Những giải pháp Nâng cao chất lượng tác phẩm mỹ thuật trong Triển lãm Mỹ thuật thủ đô

Ngày đăng : 13:29:02 05-04-2023

Tác giả: Đặng Thanh Vân

Năm nay kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hoá Việt Nam, đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh khẳng định: Văn hoá còn, dân tộc còn... Cùng với nhiều sự kiện kỉ niệm của thành phố và nhà nước. Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo: làm thế nào để nâng cao chất lượng các tác phẩm Mỹ thuật trong Triển lãm Mỹ thuật thủ đô là một việc làm cần thiết và có giá trị về mặt học thuật và đường lối, thiết thực trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao chất lượng tác phẩm nghệ thuật, và đưa phong trào sáng tác MTTĐ ngày càng chuyên nghiệp, là mục đích vươn tới của chủ tịch Hội MTHN Và Ban chấp hành Hội MTHN trong nhiều năm qua.
Tôi làm việc tại Viện Mỹ thuật từ khi tốt nghiệp Đại học Tông hợp, cho đến khi về hưu (năm 2012). Năm 2010, được anh em hội viên Hội Mỹ thuật Hà Nội bầu vào (BCH HMTHN). Tôi đã được kết nạp vào hội MTHN, từ năm 1995, chuyên ngành Lý luận, từ khi nhà Văn Tô Hoài còn làm chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội. Thẻ hội viên của tôi còn chữ ký của Nhà Văn Tô Hoài. Nhưng do đặc thù công việc là cán bộ Nghiên cứu Mỹ thuật nhiều năm, bận làm việc nghiên cứu Mỹ tại VMT và tham
gia các hội thảo khoa học của chuyên nghành Lý luận Hội Mỹ thuật Việt Nam; Nên ít có thời gian để tham gia và quan tâm đến những hoạt động của Hội MTHN.
Tôi thực sự quan tâm đến các hoạt động của Hội Mỹ thuật Hà Nội từ năm 2010.
(tuy có tham gia từ xa những hoạt động của Hội MTHN từ khi giáo sư Nguyễn Đỗ Bảo là chủ tịch Hội MTHN. Tham gia viết cuốn: Một thời Hà Nội, do tiến sỹ giáo sư Nguyễn Đỗ Bảo là chủ biên, cùng viết chung với nhóm chuyên ngành lý luận Hội MTHN gồm 9 tác giả. Sau đó tham gia cuộc thi sách của hội MTVN được tặng giải B. Sở dĩ tôi vào đề hơi dài dòng thế này, để nhấn mạnh một điều: do có 10 năm (đi sâu, đi sát), tham gia và chứng kiến các hoạt động của hội MTHN. Triển lãm Mỹ thuật thủ đô suốt 11 năm qua, và cả năm 2022 vừa rồi, nên tôi hiểu khá sâu sắc các triển lãm MTTD. Tôi luôn phải làm một nhiệm vụ là: viết Lời giới thiệu Triển lãm MTTD, và viết một bài nhận định và bình luận về cuộc triển lãm MTTD hàng năm, đăng trong tạp chí Tản Viên Sơn ( tạp chí của Liên hiệp VHNT, và đăng ở tạp chí Mỹ thuật, tạp chí đầu ngành của hội MTVN). Và tôi đã hiểu khá sâu sắc các hoạt động của Hội MTHN 11 năm qua. Có thể nói, các triển lãm thường niên 10 tháng 10, đã được tổ chức 52 năm. Triển lãm MTTĐ năm 2022, là triển lãm lần thứ 52. Một nửa thế kỷ đã trôi qua, Triển lãm mỹ thuật thủ đô có một bề dầy đáng kể, và có những thành tựu đáng ghi nhận.
Triển lãm là hoạt động rõ ràng, sâu sắc, cụ thể nhất, của Hoạt động MTTD, mà lãnh đạo thành phố, ban Tuyên giáo thành ủy, hội LHVHNT Hà Nội, thấy rõ nhất. Bởi để có cuộc Triển lãm thường niên 10/10, thì chủ tịch hội MTHN, và BCH phải tổ chức các trại sáng tác nhóm: hội họa, điêu khắc, gồm từ 15-20 họa sĩ, tập trung đi trại, Tam Đảo (nhà sáng tác của Bộ Văn hoá), hoặc kết hợp với các tỉnh tổ chức trại ở Huế, Nha Trang, Đà lạt. Và năm nào cũng tổ chức những cuộc đi thực tế một ngày. Có khoảng từ 70-80 hội viên được đi thực tế, đến một ngôi chùa, ngôi đình, một làng cổ, một vùng biển miền Bắc, miền trung, miền Nam...