Nói về Nguyễn Gia Trí, ông sinh năm 1908 mất năm 1993. Ông là một trong những họa sĩ nổi tiếng đi đầu trong việc tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới cho Việt Nam. Với những nét vẽ thanh lịch và những tư tưởng mới về nghệ thuật sơn mài. Cũng chính vì thế mà ông được mệnh danh là “cha đẻ của tranh sơn mài tân thời Việt Nam”.
Tác phẩm “Vườn xuân Trung Nam Bắc” được cố hoạ sĩ Nguyễn gia trí tạo nên bằng 9 mảnh ván ghép lại. Đặc biệt bức hoạ được hoàn thành trong khoảng 20 năm (1969- 1989). Và đây cũng là bức tranh cuối cùng của ông.
Bức tranh sơn mài khổ lớn “Vườn xuân Trung Nam Bắc” lấy đề tài là vẻ đẹp của người phụ nữ với sự xuất hiện của phụ nữ 3 miền Bắc – Trung – Nam.
Trong bức hoạ các thiếu nữ với trang phục truyền thống của từng vùng đang cùng nhau vui ca hát. Thể hiện cho sự đoàn kết, sức sống tràn đầy giữa mùa xuân trong một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn bao la. Năm 2013, Tác phẩm này được công nhận là “Bảo vật quốc gia” và bị cấm mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Tiếp theo không thể không nhắc đến bức tranh sơn dầu thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân.
Tô ngọc vân – một trong những hoạ sĩ đời đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Ông được xem là bậc thầy của phong cách vẽ tranh sơn dầu và chính ông cũng là người đã đem chất liệu này vào Mỹ thuật Việt Nam.
Ông là niềm tự hào của của làng hội họa Việt Nam với rất nhiều tác phẩm hội họa đặc sắc mang tầm quốc tế. “Thiếu nữ bên hoa huệ” là một trong những tác phẩm xuất sắc như thế.
Tranh thiếu nữ bên hoa huệ được vẽ năm 1943 được coi là một kiệt tác. Bức tranh mô tả một thiếu nữ mặc áo trắng dài, đang tạo dáng nghiêng đầu bên cạnh lọ hoa huệ trắng tinh khôi. Tô ngọc vân đã kết hợp các gam màu trắng nhẹ nhàng tạo nên sự giản dị, và cũng mang đôi nét buồn hiu. Đáng tiếc rằng, Hiện nay thật bức tranh “thiếu nữ bên hoa huệ” đang không ai biết lưu lạc phương trời nào.
Vẫn là một tác phẩm của hoạ sĩ Tô ngọc vân. Bức hoạ “hai thiếu nữ và em bé” cũng là một trong những kiệt tác được nhà nước công nhận là “Bảo vật quốc gia”. Đến nay bức tranh vẫn được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Bức tranh miêu tả hai thiếu nữ mặc áo dài thướt tha đang ngồi nói chuyện bên hiên. Bên cạnh có em bé đang ngồi chơi một mình. Bức hoạ có bố cục ba người tạo thành bố cục tam giác. Kiểu chia bố cục cân bằng như thế này khiến không gian trở nên tĩnh lặng hay còn gọi là êm ả. Nghệ thuật Bố cục tam giác và vẽ tranh theo khung dọc là một kiểu bố cục cổ điển của hội họa phương tây. Tuy nhiên, cảnh vật trong bức tranh lại là mành tre, chõng tre – những nét đặc trưng rất Việt Nam được lồng ghép khéo léo với phong cách phương tây đương thời.
Em Thuý là tác phẩm tranh sươn dầu của của cố hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. bức tranh là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Hơn thế bức tranh còn là đỉnh cao của nghệ thuật Việt Nam.
Bức tranh vẽ bé Thuý đang ngồi trên chiếc ghế mấy. Nhân vật bé Thuý cũng là một nhân vật có thực. Cũng vì thế mà bức họa được vẽ theo lối biểu hiện chân thực và không hề có sự khoa trương nào.
Khi nhìn vào bức tranh người xem thực sự bị cuốn hút bởi sự trong sáng và vẻ đẹp ngây thơ của Em Thúy. “Em Thúy” được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2014 và đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Hoạ sĩ Nguyễn Sáng đã khác hoạ vô cùng thành công hình tượng của các chiến sĩ ở Điện Biên Phủ. Qua bức tranh sơn mài Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (1965), những người chiến sĩ hiện lên với lối giản dị nhưng vô cùng khoẻ khoắn.
Nhiều nhận định cho rằng, đây là một tác phẩm kinh điển mà không tác phẩm nào cùng đề tài của nền hội họa hiện đại Việt Nam sánh được.
Màu sắc trong bức tranh hầu như là các màu sắc trong hệ màu sơn truyền thống. Bao gồm đỏ son, vàng và bạc. Bức tranh này tái hiện hình ảnh của một cuộc kết nạp Đảng ngay tại chiến trường Điện Biên Phủ. Từ bức tranh để thấy được tinh thần hào hùng, quyết liệt của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm xuất sắc này đóng góp vào một phần trong việc nghiên cứu các giá trị lịch sử và thắng lợi lẫy lừng của nhân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bức họa “Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc “
Tác phẩm “Hoài cố hương” do họa sĩ Lê Phổ sáng tác năm 1938
Bức họa “Người bán gạo” của Nguyễn Phan Chánh