Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Hội Mỹ thuật Hà Nội (*) tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng sáng tác về đề tài xây dựng thủ đô trong thời kỳ đổi mới“ Nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng sáng tác các tác phẩm nghệ thuật và đẩy mạnh sáng tạo các tác phẩm đáp ứng yêu cầu cho triển lãm Mỹ thuật thủ đô năm 2024.
“Xây cầu vượt nội đô” (Sơn dầu) Nguyễn Văn Chiến Triển lãm MTTĐ năm 2013
1. Hà Nội nằm trên đất “địa linh nhân kiệt” ngàn năm Văn hiến, là nơi Kinh đô –Thủ đô của nhiều thời đại. Mỗi thời đều ghi dấu ấn của mình. Thăng Long –Hà Nội đã trở thành bề dày lịch sử. Hà Nội đã sớm là trung tâm của cả nước về : Chính trị- Kinh tế - Văn hóa –Quân sự, - Ngoại giao. Hà Nội là hội tụ tinh hoa Văn hóa Nghệ thuật truyền thống và hiện đại, mang phong cách với bản sắc dân tộc phát triển và lan tỏa.. Thăng Long - Hà Nội là nơi tập trung nhiều Phố nghề, làng nghề, có nhiều Di tích LVH, nhiều lễ hội truyền thống duy trì và phát huy đến nay. Hà Nội nơi có nhiều thế hệ nghệ sĩ tài năng của của Việt Nam. Hà Nội với vai trò thủ đô, tập trung mọi mặt quan trọng của đất nước. Là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế. Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (ngày 16 tháng 7 năm 1999). Khu Hoàng thành Thăng Long cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Bản đồ hành chính Thành phố Hà Nội mở rộng
2. Hà Nội thay đổi sau sát nhập địa giới, đưa thủ đô phát triển, mở rộng Đề tài sáng tác với VHNT Thủ đô
Trải qua lịch sư, Thăng Long - Hà Nội cũng đã nhiều lần thay đổi,tách nhập địa giới và tên gọi (về Dư địa chí). Song ở đây chứng tôi đi vào là: sự sát nhập mở rộng địa giới hành chính Hà Nội từ năm 2008 đến nay. Theo UBND TP Hà Nội, thời điểm mở rộng địa giới hành chính được hợp nhất là từ ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 15 Quốc hội - khóa XII, 2008 điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2008. Toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (của tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội). Tính tới nay: Toàn thành phố Hà Nội là 175 phường, 1 thị xã, 383 xã và 21 thị trấn, diện tích 3.358,59 km2, có 8.053.663 dân, mật độ dân số (2.398 người/km²) Hà Nội sau khi mở rộng là thủ đô, là thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam. và nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới.
Đến nay, Hà Nội mở rộng đã qua 16 năm phát triển (2008 - 2024), Hà Nội ngày càng đóng vai trò quan trọng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển của đất nước. Hà Nội đã không ngừng, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, và ngày càng xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại. Hà Nội có các vùng kinh tế trọng điểm, tăng gấp 1,12 lần so với mức tăng chung cả nước. Hà Nội có sự thay đổi rõ rệt, với xây dựng nhiều công trình giao thông, cầu đường, nhà ga, đường sắt trên cao, sân bay, các khu nhà cao tầng, công sở, trung cư, khu đô thị. Những công trình đô thị nằm ở khắp các quận, huyện, hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng ngay sau giai đoạn
Hà Nội sáp nhập.. Cầu Nhật Tân qua sông Hồng Đường Võ Nguyên Giáp (nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài). Hay đầu tư cho lĩnh vực vận tải hành khách công cộng. ở Thủ đô là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên: Cát Linh - Hà Đông vận hành từ cuối năm 2021, trở thành phương tiện công cộng. Việc mở rộng địa giới hành chính đã thúc đẩy tốc độ đô thị hiện đại, của thành phố. Tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nội, là động lực phát triển đối với kinh tế của đất nước. Song do dân số tăng nhanh, đặt ra nhiều thách thức, nên ngoài những mặt tích cực, còn có những tồn tại càn khắc phục (**).
“Xây dựng cầu Vĩnh Tuy” (Sơn dầu) Nguyễn Văn Chiến Triển lãm MTTĐ năm 2009
Từ Hà Nội 36 phố phường (xưa), đến Hà Nội mở rộng (nay) đã chuyển mình rõ rệt, có nhiều đổi thay, tác đóng đên nhiêu mặt phát triển mới của Hà Nội. Ngành Du lịch được chú trọng phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hà Nội với nền ẩm thực, có nhiều món ăn ngon, đặc sắc thu hút khách du lịch. Đồng thời khôi phục các ngành nghề truyền thống. Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn thủ đô, thúc đẩy kinh tế xã hội. Đội ngũ VHNT (Hà Tây cũ) nhập vào Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội thêm đóng và mạnh (HMT đã có trên 500 hội viên). Hà Nội mở rộng đã mở ra nhiều đè tài cho sáng tác VHNT Thủ đô.
3. Mở rộng nhận thúc đề tài xây dựng sáng tác và Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô.
Hội Mỹ thuật Hà Nội, được kế thừa phát triển truyền thống và Hiện đại. Trong đó có nhiều họa sĩ, điêu khắc sáng tác, có nhiều người nổi danh, góp phần to lớn vào xây dựng nền Mỹ thuật nước nhà. Hội hoạt động ngày càng mang tính chuyên nghiệp và phát triển. Mỹ thuật Thủ đô với một đội ngũ nghệ sĩ tạo hình mạnh và đông đảo. hoạt động sôi nổi, luôn yêu nghề, kế thừa tinh hoa nghệ thuật tạo hình Dân tộc và Thế giới. Lấy nội dung cuộc sống hiện thực, con người, thiên nhiên đất nước làm nguồn cảm xúc tạo hình, phản ánh theo cách nhìn, cách nghĩ của người Hà Nội tạo dựng tác phẩm. Sáng tác với những yêu cầu và quan niệm mới của thời đại, đưa Mỹ thuật Thủ đô phát triển.
Để nang cao chất lượng sáng tác, Hội đã có nhiều cố gắng, mở cách hoạt động, tổ chức đi thực tế, lập trại sáng tác được hội viên hưởng ứng. Nhiều “Chuyến đi thực tế một ngày”để hội viên tiếp cận với những Thắng cảnh, Di tích Lịch sử Văn hóa, nghệ thuật truyền thống, tiếp cận những nơi sản xuất, xây dựng, để thâm nhập cuộc sống, khơi nguồn đề tài và cảm hứng sáng tác. Lấy đầu quý 4, tổ chức “Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô” (MTTĐ) trưg bày công bố tác phẩm. Triển lãm MTTĐ khắc hẳn các triển lãm khác là: hội tụ, trưng bày những sáng tác mới, của các tác giả Hà Nội, với chủ yếu tác phẩm phản ánh về đề tài Hà Nội. định kỳ hàng năm vào dịp chào mừng kỷ niệm ngày GPTĐ10 -10,.đã thành truyền thống, không thể thiếu trong đời sống văn hóa tạo hình của Thủ đô. Ngoài ra, các tác giả Hội viên còn tham dự nhiều triển lãm khác (trong nước và nước ngoài), hoặc triển lãm cá nhân. là sự hoạt động nhiệt tình của giới Mỹ thuật Thủ đô.
Nghệ thuật là đa dạng và phong phú. nảy sinh những quan niệm, khuynh hướng, đề tài là quy luật phát triển. Sự đòi hỏi đổi mới, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, nâng cao chất lượng nghệ thuật, phát triển phong cách tác giả. Thúc đẩy những quan niệm nghệ thuật đổi mới. Đề cao bản sắc dân tộc. Từng bước hội nhập với mỹ thuật thế giới. Trân trọng mở rộng sáng tác gắn với cuộc sống. Những đặc điểm điều kiện Hà Nội, thôi thúc trách nhiệm sáng tạo, tác động vào phát triển Mỹ thuật, để ngày càng làm đậm nét Mỹ thuật Thủ đô.
” X ây dựng cầu Thanh Tri” (Sơn dầu) Nguyễn Văn Chiến Triển lãm MTTĐ năm 2008
Tự do sáng tác, tìm cái mới cho nghệ thuật, mọi tài năng phát huy, mở ra diện mạo mới, đa dạng. Những vấn đề đổi mới nghệ thuật, mở rộng dề tài sáng tác, có nhiều tranh về thủ pháp, về kỹ thuật, hình thức biểu hiện ngôn ngữ it nhiều gây được những ấn tượng đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn tranh thiếu chiều sâu, thiếu sinh động. Hoặc chưa đi sâu "tư duy hình tượng” mà dẫn đến kém hiệu quả. Song với phươn châm bám sát cuộc sống hiện thực, các họa sĩ, điêu khắc đi vào nhiều đề tài, khai thác nhiều khía cạnh trong đời sống, sinh hoạt, phong tục, lễ hội, lịch sử đấu tranh cách mạng, sản xuất, chiến đấu và xây dựng, đến các loại chân dung, phong cảnh Hà Nội. Có nhiều cách nhìn độc đáo trong cách xử lý chất liệu, cách tiếp cận hiện thực và chuyển hóa thành tác phẩm. Những cảm xúc sáng tạo nghệ thuật mà mỗi tác giả đưa lại những hiệu quả mới về thẩm mỹ tạo hình. Cho thấy những khởi sắc mới của MTTĐ, ngày càng có ý thức đổi mới, vươn lên trong sáng tác. Vẫn luôn đòi hỏi những tác phẩm chất lượng. có giá trị cao về nghệ thuật.
Hà Nội đã chuyển mình, thay đổi rõ rệt về xây dựng ngay sau khi sáp nhập mở rộng địa giới, nổi rõ là các “đề tài” như: “Xây dựng các công trình giao thông Cầu – Đường” (Xây dựng Cầu qua sông Hồng: như cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân. Cầu vượt đường nội đô. như nhiều cầu qua các tuyến phố, hay các Cầu vượt đường qua các quận, huyện. Xây dựng Đường sắt trên cao gồn tuyến đường và Nhà ga, Các Bến Xe hành khách, Sân bay Hàng không Nội Bài), “Xây dựng các khu Nhà nhiều tầng, cao ốc” (Khu đô thị.Trung cư, Công sở, Du lịch, Chợ, nhà hàng, Trường học, Bệnh viện ở các quận, huyện) Thế nhưng “đề tài” này vẫn còn ít được sáng tác?.vì khó vẽ chăng? Mặc dầu Triển lãm MTTĐ trưng bày những sáng tác mới, chủ yếu phản ánh về đề tài Hà Nội.
Trước sự Hà Nội phát triển mở rộng địa giới, Mỹ thuật Thủ đô cũng được mở rộng đề tài, để nghệ sĩ tìm hiểu, sáng tác. Vẽ cái gì? và vẽ như thế nào? là khai thac nội dung đề tài cuộc sôgs, và để Vẽ cho hay cho đẹp? chuyển hóa thành tác phẩm. Do vậy mục đích hàng đầu là: chất lượng nghệ thuật . Từ năm 2011- đến 2023 (trừ năm covít). Hội Mỹ Thuật Hà Nội đã in được các tập Tranh- Tượng “Triển Lãm Mỹ Thuật Thủ Đô” hàng năm. Các cuốn sách đã ghi nhận về sáng tác. Nó còn giúp cho Nghiên cứu và Phê bình Mỹ thuật có tư liệu sinh động. Để ngày một tốt hơn, thì trước nhất vẫn là cần nâng cao chất lượng sáng tác cho TL MTTĐ hàng năm, và nâng cấp in ấn, để xuất bản thành sách Mỹ thuật đáp ứng nhu cầu Công nghiệp Văn hóa.
Thành tựu Mỹ thuật là sự nỗ lực tích cực của hội viên, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ tạo hình của công chúng yêu nghệ thuật. Sự phát triển của Mỹ thuật Thủ đô góp vào xây dựng con người văn hóa ở Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. Ta hy vọng và đặt niềm tin vào sự nâng cao chất lượng sáng tác với những đổi mới, xây dựng Thủ đô phát triển.(NVC)
Chú thich:
Minh họa 3 tranh sơn dầu, sáng tác về đề tài xây dựng: 1“Cầu vượt nội đô” và 2 “Cầu vượt sông Hồng” đã trưng bày ở 3 TL MTTĐ các năm 2008, 2009 và 2013 của HS Nguyễn Văn Chiến
(*) Nghị quyết số 09 NQ/TU ngày 22 tháng 2 năm 2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển Công nghiệp Văn hóa trên địa bàn thủ đô giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045” và nghị quyết đại hội 13 Hội Mỹ thuật Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025
(**) Còn tồn tại một số vấn đề. Hà Nội là địa phương đông dân, có mật độ dân số cao đã gây áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, y tế, giáo dục, môi trường, nhà ở. Một số dự án trọng điểm phải lùi tiến độ, đội vốn ngân sách. Để giảm tải hạ tầng đô thị, Hà Nội cũng đặt mục tiêu di dời nhà máy, xí nghiệp, trụ sở bộ ngành khỏi nội đô còn chậm, triển khai vẫn ì ạch. Còn tồn tại khu chung cư cũ, nhà ở cũ hư hỏng, gặp nhiều khó khăn thiếu các giải pháp, cơ chế khắc phục. Quản lý trật tự xây dựng đô thị kém, có nhiều vụ cháy. Về đất đai, khu đất vàng, cơi nới, nâng tầng, hay xây các nhà cao tầag, khu đô thị mới trong nội đô. Trong khi dân số không giảm, lại thêm dân nơi khác đến ở, càng tăng mật độ lên. Sự ùn tắc giao thông. nước thải, sông chết, hồ ô nhiễm, Hoặc khi mùa mưa bão còn ngập úng sông hồ, đường xá, khu dân cư, cần xử lý, thoát nước….