Làm thế nào để Nâng cao chất lượng sáng tác các tác phẩm Mỹ thuật về đề tài Xây dựng thủ đô trong thời kỳ đổi mới???

Ngày đăng : 11:52:40 23-08-2024

 

Tác giả: Đặng Thanh Vân

 

Nâng cao chất lượng các tác phẩm Mỹ thuật luôn là mục đích hướng tới của năm trăm anh chị em hoạ sỹ Hội Viên Hội Mỹ thuật Hà Nội, và của BCH Hội Mỹ thuật thủ đô. Đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, khi nền kinh tế thủ đô phát triển nhanh mạnh, kéo theo sự phát triển của Văn hoá Nghệ thuật, trong đó có Mỹ thuật.

Hội MTHN tổ chức cuộc hội thảo: “Làm thế nào để Nâng cao chất lượng sáng tác các tác phẩm Mỹ thuật về đề tài Xây dựng thủ đô trong thời kỳ đổi mới”, là một việc làm  cần thiết và hữu ích, trước cuộc Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô năm 2024. Hy vọng cuộc hội thảo này sẽ có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng các tác phẩm Mỹ thuật trong TLMT thủ đô năm nay.

  Yếu tố con người luôn là vấn đề tiên quyết trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong Nghệ thuật. Các hoạ sỹ, nhà điêu khắc phải giỏi nghề, hiểu biết về yêu cầu hiện tại của thành phố: coi Văn hoá Nghệ thuật là bộ phận quan trọng của việc phát triển Công nghiệp Văn hoá trên địa bàn thủ đô, trong đó có Mỹ thuật. Và năm nay còn là năm kỷ niệm chẵn 70 năm giải phóng thủ đô, thì Mỹ thuật càng có vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân Hà Nội.   

  1.  
  • Năm 1986 nghị quyết 05 của bộ chính trị đã ra quyết định sự đổi mới của Văn hoá, Văn nghệ; Nhưng sự đổi mới thực sự trong Mỹ thuật là vào năm 1990. Nghị quyết khẳng định: Sự tự do trong sáng tác Mỹ thuật, nhưng sự tự do ấy phải đi đúng đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về Văn hoá Nghệ thuật, và giữ đúng thuần phong mỹ tục. Dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của sáng tác, và cũng từ đây đã hình thành thị trường Mỹ thuật, người nước ngoài vào mua bán các tác phẩm Mỹ thuật, các nhà sưu tập trong nước đã bắt đầu mua bán các tác phẩm nghệ thuật và một số hoạ sỹ đã sống được bằng nghề…Trước năm 1986, đời sống của hoạ sỹ khá là nghèo. Chỉ có một số hoạ sỹ làm việc ở các cơ quan nhà nước: dạy vẽ ở các trường đại học, trường phổ thông, làm việc trong các nhà xuất bản, trang trí, biên tập cho các báo, tạp chí, sống nhờ lương, về nhà họ vẫn sáng tác; Rồi đời sống muôn vàn khó khăn của các hoạ sĩ tự do, việc bán tác phẩm là rất khó. Đa số các hoạ sĩ bán được rất ít tranh; Sống bằng nghề vẽ càng khó khăn hơn.   

Do kinh tế thủ đô và kinh tế cả nước phát triển mạnh và đạt được những thành tựu đáng kể, điều đó thúc đẩy Mỹ thuật phát triển đi lên, trình độ dân trí cũng được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ Mỹ thuật của các tầng lớp nhân dân cũng Cao theo; Bạn có nhà mới: mua tặng bạn một bức tranh để trang trí nhà mới. Người kinh doanh  khách sạn nhà hàng, đặt hoạ sĩ một se ri tranh để Decoration nội thất. Nhu cầu trang trí các tác phẩm nghệ thuật trong khách sạn, trong các công sở nhà nước cũng tăng lên. Và các hoạ sỹ, nhà điêu khắc bắt đầu sống được bằng nghề

II .Triển lãm mỹ thuật thủ đô hàng năm (10/10), BCH đã ngày càng mở rộng phạm vi phản ánh của đề tài: trước đây chỉ vẽ về con người và đời sống sinh hoạt của nhân dân thủ đô, Lịch sử phát triển của thành phố, Phong cảnh Hà Nội, lễ hội, chân dung, hoa…Vài năm gần đây đã trưng bầy các bức tranh phong cảnh vẽ miền núi, về biển đảo quê hương, hiện tại nội dung phản ánh còn mở rộng hơn, có thể là phong cảnh các vùng miền trên đất nước Việt Nam, cũng được chấp nhận.

BCH Hội Mỹ thuật Hà Nội, đã có sự thay đổi mở rộng về nội dung triển lãm, đem Nghệ thuật phục vụ đời sống (Nghệ thuật vị nhân sinh).  Đã chủ trương đề cập đến vấn đề có tính thời sự: Đề tài xây dựng thủ đô trong thời kỳ đổi mới. Hà Nội của chúng ta đổi thay từng ngày, từng giờ. Nhiều con đường, nhiều toà chung cư cao vút, vườn hoa.Tàu sắt trên cao, Metro, được xây dựng, địa giới thủ đô được mở rộng, cả một nền văn hoá xứ Đoài đã sát nhập vào Hà Nội. Nên nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đương đại của văn nghệ sỹ, trong đó có giới Mỹ thuật cũng nặng nề hơn, khó khăn hơn. Các nghệ sỹ không thể cứ đi mãi con đường mòn: vẽ chim, hoa, cá, gái, rồi phong cảnh đèm đẹp…Mà những bức tranh Đề tài về xây dựng thủ đô phải được vẽ như những tác phẩm Nghệ thuật đỉnh cao, hiện nay rất thiếu vắng trong triển lãm MTTĐ. Làm thế nào để Nghệ thuật theo kịp, và phản ánh được sự phát triển mạnh mẽ của một thủ đô đang mở rộng, xây dựng và phát triển??? Câu hỏi đó chỉ có ban chấp hành hội Mỹ thuật và các nghệ sỹ trả lời được mà thôi!!  

BCH Hội Mỹ thuật Hà Nội, đã có nhiều sự thay đổi mở rộng về nội dung triển lãm, đem Nghệ thuật phục vụ đời sống (Nghệ thuật vị nhân sinh).  Đã chủ trương đề cập đến vấn đề có tính thời sự: Đề tài xây dựng thủ đô trong thời kỳ đổi mới. Hà Nội của chúng ta đổi thay từng ngày, từng giờ. Nhiều con đường, Trường học, nhiều toà chung cư to lớn được xây dựng, địa giới thủ đô được mở rộng, cả một nền văn hoá xứ Đoài đã sát nhập vào Hà Nội. Nên nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đương đại của văn nghệ sỹ, trong đó có giới Mỹ thuật cũng nặng nề hơn, khó khăn hơn. Làm thế nào để Nghệ thuật theo kịp, và phản ánh được sự phát triển mạnh mẽ của một thủ đô đang mở rộng, xây dựng và phát triển. 

II .Triển lãm mỹ thuật thủ đô hàng năm (10/10),  đã ngày càng mở rộng tiêu chí và phạm vi phản ánh của đề tài: trước đây chỉ vẽ về con người và đời sống sinh hoạt của nhân dân thủ đô, Lịch sử phát triển của thành phố. Phong cảnh Hà Nội, lễ hội, chân dung, hoa…Vài năm gần đây đã trưng bầy các bức tranh phong cảnh vẽ miền núi, vẽ về biển đảo quê hương. Và bây giờ nội dung phản ánh còn mở rộng hơn nữa.

Hội MTHN tổ chức cuộc hội thảo này trước cuộc Triển lãm mTTD năm 2024 là một việc làm rất hữu ích. Có tác dụng trực tiếp thúc đẩy các Hội viên nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về yêu cầu của Văn hoá thủ đô Hà Nội, nhân lễ kỷ niệm 70 năm giải phóng thủ đô. 

+Các hoạ sĩ, và nhà điêu khắc phải thay đổi hình thức thể hiện tác phẩm. Phải đổi mới ngôn ngữ hội hoạ. Nâng cao tính điển hình hoá hình tượng nghệ thuật,  tôi muốn nói đôi lời (xưa như trái đất), về nhóm tượng phòng cháy chữa cháy ở cổng công viên Thống nhất. Giữa trung tâm thủ đô, không gian công viên Thống nhất gần như là đẹp nhất hiện nay, đường đẹp, không gian cây xanh phía sau nhóm tượng rất đẹp là niềm mơ ước của những người làm tượng đài mong muốn được đặt tác phẩm của mình ở đó.  Mà đặt một nhóm tượng có ngôn ngữ tả kể, như hội hoạ xô viết năm 1960, nhiều nhân vật, kết cấu rời rạc và chắp vá, đặt hai nhóm tượng cạnh nhau một cách khiên cưỡng. Về điêu này báo chí đã  nói rất nhiều vào thời kỳ mới khánh thành.

Ở bài viết này, Tôi muốn nói tới nhóm tượng Phòng cháy chữa cháy ở phố Trần Nhân Tông, với bức tượng Anh lính cứu hoả ở Niu York , đặt trên một vỉa hè không quá lớn của New York. Chia sẻ từ fb Chung Lê làm việc tại  UNsep Mỹ

Bức tượng miêu tả một anh lính mặc bộ quần áo phòng cháy cúi người trên mặt đất, tay cầm chiếc mũ của lính cứu hoả, nét mặt buồn, và bên anh có một tấm biển nhỏ, đề bài thơ:  “Lời cầu nguyện của anh lính cứu hoả”:

Lạy chúa, khi con được gọi đi làm nhiệm vụ,

Bất cứ khi nào ngọn lửa bùng lên;

Hãy cho con sức mạnh để cứu mạng người nào đó,

Bất kể tuổi trẻ hay già.