để các họa sĩ chụp ảnh, vẽ ký họa trực tiếp, đó là nguồn tài liệu dồi dào cho các họa sĩ về Hà Nội dựng tranh, nặn tượng, hoặc sáng tác các bức tranh in, khắc gỗ... để tham gia trưng bầy các Triển lãm MTTD hàng năm. Theo quy định của BCH là chỉ trưng bầy các bức tranh mới sáng tác trong 02 năm. Và chủ đề là vẽ về chân dung con người, Phong cảnh, Lễ Hội thủ đô và vùng phụ cận (ngoại ô); Những hoạt động lao động, sản xuất, xây dựng thành phố đang mở rộng và phát triển từng ngày. Nhưng rồi quy định đó được mở rộng: có thể vẽ về đề tài miền núi, về cuộc đấu tranh để bảo vệ biên cương, vùng trời, vùng biển của cả nước. Và vẽ chân dung các vị lãnh tụ, các anh hùng có công dựng nước và giữ nước...sở dĩ đề tài ngày càng được mở rộng như vậy, là vì: Tính chất của Hội Mỹ thuật Hà Nội, và hội Mỹ thuật TW, là: Hội chính trị và nghề nghiệp. Chính vì sự mở rộng đề tài này làm cho các Triển lãm MTTD những năm gần đây phong phú về đề tài. Và các họa sĩ, và nhà điêu khắc được mở rộng khả năng vẽ, nặn, miêu tả đời sống của nhân dân các vùng miền, nơi họ đã được đi thực tế lấy tài liệu, và đi dự những trại sáng tác do Hội MTHN liên kết với các Hội MT của các tỉnh thành trong nước. Và Triển lãm MTTD ngày càng nhiều màu sắc hơn,
hấp dẫn hơn. Nhiều tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao hơn. Đặc điểm nổi bật nhất của hoạt động Mỹ thuật thủ đô là Triển lãm Mỹ thuật thủ đô Hàng năm. 10/10. Ngày giải phóng thủ đô, muốn thấy “... thành công rực rỡ của Triển lãm 10/10 hàng năm” , tôi xin đưa ra một số giải pháp sau. Nhà Văn phải có chất liệu sống, vốn sống để viết lên những tác phẩm bất hủ. Các nhạc sĩ, nghệ sĩ Nhiếp ảnh phải có chất liệu sống, mới sáng tác ra những bản nhạc, bài hát, những bức ảnh để đời. Các họa sĩ, nhà điêu khắc cũng thế, họ phải được trải nghiệm cuộc sống: được đi thăm miền núi phía Bắc mùa: hoa đào, hoa mận, hoa cải nở vàng rực vào mùa xuân; Đi thăm các vùng biển tuyệt đẹp của miền trung, miền Nam nước ta như Quảng Bình, Nha Trang,
Vũng Tàu, và vùng khí hậu ôn đới tuyệt đẹp, thành phố Đà Lạt thung lũng ngàn hoa, phố cổ Hội an...và các nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, và con đường Trường Sơn huyền thoại.
- Ngày xưa các cụ họa sĩ thời Mỹ thuật Đông Dương, khóa Kháng chiến, được đi nhiều lắm, nên các cụ mới có những tác phẩm để đời như vậy và được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia, và nhiều bảo tàng nổi tiếng ở nước ngoài như Pháp, Mỹ, Đức, Anh, Thuỵ Điển, Hồng kông, Singapore...
- Có nhà lý Luận người Mỹ viết: Nghệ thuật sinh ra từ cái đẹp, từ sự lãng mạn, từ trí tưởng tượng của nghệ sĩ... Nhưng nghệ thuật muốn tồn tại và phát triển phải được nuôi dưỡng bằng tiền bạc. Họa sĩ có nhiều ý tưởng (hay ho, vĩ đại), anh ta đã làm một phác thảo tranh Sơn mài hoành tráng, anh ấy cần 500 lá vàng quỳ, để miêu tả không gian hoàng hôn trong cánh rừng thật lộng lẫy, và óng ánh, sâu thẳm...nhưng anh ấy
không đủ tiền để mua 500 lá vàng quỳ ấy, thì ý tưởng làm tranh óng ánh, lộng lẫy, sâu thẳm, cũng đành để trong đầu, trong ý tưởng, khó thành hiện thực. Cái khó bó cái khôn.
- Nếu họa sĩ nào có sự may mắn, cộng với tài năng, có thể bán được tranh, và có được một số tiền nhất định để mua toan, mua vóc, mua màu, sơn dầu, mua loại lụa thật đẹp, hay đồng, sắt, gỗ chất lượng cao...thì những ý tưởng làm tranh mới thành hiện thực. và những bức tranh đẹp mới tiếp tục ra đời để phục vụ thẩm mỹ của dân chúng, phục vụ ý muốn sưu tầm tranh của các nhà sưu tập, của Việt Kiều, của người
nước ngoài yêu tranh của các hoạ sĩ Việt Nam, của những người Việt Nam trong nước yêu tranh và muốn lưu giữ những bức tranh đẹp có giá trị Nghệ thuật cao.
- Có một số họa sĩ trẻ khoe với tôi: cháu được bảo tàng Bắc Kinh mua tranh sơn mài, có bạn nữ họa sĩ kể: tranh sơn mài của em được Bảo tàng Vũ Hán mua...Nhưng những họa sĩ như vậy không nhiều, không phải là số đông. Nhưng người Việt ngày càng yêu tranh đương đại của các hoạ sĩ Việt Nam, và chính họ đã bỏ tiền ra mua tranh của các hoạ sĩ trẻ để trang trí cho công sở, khách sạn, và ngôi nhà ở của
chủ nhân cho thêm đẹp và lộng lẫy. Nhu cầu thưởng thức Văn hoá ngày càng cao, là điều đáng mừng của nhân dân thủ đô.
 
- Ta lại quay lại triển lãm Mỹ thuật thủ đô: làm thế nào để nâng cao chất lượng các tác phẩm Mỹ thuật trưng bầy ở triển lãm 10/10 hàng năm. Vì đây là một triển lãm có tính chất chính trị, nghề nghiệp, nên lãnh đạo thành phố Hà Nội: UBND thành phố, sở Văn hóa Hà Nội phải đầu tư thêm (tiền, bạc), để họa sĩ mua toan, màu, họa phẩm; Thì những bức tranh đẹp nhất về Hà Nội năm 1946, Hà Nội ngày giải phóng thủ đô, hay Hà Nội năm 1972 mới ra đời, và sông Hồng hát, mới đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo thành phố, làm thỏa mãn thị hiếu thẩm mỹ của đông đảo người yêu tranh Hà Nội.
*Những giải pháp cụ thể để nâng cao những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
1. Xin hãy bỏ chế độ đầu tư đồng đều: 3-4 triệu/ một tác phẩm của một họa
sĩ, đầu tư bình quân ở đây không giải quyết được vấn đề cốt lõi nhằm mục đích nâng cao những tác phẩm nghệ thuật có giá trị; Ngày nay đời sống của các nghệ sĩ đã được nâng cao so với 20 năm trước. Sự đầu tư bình quân chủ nghĩa, không thể có những tác phẩm đỉnh cao, có giá trị nghệ thuật như mong muốn của nhà lãnh đạo Nghệ thuật, và công chúng thưởng thức Mỹ thuật.
2. Ngoài triển lãm thường niên mùng 10/10. Đề nghị hàng năm nên tổ chức thêm một số triển lãm chuyên đề để lựa chọn thêm những tác phẩm tốt để bày trong TLMTTD.
3.Thi phác thảo theo một chủ đề nhất định, thành lập hội đồng nghệ thuật để chọn ra những phác thảo tốt: có giá trị nghệ thuật cao, và có nội dung tốt, để đầu tư.
4.Tăng tiền giải thưởng các tác phẩm được tặng giải thưởng trong triển lãm MTTĐ hàng năm.
5. Duy trì trại sáng tác cho các tác giả được giải thưởng đã làm từ xưa đến nay.
6.Chú ý tới sự đầu tư cho ngành lý luận phê bình Nghệ thuật: tổ chức các
hội thảo khoa học, in các kỷ yếu hội thảo, đầu tư cho những quyển sách có giá trị về phê bình Nghệ thuật.
7.Ưu tiên mở rộng cho các hoạ sĩ trẻ (chưa là hội viên), được trưng bầy tác
phẩm. Vì đây là nguồn tác giả tác phẩm có chất lượng cao, được trưng bầy tác phẩm để có điều kiện cần và đủ, để được kết nạp vào Hội. Những năm gần đây Hội MTHN luôn là nơi phát hiện và ươm mầm các tài năng Mỹ thuật trẻ. Nhiều giải thưởng được trao tặng cho các hoạ sĩ trẻ.
+ Trên đây là những ý kiến cá nhân của riêng tôi, kính mong Chủ tịch Hội Mỹ thuật và Ban chấp hành Hội, tham khảo và đề ra cách thực hiện, để những tác phẩm của các hoạ sĩ và nhà điêu khắc trong hội MTTĐ ngày càng có tính chuyên nghiệp. Và chất lượng các tác phẩm nghệ thuật ngày càng được nâng cao; Đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật càng cao của nhân dân thủ đô, và nhân dân cả nước. Chúc hội thảo thành công tốt đẹp./.
 
Đặng Thanh Vân
(Nguyên ủy viên BCH Hội Mỹ thuật từ năm 2010-2022)

Tags: