phát từ tình yêu thương. Tôi muốn gửi gắm điều đó qua các bức tranh", cô nói.
Như Nguyện vẽ với tâm thế tự do, không bó buộc đề tài. Cô chủ yếu diễn tả hình thái cảm xúc, với những vui buồn, mộng ảo và cả nỗi cô đơn. Họa sĩ cũng dành vài bức để vẽ mèo - loài vật mình yêu thích. Có tác phẩm cô vẽ từ năm 2021, song đa phần được hoàn thiện từ sau Tết.

Nữ họa sĩ ảnh hưởng phong cách từ các danh họa Marc Chagall, David Driskell, Allan Paul… và cả cha mình - nhà thơ Phạm Tường Bá ở chất trữ tình. Cô không phân biệt trường phái khi vẽ vì quan niệm mọi thứ trong nghệ thuật, đặc biệt là hội họa đều xuất phát từ cảm xúc.
Trong khi mỗi họa sĩ đều chọn gu riêng để theo đuổi, Như Nguyện quan niệm có phần khác biệt. Cô suy nghĩ mỗi giai đoạn sống, con người sẽ có những suy nghĩ khác và do đó cách vẽ cũng sẽ thay đổi. Do đó, cô thấy không cần thiết phải bó buộc mình vào khuôn khổ.

Nữ họa sĩ nói đến với hội họa như một sự lựa chọn quan trọng của cuộc đời. Qua từng bức tranh, cô tìm được cảm giác "an" trong suy nghĩ. Như Nguyện quan niệm khi lòng an sẽ dễ dàng cảm nhận niềm vui và hạnh phúc.
"Ai cũng có nhu cầu được yêu thương, tôi cũng vậy, muốn được yêu thương, được nâng niu, đôi khi chỉ cần một cái ôm là đủ vượt qua tất cả. Và tôi gửi tất cả mong muốn yêu thương đó vào các tác phẩm", nữ họa sĩ trải lòng.
Năm 2010 Lê Như Nguyện thi vào khoa Hội họa của ĐH Mỹ thuật TP.HCM và tốt nghiệp năm 2015. Cô tham gia nhiều triển lãm nhóm, triển lãm báo cáo trại sáng tác, triển lãm khu vực đồng bằng sông Cửu Long… trước khi trở thành hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM năm 2022. Ngoài sơn dầu và acrylic, Lê Như Nguyện còn vẽ sơn mài, làm gốm và dạy mỹ thuật.
Một số tranh trong triển lãm