Giúp con ôm được một đứa trẻ

Trước khi quá muộn

Hoặc cứu một người lớn tuổi hơn

Khỏi số phận kinh hoàng.

Làm cho con tỉnh táo và nghe

Được âm thanh nhỏ nhất,

Để nhanh chóng dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Con muốn làm trọn vẹn nghề mình.

Để cho những gì tốt nhất trong con

Để bảo vệ tính mạng và tài sản

Của mọi người hàng xóm

Và nếu, theo số phận, con phải chết;

Xin chúa hãy phù hợp cho vợ con con

Bức tượng  cô đọng, nhân văn, và bài thơ xúc động và lay động lòng người.

Đến bao giờ tượng đài của nước ta có những tác phẩm như vậy ???

+ Thật là tuyệt vời cả tượng lẫn thơ. Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng tôi vẫn muốn làm một sự so sánh để trông người lại ngẫm đến ta. Còn nhóm tượng Phòng cháy chữa cháy đặt ở mặt phố Trần Nhân Tông, đã làm tốn bao lời bàn của anh em nghệ sỹ trong giới, và báo chí thủ đô. Đây là một không gian đặt tượng đài lý tưởng với mọi nhà điêu khắc: trước mặt khóm tượng là đường Trần Nhân Tông có mật độ xe vừa phải, đối diện là hồ Thuyên Quang xinh, nhỏ, thanh bình, phía sau là không gian cây xanh mênh mông của Công viên Thống Nhất (một trong những công viên rộng, và đẹp của thủ đô), nhất là sau khi bỏ tường rào xung quanh công viên. Mà nhóm tượng sáng tác theo phong cách tả thực của điêu khắc Hiện thực Liên Xô những năm 60 của thế kỷ trước. Quá nhiều nhân vật, quan hệ của các nhân vật rời rạc, không thống nhất, là hai nhóm tượng, lẽ ra đặt ở hai nơi, mà ghép cạnh nhau một cách khiên cưỡng, không đẹp và...từ hồi có nhóm tượng đài này...nhân dân hay đem hoa đến đặt trước chân tượng. Tôi đã vài lần chứng kiến. Nhân đây tôi cũng xin chúc mừng bức tượng Thuý Kiều của nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thuỷ Chủ tịch Hội mỹ thuật Hà Nội, đã dược UBND thành phố Hải phòng, sở hữu và sẽ đặt ở một vườn hoa Nguyễn Du. Tượng Nàng Kiều ôm cây đàn Tỳ bà, được nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thuỷ miêu tả bằng một ngôn ngữ điêu khắc chắt lọc, cô đọng, giàu tính biểu tượng, Dùng để trang trí trong vườn hoa, công viên rất hợp lý.       

III.Tôi xinnêu Một số giải pháp cụ thể.

1.Ban chấp hành hội Mỹ thuật Hà Nội nên tổ chức những trại sáng tác có chất lượng cao, lựa chọn những tác giả có phác thảo tốt, những hoạ sĩ, nhà điêu khắc có trình độ cao, và do kinh phí thành phố đầu tư hạn hẹp, thì (nhà nước và nhân dân cùng làm); Các Hội viên cùng đóng góp kinh phí của cá nhân với tiền đầu tư của Hội, để có những tác phẩm chất lượng cao.

2.Đề nghị Ban chấp Hội Mỹ thuật Hà Nội và Liên hiệp VHNT thay đổi chính sách đầu tư: không đầu tư dàn trải (bình quân chủ nghĩa), 3-4 triệu đồng/ 1 tác phẩm cho một hội viên; Mà tập trung vào đầu tư cho các tác giả có phác thảo đẹp, có nội dung tốt. Mỗi tác giả phải đầu tư từ 10 đến 20 triệu vnđ, thì mới hy vọng  có tác phẩm đỉnh cao. Nghệ thuật bản chất khi sáng tác không phải vì tiền, hoạ sỹ vẽ, nặn là để thể hiện rung cảm của cá nhân nghệ sỹ, thể hiện cái tôi của nghệ sỹ; Nhưng không có tiền thì không mua được hoạ phẩm, không mua được toan, vàng, bạc, các bức tranh sơn mài thì càng phải dùng hoạ phẩm đắt tiền, thì không thể có những tác phẩm đỉnh cao: có nội dung tốt và có kỹ thuật hội hoạ giỏi.

Trên đây là vài ý kiến của tôi, với vai trò một hội viên Lý luận phê bình Mỹ thuật của Hội MTHN, yêu Hà Nội, yêu Mỹ thuật xin nói và viết; Để bày tỏ quan điểm cá nhân về một vấn đề quá lớn trong Mỹ thuật Hà Nội và Mỹ thuật cả nước, luôn mong muốn được thưởng ngoạn những tác phẩm Mỹ thuật đỉnh cao, có nội dung tốt và hình thức thật là Mỹ thuật. Xin cám ơn. 

 Xin chúc sức khoẻ các vị đại biểu và chúc Hội thảo thành công tốt đẹp./.

Tags: