Hội Mĩ thuật Hà Nội tròn nửa thế kỷ - Lê Quốc Bảo

Ngày đăng : 21:46:03 30-01-2016

Hội Mĩ thuật Hà Nội tròn nửa thế kỷ

Lê Quốc Bảo

         Ngày 26/12/2015, chúng ta tổ chức Đại hội HMTHN chỉ còn 5 ngày nữa là Hội ta tròn nửa thế kỉ (1966-2016) không thể không nhìn lại và đối thoại.

         Nghệ thuật luôn như một quan niệm. Tôi tiếp cận mô hình tổ chức HMTHN từ 3 nội dung cụ thể:

  1. Sự ưu ái của lịch sử đã tạo nên “thế và lực” và đậm đà bản sắc dân tộc của mỹ thuật Thủ đô
  2. Triển lãm MT Thủ đô định kì hàng năm liên tục và phát triển trong 49 năm qua. 1 mô hình vận động sáng tác và triển lãm độc nhất vô nhị trong cả nước
  3. Đi tìm 1 mô hình tổ chức và cơ cấu nhân sự cho nhiệm kỳ mới 2016 của thập niên thứ 2 thế kỉ 21

 

  1. Sự ưu ái của lịch sử

      Sự ưu ái của lịch sử đã thật sự tạo nên “thế” và “lực” và đậm đà bản sắc dân tộc của MTTĐ

Hơn bất kì 1 địa phương nào trong cả nước, hội viên HMTHN được sống “trên cái nôi của nền văn minh có 4000 năm văn hiến” ngay trên địa bàn HN đã có biết bao công trình kiến trúc mĩ thuật cổ đẹp: Di tích lịch sử văn hóa Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO tôn vinh là 1 di sản thế giới. Còn các chùa: Kim Liên, Trấn Quốc, Bà Đá, Quán sứ, Láng,… Các đền Ngọc Sơn, Quan Thánh, Voi Phục, các đình Tây Đằng, Chu Quyến, Đình Bảng,… Còn Văn Miếu, Bút Tháp, tượng vua Lê, khu phố cổ, khu phố Tây đầu thế kỷ 20. Còn biết bao phường thọ làng nghề thủ công, các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng. Rộng hơn là nền văn hóa Kinh Bắc, nền văn minh sông Hồng… Tựu chung là 1 mảnh đất đậm đặc, các công trình các tác phẩm mĩ thuật đặc sắc độc đáo, nghìn năm văn hiến… Một miền đất hứa của mĩ thuật TĐ.

            Lịch sử mĩ thuật TG và VN đã khẳng định các danh họa, các nhà điêu khắc lớn thường gắn với 1 miền đất hứa vào 1 thời điểm lịch sử cụ thể đã tạo nên nhiều phong cách nghệ thuật đi vào lịch sử MT, có nhiều ảnh hưởng đến nhiều thế hệ mĩ thuật hậu sinh. Chẳng phải phong cách nghệ thuật chính là cuộc sống với vốn sống vốn hiểu biết, vốn nghệ thuật cộng với tài năng làm nên tên tuổi, tác giả tác phẩm. Với chúng ta, tiêu biểu là các danh họa được giải thưởng HCM và những tác giả tên tuổi được giải thưởng NN về VHNT. Điển hình như họa sĩ Bùi Xuân Phái đã tạo nên 1 danh hiệu mới, 1 tên gọi mới là “Phố Phái”. Cho dù sinh ra từ 1 miền quê nào. Một khi đã sống lao động nghệ thuật trên mảnh đất Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội. Giờ sáng sao tỏa sáng viết nên 1 trang sử đẹp, mở đầu cho lịch sử mĩ thuật hiện đại VN.

             Một câu hỏi lớn đặt ra cho tổ chức Hội và hội viên HMTHN đã và đang sống trên mảnh đất nghìn năm TL-ĐĐ-HN làm gì để sớm tiếp bước các thế hệ cha anh, sớm trở thành những tác giả tác phẩm tiêu biểu của Thủ đô. Bởi lẽ lịch sử MTTG và VN đã khẳng định ở bất kỳ 1 quốc gia nào, thời đại nào, mĩ thuật TĐ đều sản sinh ra các tác giả, tác phẩm đẹp đại diện cho dân tộc mình. Một trách nhiệm lịch sử cao cả, một áp lực lớn đối với các thế hệ, tác giả hội viên HMT năm nay. Chúng ta tin rằng “miền đất hứa” sẽ thức dậy tình yêu TĐ và tiềm năng sáng tạo của chúng ta.

Khó thay sự đa chiều của cuộc đời và nghệ thuật luôn thách thức chúng ta.

  • Có quá khứ để hồi tưởng
  • Có hiện tại để nếm trải
  • Có tương lai để ước mơ

            50 năm mĩ thuật TĐ không thể đứng ngoài tính đa chiều đó. Đại hội của chúng ta hôm nay phải biết chắp cánh cho những ước mơ, cho thế hệ của mình. Đó là những vấn đề bức xúc đặt ra cho ĐH lần này.

  1. TLMT TĐ định kì hàng năm liên tục phát triển trong 49 năm qua

           Một mô hình vận động sáng tác TL độc nhất vô nhị trong cả nước. Sáng tác phải đi đôi với công bố tác phẩm mới hội đủ điều kiện, đối thoại với chính mình, gia đình, đồng nghiệp và công chúng yêu MT TĐ. Một hoạt động “sống còn” của HMTHN phải tạo cho được nhiều cơ hội để hội viên công bố tác phẩm, mới biết mình biết người và tự vượt chính mình. Đó là sứ mệnh cao cả của tổ chức hội chính trị xã hội nghề nghiệp của chúng ta.

Có nhiều hiệu quả của cuộc vận động, nhất là chất lượng nghệ thuật của từng TLMT TĐ trước hết tất cả tùy thuộc vào tâm huyết và tài năng của từng hội viên, không ai có thể làm thay cho chúng ta được. Không thể không nói đến vai trò của tổ chức hội tạo môi trường NT đẹp và hấp dẫn, tiếp sức cho sức sáng tạo của hội viên. Đó là 1 quan hệ song sinh tác động và chuyển hóa lẫn nhau làm nên NT đẹp.

Trong thư Bác Hồ gửi các họa sĩ năm 1951, đã tôn vinh sứ mệnh lịch sử “họa sĩ, chiến sĩ”. Trong thư Bác còn dạy “Văn hóa Nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế chính trị”.

          TLMTTĐ như “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình hoạt động của tổ chức Hội và hội viên. Đồng thời cũng là thước đo chính xác, sinh động cụ thể của cơ cấu tổ chức Hội: BCH, HĐNT, BKT, BCH các Chi hội và từng hội viên. Ai làm tốt ? Ai làm chưa tốt ? Ai chỉ nhận lấy danh mà không làm, để chúng ta lựa chọn các thành viên tham gia vào từng cơ cấu tổ chức Hội trong ĐH lần này.

          Xem lại 5 quyển vựng tập TLMT TĐ 2011-2015, như một hiện tượng NT mới và đẹp, chưa từng có trong lịch sử HMTHN, tôi đánh giá cao vai trò tổ chức, của BCH, nhất là của Chủ tịch Phạm Kim Bình, nhiệt tình, năng nổ và được việc.

            Kịp thời tổ chức in các tác phẩm trong TLMT TĐ hàng năm đã thực sự động viên các tác giả hội viên kịp thời, còn trực tiếp đối thoại với bố mẹ, vợ con, gia đình, tiếp sức cho các tác giả hội viên nhiệt tình tham gia triển lãm để tự vượt chính mình. Thực ra  các TLMT khu vực và giải thưởng MT HMTVN hàng năm cũng đã chọn  in các tác phẩm được giải, chưa đủ điều kiện để in toàn bộ tác phẩm trong TLMT khu vực. Hội viên HMTVN chưa có điều kiện có một cái nhìn toàn cảnh về nghệ thuật, nếu biết được nhiều anh chị em ở các địa phương thường khoe với tôi, em có tác phẩm được triển lãm. Còn đưa tôi đến xem tranh của mình. Cảm nhận của tôi là anh chị em rất tự hào, một hình thức động viên kịp thời, nhiệt tình tham gia triển lãm, khơi dậy tình yêu NT cho các tác giả hội viên, nhất là các tác giả trẻ.

           TLMT TĐ mới là 1 việc, còn chất lượng NT của Triển lãm mới có sức thuyết phục Thành ủy, Ủy ban, Hội LHVHNT HN và công chúng yêu mĩ thuật TĐ đến với TL. Nhân xem lại 5 quyển vựng tập TLMT TĐ, tôi mạn phép có đôi lời bình chung về chất lượng NT của các TLMT TĐ:

  • Trước hết tôi cảm nhận các tác giả hội viên ngày một “chịu chơi”, không ít tác giả hội viên đã chơi hết mình, đã bỏ công sức tiền của, đầu tư cho nghệ thuật để có được tác phẩm ưng ý tham gia TLMT TĐ, coi đó như 1 lần tự vượt chính mình. Ít hay nhiều làm nên sức hấp dẫn của TL.
  • Bắt nhịp được đúng xu thế sáng tác của hiện đại. Đường biên NT cực rộng, từ cực nọ: hiện thực đến cực kia phi hiện thực. Biết tiếp thu các yếu tố tạo hình của chủ nghĩa hiến đại, các isme phương tây: siêu thực, lập thể, ấn tượng, biểu hiện trừu tượng, kết hợp hài hòa với tinh hoa MT nước nhà tạo nên hình thức NT mới theo cảm quan của thế hệ mình. Thuộc phong cách hiện thực tâm trạng, thuộc kênh tạo hình của chủ nghĩa hiện đại.
  • Không ít tác phẩm đã đề cập trúng và giải quyết tốt các bức xúc của đời sống chính trị, xã hội của TĐ. Con người và cảnh vật TĐ đã đi vào tranh tượng như chính cuộc sống đang diễn ra, tất cả đã tạo nên 1 lực hấp dẫn của TL.
  1. Đi tìm một mô hình và cơ cấu nhân sự cho nhiệm kỳ 2016 của thập niên thứ 2 thế kỷ 21

 

Nhìn lại 1 chút về lịch sử Hội MT HN…

Ngày 10/10/1966 là ngày thành lập Hội Văn nghệ HN trong bối cảnh lịch sử chiến tranh phá hoại của Mỹ mở rộng ra miền Bắc. Mô hình tổ chức từ ĐH I đến ĐH VI, tất cả các chuyên ngành VHNT đều nằm trong Hội Văn nghệ HN theo từng phân hội, chuyên ngành: Văn học, Mĩ thuật, Âm nhạc,… Đến ĐH VII năm 1990, mới tiến hành ĐH các hội VHNT nằm trong LH các HVHNT HN. Tuy với tư cách là 1 HMT chẳng khác mấy thời các phân hội chuyên ngành, chưa đủ tư cách hội đủ là 1 hội độc lập tự chủ, chưa có con dấu và kinh phí riêng, tất cả phụ thuộc vào LH VHNT HN.

BCH HMTHN đầu tiên bầu được 7 thành viên: họa sĩ Đặng Đức là Chủ tịch Hội. Những hội viên HMT đầu tiên từ 2 nguồn: các họa sĩ, nhà điêu khắc trưởng thành từ phong trào sáng tác mĩ thuật quần chúng qua các lớp học mĩ thuật ở các nhà mĩ thuật quần chúng.

Các họa sĩ, nhà điêu khắc được đào tạo chính quy qua các trường mĩ thuật sống làm việc trên địa bàn HN. Đặc biệt, Chủ tịch Đặng Đức cùng BCH đã lập 1 danh sách các nhà MT quen biết đặc cách mời vào HMTHN và tôi cũng vinh dự được mời trở thành hội viên HMTHN. Nhớ lại các TLMT đầu tiên, hội viên có gì bày nấy, thường là tranh cổ động chiếm vị trí chủ đạo, rất hiếm các tác phẩm sử dụng chất liệu đắt tiền như sơn dầu, sơn mài… âu cũng là lẽ thường tình của một thời chiến tranh, bao cấp. Có điều đã có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho từng thời kỳ mới thấy mô hình tổ chức nào thì hiệu quả và chất lượng NT ở cấp độ đó.

Là một hội viên, tôi xin lưu ý ĐH đôi điều cụ thể:

  • Thành viên BCH nên chọn theo tiêu chí nhiệt tình và dám “hi sinh” cho công tác hội, đủ sức khỏe, đủ thời gian cho công tác Hội. Có điều phải nghĩ tới đội ngũ kế cận, một BCH nên có nhiều thế hệ. Chỉ cần 4-5 người cũ, còn nên chọn 2-3 người mới. Có một sự thật là không có trường đào tạo Chủ tịch và BCH, tất cả đều trưởng thành khi tham gia BCH coi như là 1 trường đào tạo thực tế. Do đó không thể tìm cho được người mới, nhất là người trẻ. Không nên như BCH HMTVN khóa VIII, tổ chức Đại hội là để bầu nên 1 BCH mới, buồn thay lại bầu được y xì 10 thành viên BCH khóa VII, cộng thêm 1 thành viên BCH khóa VI. Thế thì tổ chức ĐH làm gì cho tốn kém, tốn công sức của hội viên cả nước. Đó là một bài học đối với ĐH này của chúng ta.
  • Còn HĐNT nên có 2 cấp, HĐNT chuyên ngành, thời đại chúng ta đang sống là chuyên sâu nên tận dụng chuyên sâu trong chấm giải, đề cử vào giải còn HĐ NT TW HMTHN chỉ xét chấm giải các tác phẩm NT cho chuyên ngành đề cử như vậy sẽ kín nhẽ hơn. Là một hội viên chuyên ngành PBMT, tôi quan niệm PBMT là biết tổ chức dư luận, tập hợp dư luận, tạo nên một diễn đàn PBMT mới là thước đo chính xác của giá trị NT. Do đó, BCH nên sử dụng hội viên chuyên ngành PBMT từ cấp độ vĩ mô mới mong tạo được những biến chuyển trong đời sống MT.

Có một sự thật trở thành thói quen của hội viên thường đặt câu hỏi Hội đã làm gì cho ta? Mà quên mất ta đã làm gì cho Hội? Thú vị thay.

 

Tags: