Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Mỹ thuật Hà Nội (MTHN) từ sau ngày GPMN, TNĐN, nay đã qua 50 năm phát triển (1975 – 2025). MTHN trải qua các thời kỳ mới của đất nước, nối 2 thế kỷ với 25 năm cuối (TK XX) và 25 năm đầu (TK XXI). Một là: từ (1975 – 2000) trong bối cảnh xã hội nước ta vừa qua chiến tranh, đánh đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi bờ cõi, đi vào công cuộc khôi phục, xây dựng đất nước. Năm 1979 lại đứng lên chống xâm lược biên giới với quân Khơ me đỏ Pôn Pôt ở Tây Nam) cưu CawmPu Chia khỏi họa diệt chủng. và duổi quân Bành trướng lấn chiếm (ở biên giới phía Bắc). Từ 1986, xóa bỏ chế độ bao cấp, chuyển sang thời kỳ Đổi mới. Từ 1990 Hội LHVHNTHN lập 9 hội hoạt động chuyên ngành, trong đó có Hội Mỹ thuật Hà Nội. Hai là: từ (2001 – 2025) trong bối cảnh xã hội nước ta Đổi mới Hội nhập phát triển . Năm 2008 có sự sát nhập mở rộng Hà Nội, do Quốc hội khóa 12 về việc:” điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”. hiệu lực từ ngày 1/8/2008. Đội ngũ Văn nghệ sĩ (các địa phương và tinh Hà Tây sát nhập, hợp thành VHNTHN với đội ngũ “Văn nghệ sĩ Thủ đô”. “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội” đươc mở rộng (Vật thể và phi vật thể), do nhập của tinh Hà Tây vào. Các “tên danh địa - sử - văn hóa” của vùng “xứ Đoài” với các “Di tich” đổi theo “tách / nhập” địa giới. Những “di tich Lịch sử Văn hóa” đều tự hào, nên “tên địa danh cũ” cùng thường viết thêm bên địa danh mới (Hà Nội). Năm 2010 kỷ niệm: 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Sau 10 năm, 2 sự kiện: đều có Lễ tổng kết hoạt động sát nhập (2008 - 2018) và kỷ niêm Thăng Long - Hà Nội (2010-2020). Thành Ủy “đánh giá những hạn chế, yếu kém, các nguyên nhân, các bài học kinh nghiệm cần rút ra trên chặng đường 10 năm hoạt động , để có giải pháp khắc phục, hướng tới tương lai xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp - hiện đại - văn minh”. Hội HLH VHNT HN cũng tổ chức tọa đàm về 2 sự kiện này với sáng tác VHNT Thủ dô. Từ 2010 -2025 dất nước tiếp tục Đổi mới - Hội nhập, thời đại 4.0, phát triển thúc đẩy Công nghiệp Văn hóa tầm nhin đến 2045. Hà Nội luôn là thủ đô, trái tim cả nước. Trước những thay đổi và phát triển của đất nước, đã tác động mạnh đến sáng tác Mỹ thuật Hà Nội, với hướng phát triển mới.
Mỹ thuật Thủ Đô 50 năm qua Đổi mới và phát triển, với cốt lõi quan trọng, luôn kế thừa tinh hoa từ: Địa, Sử, Văn hóa - Nghệ thuật, của Thủ đô trên ngàn năm Văn Hiến. Mỗi thời đều ghi dấu ấn phong cách tạo hình, bản sắc dân tộc. Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô của nhiều thời đại. Là trung tâm đào tạo, phát triển nhiều thế hệ nghệ sĩ tài năng. là nơi hội tụ nghệ thuật truyền thống và hiện đại, giao lưu, quan hệ quốc tế, Hà Nội luôn phát triển và lan tỏa. cả nước. Mỹ thuật Thủ đô với một đội ngũ nghệ sĩ tạo hình đông đảo; là lực lượng sáng tác chiếm vị trí quan trọng của Mỹ thuật nước nhà. Họ luôn yêu nghề, hoạt động sôi nổi, kế thừa tinh hoa nghệ thuật tạo hình Dân tộc và Thế giới. Lấy nội dung cuộc sống hiện thực, thiên nhiên đất nước con người, làm nguồn cảm xúc tạo hình, phản ánh tạo dựng tác phẩm. Đi vào nhiều đề tài, khai thác nhiều khía cạnh trong đời sống xưa, nay, lịch sử và hiện tại, sáng tác với những yêu cầu và quan niệm mới, đưa Mỹ thuật Thủ đô phát triển phong phú và đa dạng. Nghệ thuật đổi mới, thúc đẩy chuyên nghiệp, đề cao bản sắc dân tộc, nâng cao chất lượng, phát triển phong cách tác giả, từng bước hội nhập với mỹ thuật thế giới, Hội nhập nhưng không để mất bản sắc.
Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô (MTTĐ) vào dịp 10 -10 hàng năm, là hoạt động trọng yếu trong hoạt động của Hội MTHN. Là sự hội tụ trưng bày những sáng tác mới, trở thành truyền thống trong đời sống văn hóa tạo hình của Thủ đô. Đó là phát lộ của mỗi năm, về Sáng tác và công bố tác phẩm. Là sự độc đáo và duy nhất của Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại - chỉ có ở Thủ đô Hà Nội cua thành phố hòa bình và sáng tạo. Kể từ 1966 đến nay vãn giữ nguyên giá trị Lịch sử và phát triển của Hội MTHN. Để duy trì sáng tác – Triển lãm, Hội MTHN đã có nhiều cố gắng mở rộng cách hoạt động, được hội viên hưởng ứng. Đã tổ chức nhiều “Chuyến đi thực tế một ngày” Hoặc tổ chức các “Trại sáng tác”. Tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận thực tế, thâm nhập hiện thực cuộc sống, khơi nguồn đề tài và cảm hứng sáng tác. Những đặc điểm điều kiện địa dư sinh thái văn hóa của Hà Nội, thôi thúc tìm hiểu, để sáng tạo ngày càng đậm nét Mỹ thuật Thủ đô. Triển lãm MTTĐ ngày càng có vị thế quan trọng của Mỹ thuật Hà Nội trong thời Đổi mới Hội nhập. Với sự kế tục Triển lãm MTTĐ giai đoạn từ (1966-1974), và 50 năm qua kế tiêp liên tục thực hiện được 47 cuộc triển lãm MTTĐ (từ 1975 đến 2024 (trừ 3 năm Covit 2019, 2020, 2021 gián đoạn) đang tiến tới triển lãm MTTĐ 2025. Lượng sáng tác phẩm trong 50 năm qua là rất lớn. Đó là thành tựu rất đáng ghi nhận của MTTĐ. Rất cần được nhà nước quan tâm sử dụng. Thành tựu là công lao của các nghệ sĩ tạo hình Thủ đô. Họ tự lo kinh phí sáng tác, gắn bó với các mặt cuộc sống, khai thác nhiều khía cạnh, hướng sáng tác vào các đề tài: Lịch sử chống ngoại xâm, chiến tranh cách mạng, Bảo vệ tổ quốc, Lao động, sản xuất, và xây dựng cũng như các tranh về: Lễ hội, phong tục, sinh hoạt, chân dung, phong cảnh Hà Nội và các vùng miền đất nước. Mọi tài năng phát huy, kế thừa, tìm cái mới, phong phú đa dạng với nhiều chất liệu, thể loại. Có nhiều cách nhìn độc đáo trong cách xử lý chất liệu, cách tiếp cận hiện thực và chuyển hóa thành tác phẩm. Mỗi tác giả “tự nhích lên” đưa lại những hiệu quả đa dạng, mở ra diện mạo mới của MTTĐ. Những yếu tố địa dư, môi trường thiên nhiên, con người, phong tục tập quán, các làng nghề, phố nghề, di tích lịch sử Văn hóa, bản sắc vùng miền đươc chú trọng khai thác. Tiếp thu ý nghĩa về “Địa, Văn hóa, Sử” của Thăng Long – Hà Nội: đưa vào sáng tác Mỹ thuật. Tạo nên những đặc điểm, đặc trưng, phong cách, ngày càng đậm nét Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội. Đó là điều cực kỳ quan trọng tạo nên bản sắc Hà Nội - Việt Nam hội nhập.
Ngoài triển lãm MTTĐ, các tác giả lão thành, đến các tác giả trẻ tuổi, còn tham dự nhiều triển lãm khác (trong nước và nước ngoài) hoặc triển lãm cá nhân. Các Triển lãm: “Vùng cao”, “Sắc màu Hà Nội”, “Bác Hồ kính yêu”, Triển lãm: Khu vực Hà Nội, Triển lãm về đề tài “Xây dựng đất nước”, “Bảo vệ Tổ Quốc”, Hoạt động Hội MTHN mở rộng quan hệ: với các thành phô xưa là kinh đô như (Phú Thọ, Ninh Bình Huế…Hoặc ba thành phố kết nghĩa (Hà Nội. Huế- Sài Gòn), Hoặc quan hệ với các Hội bạn như (Yên Bái, Nghệ An …Tổ chức Triển lãm giao lưu Hà Nội - Huế - Thành phố HCM” , “Hà Nội - Yên Bái” , “Hà Nội – Nghệ. An”. Hội còn có quan hệ quốc tế, tổ chức giao lưu triển lãm của họa sĩ Nga nhóm “Ô vuông nắng” tai Hà Nội. Đã có 3 triển lãm phối hợp tác phẩm của họa sĩ Hàn Quốc và họa sĩ Hà Nội. Có những chuyến giao lưu học thuật Mỹ thuật Việt Nam tại các Bảo tàng Mỹ thuật châu Á Thái Bình Dương Fukuoka, Tokyo và Okinawa (Nhật Bản) và Bảo tàng Busan (Hàn Quốc) mà chúng tôi thưc hiện 2007-2009, Góp vào mở rộng hoạt động mỹ thuật với quốc tế của Mỹ thuật Thủ đô trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.
Những chuyên đề tọa đàm học thuật, góp vào thôi thúc sáng tác VHNT Hà Nội, như: “Sáng tác về “Đề tài Thăng Long Hà Nội ngàn năm Văn hiến” về “Điện Biên Phủ trên không”.về “Hình tương Người Hà Nội trong VHNT Hà Nội” , về “Hà Nội sau 10 năm sát nhập mở rộgj địa giới”, về “Thăng Long Hà Nội trong xây dựng và phát triển sáng tạo”, nhất là khi thành phố Hà Nội được UNESCO công nhận là “Thành phố Hòa bình”. “Thành phố sáng tạo”. Hoặc tọa đàm ”VHNT với phát triển Văn hóa Du lịch Thủ đô”, Hoặc “Phát triển “Công nghiệp Văn hóa” của Thủ đô (theo hướng Nghị quyết 33 của Bộ Chính Trị về “Xây dựng và phát triển Văn hóa con người Việt Nam dáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” tầm nhìn đến 2045). Hà Nội đi lên xây dựng mọi mặt trong Đổi mới, Hội nhập. phát triển. Mỹ thuật Hà Nội đã tham gia các “Dự án nghệ thuật công cộng”, làm đẹp những điểm du lịch hấp dẫn. Các điểm: “Công viên nước Hồ Tây” , “Văn hóa Ẩm thực”.”Đường Gốm sông Hồng” . Hoặc đưa “Mô hình Triển lãm cơ động ngoài trời” tại không gian bờ Hồ Hoàn Kiếm, như: “Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long Hà Nội. và kỷ niệm sau 10 năm (1010 - 2020) Tạo ra không gian trưng bày, hình ảnh lịch sử, văn hóa của thủ đô. Những sắp đặt không gian kêt hợp các mô hình biểu trưng , với những khối pano ảnh, đã thu hút được nhiều xem. Triên lãm ngoài trời với chủ đề: “Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại Hà Nội” tổ chức (12 - 2020). Các ‘Sản phẩm văn hóa dân gian’ trưng bầy: với sự tham gia của nhiều làng nghề truyền thống ủa Hà Nội, góp vào quảng bá văn hóa du lịch của Hà Nội. Hoặc phát triển du lịch đường sông. Nhằm kết nối các làng nghề theo tuyế đó, đưa các sản phẩm sáng tạo vào văn hóa du lịch. Xây dựng các không gian văn hóa, sinh thái, di tích lịch sử Văn hóa bên sông. Phát triên nghệ thuật ở các nơi công cộng, tạo các điểm đến của khách du lịch. đáp ứng cung cầu ngày càng cao của du lịch Thủ đô. Xây dựng "Các dự án nghệ thuật” và không gian sáng tạo, kết nối với di sản Hà Nội, phát triển Mỹ thuật môi trường ở những tụ điểm văn hóa gắn bó với cuộc sống của người Thủ đo. Hà Nội cần có nhiều các sự kiện văn hóa mang tính quốc tế về các trại sáng tác. triển lãm, hội thảo. Phát triển Công nghiệp Văn hóa CNVH) cần nhận thức sát thực trạng và đưa ra các giải pháp tốt để thực hiện. Trên thực tế ở các nước (và cả ở ta) CNVH đã đưa ‘khoảng 10 ngành nghề’ vào hạng mục “Sản xuất công nghiệp” với thu nhập tốt.
Trước sự Đổi mới hội nhập phát triển của đất nước, thủ đô Hà Nội luôn ở vị tri trọng tâm sáng tạo, là nguồn động lực thôi thúc các văn nghệ si sáng tác, Mọi ngành, mọi nghề, mọi lĩnh vực cùng phát huy. phát triển. Vinh dự đi liền trách nhiệm, các nghệ sĩ tạo hình Thủ đô, phát huy nghệ thuât Truyền thống và Hiện đại. đem tài năng sáng tác. Đi sâu vào các mặt cuộc sống của Hà Nội và đất nước (Tinh thần: Hà Nội với cả nước - Cả nước với Hà Nội). Đổi mới, mở rộng sáng tác, Cho thấy những khởi sắc mới của MTTĐ Hà Nội. Sự phát triển vững mạnh về nền rộng, là thấy rất rõ, Song vẫn luôn đòi hỏi những tác phẩm dài hơi, tầm cỡ, chất lượng cao về nghệ thuật. mang chủ đề nội dung lớn về xã hội lịch sử, chiến tranh cách mạng. xứng tầm lịch sử của Thủ đô. Do vậy cần có sự bảo trợ, đầu tư của nhà nước, để người sáng tác có điều kiện phát huy sáng tạo cao nhất. Sự nhìn lại hoạt động Mỹ thuật đã qua, để thấy được những thành tựu nổi bật, nhằm phát huy, đồng thời rút ra những nhược điểm để khắc phục.
MTTĐ 50 năm phát triển, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ tạo hình. ngày càng cao của người Hà Nội, góp vào xây dựng con người mới, văn hóa mới ở Thủ đô Hà Nội. Những thành tựu của MTTĐ góp vào sự phát triển của Mỹ thuật ViỆT Nam trong thời Đổi mới - hội nhập phát triển. (NVC) .