ĐIỀU LỆ HỘI MỸ THUẬT

Ngày đăng : 08:44:56 28-01-2016
 

         UỶ BAN NHÂN DÂN

          THÀNH PHỐ HÀ NỘI

                                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                

ĐIỀU LỆ HỘI MỸ THUẬT HÀ NỘI

(Ban hành kèm theo Quyết định số              /QĐ-UBND ngày        tháng        năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

 
 

 

 

CHƯƠNG I
TÊN GỌI, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI
VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

            Điều 1. Tên gọi: Hội Mỹ thuật Hà Nội

             1. Hội Mỹ thuật Hà Nội.

             2. Tên giao dịch quốc tế: THE HANOI FINE ARTS ASSOCIATION

             3. Biểu tượng (Logo): Bảng pha màu hình chữ nhật màu trắng đặc trưng cho Mỹ thuật, hình ảnh Khuê Văn Các ở giữa cổng vòm màu đỏ cam. Biểu tượng của Hà Nội.

            Điều 2. Tôn chỉ, mục đích:

             1. Hội Mỹ thuật Hà Nội (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tự nguyện của các cá nhân, tổ chức Việt Nam đang sinh sống hợp pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội, hoạt động về lĩnh vực sáng tác Mỹ thuật và nghiên cứu, lý luận, đào tạo mỹ thuật.

             2. Hội tập hợp, tổ chức và khuyến khích hội viên hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật trên tinh thần phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, truyền thống Hà Nội ngàn năm văn hiến, nhằm tạo ra những tác phẩm mỹ thuật có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật cao, phát triển nền Mỹ thuật Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đặc thù riêng Thủ đô Hà Nội để hội nhập với Mỹ thuật của cả nước, trong khu vực và quốc tế.

           3. Hội là một thành viên của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội, tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội.

           Điều 3. Lĩnh vực và phạm vi hoạt động:

            1. Hội tạo điều kiện cho các hội viên sáng tạo những tác phẩm xứng đáng với tầm vóc thủ đô, và làm phong phú đời sống mỹ thuật Hà Nội. Hội coi trọng việc xây dựng lực lượng mỹ thuật ở Thủ đô, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo nghệ thuật, phát hiện và bồi dưỡng những tài năng mỹ thuật.

            2. Hội quan tâm đặc biệt đến yêu cầu nâng cao trình độ thưởng thức mỹ thuật cho công chúng.

            3. Hội bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên về chính trị, xã hội, bản quyền tác giả và các hoạt động về mỹ thuật.

            4. Hội hoạt động ở Hà Nội, có quan hệ với các hội Mỹ thuật và chi Hội Mỹ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam trong cả nước và giao lưu với các tổ chức mỹ thuật của các nước theo quy định của pháp luật.

           Điều 4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động:

Hội tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm về kinh phí; dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; không vì mục đích lợi nhuận, tuân thủ hiến pháp và pháp luật.

           Điều 5. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, trụ sở

            1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng;  hoạt động theo quy định  của pháp luật và điều lệ Hội được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền  phê duyệt.

            2. Trụ sở Hội Mỹ thuật Hà Nội đặt tại 19 Hàng Buồm, Hà Nội -Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

 

CHƯƠNG II
QUYỀN HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỘI

 

            Điều 6. Nhiệm vụ:

             1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội để tập hợp, đoàn kết, phát triển hội viên.

             2. Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội để phát triển lĩnh vực Mỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội và tổ chức thực hiện.

             3. Hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ Mỹ thuật đối với hội viên.

             4. Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Hội, của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội.

             5. Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, Hội Mỹ thuật các tỉnh, thành phố tổ chức:

            - Các cuộc thi và triển lãm mỹ thuật của tập thể, cá nhân;

            - Các lớp đào tạo; bồi dưỡng nghiệp vụ mỹ thuật;

            - Hội thảo, sáng tác nhằm nâng cao chuyên môn và nhận thức về những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc;

            -  Giao lưu, quan hệ với các tổ chức quốc tế theo quy định để giới thiệu mỹ thuật Việt Nam do hội viên sáng tác.

           6. Thực hiện cấp chứng chỉ tốt nghiệp bồi dưỡng nghiệp vụ mỹ thuật,  xuất bản các ấn phẩm thuộc lĩnh vực mỹ thuật.

           7. Kiến nghị với các cơ quan lãnh đạo Thành phố thực hiện các chính sách nhằm nâng cao vật chất và tinh thần của Hội viên.

          Điều 7. Quyền hạn

           1.Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của Hội

           2. Lập kế hoạch về kinh phí hoạt động của Hội

           3. Khen thưởng các Hội viên có thành tích xuất sắc và kỷ luật Hội viên vi phạm Điều lệ Hội và pháp luật.

           4. Tổ chức và điều hành bộ phận hành chính, phục vụ hoạt động của Hội.

           5. Quan hệ và nhận tài trợ của các tổ chức, đơn vị và cá nhân nhằm phục vụ các hoạt động của Hội.

          6. Quan hệ và tổ chức giao lưu với các tổ chức mỹ thuật của các nước theo quy định của pháp luật.

          7. Đại diện cho Hội viên trong việc tư vấn, tham mưu và đề xuất, kiến nghị với Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thành phố, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, các đơn vị, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật để:

Tuyển chọn các tác phẩm Mỹ thuật của Hội để tham dự các cuộc thi, trong và ngoài nước theo quy định.

           Điều 8. Nghĩa vụ

            1. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội với Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, UBND Thành phố, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành liên quan, đảm bảo thời gian và chất lượng và báo cáo công khai trong Hội.

           2. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của  Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ Điều lệ Hội Mỹ thuật Hà Nội, Điều lệ Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thành phố và pháp luật hiện hành.

           3.Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội  theo đúng quy định pháp luật

           4. Thực hiện tiếp nhận nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có) theo quy định của pháp luật và báo cáo việc tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ đó với nội bộ Hội.

           5. Thực hiện quy định của pháp luật về công tác văn thư lưu trữ, bao gồm:

           a) Lập hồ sơ danh sách hội viên, các đơn vị trực thuộc Hội, trong đó ghi rõ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ của hội viên; sổ sách, chứng từ về tài sản, tài chính của Hội, các tài liệu liên quan đến hoạt động của Hội, sổ ghi biên bản các cuộc họp của Ban chấp hành, Thường trực Ban chấp hành, của Hội và lưu giữ thường xuyên tại trụ sở của Hội.

           b) Xác định thời hạn lưu giữ và hủy tài liệu hồ sơ đã hết thời hạn, đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG III
HỘI VIÊN

           Điều 9. Hội viên, tiêu chuẩn hội viên

            1. Công dân Việt Nam cư trú hợp pháp trên địa bàn Hà Nội, là nghệ sỹ hoạt động trên các lĩnh vực: Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc và Phê bình mỹ thuật, có nhu cầu sáng tác nghệ thuật và có trình độ nghề nghiệp cao, tích cực tham gia các hoạt động mỹ thuật do Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức đều có thể gia nhập Hội nếu tự nguyện làm đơn xin vào hội. Chỉ kết nạp tư độ tuổi dưới 65 tuổi trở xuống.

            2. Trong 5 năm trở lại, có ít nhất 2 lần tham gia triển lãm Mỹ thuật Thủ đô thường niên. Tự nguyện chấp hành Điều lệ Hội và có đủ các tiêu chuẩn khác do BCH quy định trong hướng dẫn thủ tục kết nạp hội viên.

           Điều 10. Quyền hạn của hội viên

             1. Được quyền tham gia thảo luận, góp ý xây dựng kế hoạch, phương hướng, biện pháp, chương trình hoạt động của hội.

             2. Được quyền bầu cử, đề cử, ứng cử vào Ban chấp hành của hội. Hội viên không đi dự Đại hội thì không được ứng cử vào cơ quan lãnh đạo Hội.

             3. Được cấp thẻ hội viên. Được tham dự các hoạt động sinh hoạt chính trị, nghề nghiệp do Hội tổ chức hoặc phối hợp tổ chức. Các Hội viên có độ tuổi từ 65 trở xuống còn được quyền đề cử, ứng cử vào Ban lãnh đạo của Hội.

             4. Được Hội tạo điều kiện sáng tác, công bố và tiêu thụ tác phẩm theo quy định của Hội và Nhà nước. Được tham gia các hoạt động như: Đi thực tế, trại sáng tác, hỗ trợ sáng tác (nếu có), triển lãm công bố tác phẩm, tham sự các lớp học chính trị và chuyên môn do Hội tổ chức.

            5. Được hội bảo vệ danh dự và uy tín chính đáng trước công luận.

            6. Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc.

            7. Hội viên có quyền khiếu nại, khiếu tố theo quy định của pháp luật.

            8. Hội viên nam từ 70 tuổi, hội viên nữ từ 65 tuổi trở lên không phải đóng hội phí.

            9. Được xin ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên. Trong trường hợp này hội viên cần thông báo chính thức bằng văn bản cho Ban Chấp hành, và sẽ nhận được sự đồng ý của Ban chấp hành Hội sau 30 ngày khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Hội trong thời gian là hội viên.

            Điều 11. Nghĩa vụ của hội viên:

              1. Tuân thủ Điều lệ, Nghị quyết, Quy chế, quy định của Hội; tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và sinh hoạt của Hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết và uy tín của Hội.

              2. Tham gia đóng góp ý kiến đối với các vấn đề: kế hoạch, chương trình hoạt động và các biện pháp tổ chức thực hiện, các vấn đề về nhân sự của hội để xây dựng hội ngày càng phát triển và vững mạnh.

              3. Luôn coi trọng và gìn giữ sự đoàn kết, thống nhất trên tinh thần thẳng thắn, trung thực và bình đẳng vì quyền lợi tập thể; khiêm tốn và thường xuyên tự trau dồi kiến thức, nâng cao kiến thức chuyên môn đối với ngành mỹ thuật.

             4. Không được lợi dụng danh nghĩa của Hội để tiến hành các hoạt động trái với tôn chỉ, mục đích của Hội, gây tổn thất cho hội viên và uy tín của Hội. Hội viên tự chịu trách nhiệm trước mọi hành động vi phạm luật pháp Nhà nước.

             5. Hội viên có trách nhiệm tích cực tuyên truyền phát triển hội viên, đóng  hội phí hàng năm đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định của Hội

             6. Cung cấp cho Ban chấp hành Hội (khi thấy cần thiết) những thông tin có liên quan đến hoạt động của Hội để Hội có thông tin phục vụ cho các hoạt động của Hội.

           Điều 12. Thể thức vào Hội, ra Hội:

            1.  Kết nạp hội viên

- Người muốn vào Hội phải tự nguyện làm hồ sơ theo mẫu, tiêu chuẩn và quy chế do BCH Hội quy định.

- BCH Hội là cơ quan xét quyết định kết nạp Hội viên. Việc kết nạp Hội viên mới phải được quá 1/2 số Ủy viên BCH nhất trí tán thành. Mỗi năm Hội tổ chức xét kết nạp hội viên một lần.

- Căn cứ kết quả xét kết nạp của Ban Chấp hành Hội, Chủ tịch Hội là người ký quyết định kết nạp. Thời gian tham gia Hội của hội viên được tính từ ngày ra quyết định.

- Hội viên muốn ra khỏi Hội, tự nguyện làm đơn gửi BCH Hội. Khi ra Hội phải trả lại thẻ Hội viên.

            2. Thủ tục gia nhập Hội:

             - Đơn xin gia nhập Hội, có 2 Hội viên của Hội Mỹ thuật Hà Nội giới thiệu.

             - Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan hoặc UBND địa phương.

             - Báo cáo thành tích hoạt động mỹ thuật.

           3. Thể thức xét kết nạp:

             - Xét kết nạp Hội viên 1 lần trong năm

             - Ban Chấp hành Hội xét và quyết định kết nạp.

           4. Thể thức xin ra khỏi Hội:

Tự nguyện xin ra khỏi Hội được Ban Chấp hành Hội công nhận.

           Điều 13. Xoá tên Hội viên:

            a) Hội viên từ trần hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

            b) Theo quyết định của Ban Chấp hành trong các trường hợp sau:

            b1) Không nộp các khoản hội phí theo quy định;

            b2) Bị kỷ luật ở hình thức cảnh cáo quá 03 lần do vi phạm nội quy và Điều lệ của Hội;

            b3) Hoạt động trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

 

CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC HỘI

            Điều 14. Tổ chức của Hội

            1. Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu.

            2. Ban Chấp hành.

            3. Ban kiểm tra.

            4. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội, gồm:

           a) Hội đồng Nghệ thuật

           b) Các chi hội:

            - Chi hội Hội họa;

            - Chi hội Đồ họa;

            - Chi hội Điêu khắc;

            - Chi hội phê bình mỹ thuật

                   c) Văn phòng Hội;

             Điều 15. Đại hội nhiệm kỳ( Đại hội toàn thể hội viên):

               1. Đại hội nhiệm kỳ (đại hội toàn thể hội viên) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội do Ban chấp hành triệu tập. Nhiệm kỳ đại hội 5 năm/1 lần.

               2. Hội nghị thường niên được tổ chức 12 tháng 1 lần để tổng kết đánh giá hoạt động của Hội trong năm.

               3. Đại hội bất thường do Ban Chấp hành triệu tập theo đề nghị của ít nhất 2/3 tổng số uỷ viên Ban chấp hành hoặc ít nhất trên một phần hai (1/2) tổng số hội viên chính thức đề nghị.

               4. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu.

               5. Đại hội Hội Mỹ Thuật Hà Nội gồm hai cấp : Đại hội các chuyên ngành và Đại hội toàn thể.

* Đại hội chuyên ngành được tổ chức theo 4 chuyên ngành. Nội dung của đại hội chuyên ngành gồm:

               - Thảo luận và góp ý kiến vào bản báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ qua và phương hướng công tác nhiệm kỳ mới chuyên ngành .

       - Thảo luận và góp ý kiến sửa đổi điều lệ Hội.

       - Lấy phiếu tin nhiệm đề cử đại diện chuyên ngành với BCH nhiệm kỳ mới.

     * Nội dung chính của Đại hội toàn thể:

       - Thông qua báo cáo của BCH nhiệm kỳ qua và phương hướng nhiệm kỳ mới.

       - Thông qua báo cáo (sửa đổi) của nhiệm kỳ mới.

       - Thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của Hội vượt qua thẩm quyền giải quyết của BCH Hội.

                - Ban BCH Hội thông qua nghị quyết đậi hội.

Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu chỉ được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.

              6. Nguyên tắc hoạt động tại Đại hội:

              a) Khi triệu tập đại hội, Ban chấp hành phải công bố chương trình nghị sự của đại hội và phải gửi thư mời hội viên ít nhất 10 ngày trước ngày dự định họp;

              b) Đại hội biểu quyết theo hình thức bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu quá 50% tổng số phiếu bầu. Bầu lần thứ nhất không đủ số người thì bầu tiếp lần thứ 2 (nếu lần thứ 2 vẫn không đủ số người, việc bầu tiếp lần thứ 3 hoặc lấy đủ số người theo số phiếu từ cao xuống thấp của lần thứ 2 do Đại hội quyết định). Trong trường hợp có 2 người cuối cùng có số phiếu bầu bằng nhau thì lấy người có thâm niên tuổi hội cao hơn.

              c) Việc biểu quyết thông qua nghị quyết, quyết định của đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) hội viên chính thức có mặt tán thành.

           Trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng,đai biểu được quyền gửi ý kiến tham gia bằng văn bản và có giá trị như đại biểu có mặt tại Đại hội.Cách thức, nội dung, thông tin xin ý kiến đổi với đại biểu vắng mặt do BCH Hội quy định đảm bảo tính khách quan, trung thực,đầy đủ

          Điều 16. Ban Chấp hành

           1. Ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của Hội trong thời gian giữa hai kỳ đại hội. Ban chấp hành có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của đại hội. Ban chấp hành do Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu bầu ra. Số lượng thành viên của Ban chấp hành do Đại hội quyết định. Nếu được Đại hội ủy quyền, Ban chấp hành bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch.

          Ban Chấp Hành quyết định bầu bổ xung hoặc miễn nhiệm Uỷ viên BCH bằng phiếu kín .Số lượng bổ sung không quá 1/4 tổng số Uỷ viên BCH đại hội quyết định

          Các quyết định của BCH có hiệu lực khi có quá 1/2 số Uỷ viên BCH tán thành

          2. Hoạt động của Ban Chấp hành:

           a)  Định kỳ 3 tháng một lần

           b)  Định kỳ 6 tháng một lần, Ban Chấp hành họp liên tịch có sự tham dự của Hội đồng nghệ thuật, Ban Kiểm tra, các Ban chuyên môn,

           c) Nội dung họp: xem xét, đánh giá tình hình hoạt động của Hội, bàn bạc và quyết định các giải pháp cần thiết để thực hiện các quyết định, nghị quyết của Đại hội

           d) Chủ tịch Hội nhiệm kỳ trước được quyền triệu  tập các ủy viên Ban Chấp hành mới để bầu Chủ tịch nhiệm kỳ mới, sau đó Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới điều hành cuộc họp của Ban Chấp hành để bầu Phó Chủ tịch,Trưởng Ban kiểm tra Hội.

           3. Nhiệm vụ của Ban chấp hành

           a) Lãnh đạo, tổ chức hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội;

           b) Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội;

           c) Báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ và xây dựng phương hướng của nhiệm kỳ tới;

           d) Bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội, bầu bổ sung uỷ viên Ban chấp hành (nếu có).

           đ) Triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường; quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên;

           e) Xét kết nạp, khai trừ, miễn nhiệm hội viên; khen thưởng, kỷ luật; giải quyết khiếu nại của hội viên.

           4. Nguyên tắc hoạt động của Ban chấp hành

          a) Cuộc họp của Ban chấp hành được xem là hợp lệ khi có ít nhất trên ½ (một phần hai) số lượng uỷ viên Ban chấp hành tham dự. Biểu quyết trong Ban chấp hành theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo Chủ tịch Hội.

          b) Việc biểu quyết theo nguyên tắc quá bán (trên 1/2 số uỷ viên có mặt). Riêng đối với các vấn đề quan trọng sau đây, phải được ít nhất 2/3 số uỷ viên Ban chấp hành có mặt thông qua:

           b1) Sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ;

           b2) Miễn nhiệm một số thành viên trong Ban chấp hành;

           b3) Các vấn đề liên quan đến hội viên

         Điều 17. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch:

          1. Chủ tịch Hội do Ban chấp hành bầu ra trong số các uỷ viên Ban chấp hành. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội như sau :

            a) Chủ Tịch Hội là người đứng đầu Hội, đại diện của Hội trước pháp luật,chịu trách nhiệm điều hành chung các hoạt động của Hội. Là chủ tài khoản của Hội;

           b) Tổ chức triển khai thực hiện Điều lệ, Nghị quyết của Đại hội, các Quyết định của Ban chấp hành;

           c) Phân công và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Chủ tịch và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc hội để triển khai thực hiện Điều lệ, Nghị quyết của Đại hội, các Quyết định của Ban chấp hành;

           d) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban chấp hành;

           e) Các Phó Chủ tịch Hội do Ban chấp hành bầu, hoạt động theo sự phân công của Chủ tịch, chịu trách nhiệm với lĩnh vực, công việc được Chủ tịch phân công. Giải quyết các công viêc khác khi đươc Chủ tịch Hội ủy nhiệm.

          Điều 18. Ban kiểm tra

  1. Ban kiểm tra gồm 3 thành viên, gồm trưởng ban, phó trưởng ban và uỷ viên  do Ban Chấp hành  bầu ra trong số các hội viên của Hội. Trưởng ban kiểm tra do Ban Chấp hành  đề cử. Ban kiểm tra có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Ban chấp hành Hội.
  2. Trưởng ban kiểm tra là Uỷ viên BCH
  3. Việc bổ sung hoặc miễn nhiệm 1 Uỷ viên của Ban kiểm tra do thành viên Ban Chấp Hành hoặc Ban kiểm tra đề nghị và phải được quá ½ số Uỷ viên BCH tán thành .Chủ Tịch Hội ra quyết định

      4. Nhiệm vụ của Ban kiểm tra:

          a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết, Quy chế, Điều lệ Hội.

          b) Đề xuất các biện pháp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo các sai phạm của hội viên và các thành viên Ban lãnh đạo Hội để Ban Chấp Hành xem xét, giải quyết.Trường hợp đặc biệt Ban kiểm tra có quyền đề nghị cơ quan pháp luật của nhà nước can thiệp thông qua Ban Chấp hành Hội.

          Điều 19. Hội đồng nghệ thuật ( HĐNT)

          1. Hội đồng nghệ thuật là cơ quan tư vấn về chuyên môn của Ban Chấp Hành có nhiệm vụ tham gia thẩm định những giá trị nghệ thuật các triển lãm Mỹ thuật đứng tên Hội Mỹ Thuật Hà Nội. Hàng năm đề xuất các biện pháp, phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật bảo đảm định hướng nghệ thuật theo đường lối Văn Hóa – Văn nghệ của Đảng và Nhà nước.

          2. Số lượng thành viên hội đồng Nghệ thuật do Ban Chấp Hành  đề xuất  và quyết định.Thành viên Hội Đồng Nghệ Thuật phải được quá ½ số Uỷ viên tán thành.

          3. Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật do Hôi đồng nghệ thuật bầu . Chủ Tịch Hội ra quyết định.

          4. Việc bổ xung hoặc miễn nhiệm Uỷ viên Hội đồng nghệ thuật do thành viên Ban Chấp Hành  hoặc Hội đồng nghệ thuật đề nghị và phải được quá ½  số Uỷ viên Ban Chấp Hành tán thành.Chủ tịch Hội ra quyết định.

         Điều 20. Chi hội chuyên ngành, câu lạc bộ, các tổ chức trực thuộc Hội

  1. Các Chi hội chuyên ngành trực thuộc là tổ chức cơ sở của Hội, mỗi chi hội chuyên ngành có ít nhất từ 10 hội viên trở lên, chi hội trưởng và chi hội phó do Ban Chấp hành chỉ định. Nhiệm kỳ của chi hội trưởng, chi hội phó theo nhiệm kỳ Đại hội của Hội.

       2. Các Chi hội có nhiệm vụ:

          a. Hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của Hội

          b. Chi hội trưởng, chi hội phó chịu trách nhiệm mọi hoạt động của chi hội và họp với Ban chấp hành Hội 2 lần/năm.

          c. Quản lý hội viên và tổ chức hoạt động chuyên môn theo Điều lệ.

          d. Triển khai các nghị quyết, kế hoạch công tác của Ban chấp hành

          e.Phối hợp các chi hội khác trong các hoạt động nghiệp vụ.

          3. Câu lạc bộ: Nữ tác giả và Tác giả trẻ gồm các thành viên là hội viên của Hội được bảo trợ như tổ chức chi hội chuyên ngành, nếu bao gồm các thành viên chưa phải là hội viên của Hội thì khi cấp kinh phí hỗ trợ triển lãm nếu có chỉ tính tiêu chuẩn của người đã là hội viên, quy định về tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ do câu lạc bộ tự quyết định, câu lạc bộ muốn được bảo trợ có đơn gửi cơ quan Hội.

         Điều 21. Tổ chức, miễn nhiệm và bổ sung lãnh đạo:

           1. Thành viên BCH, HĐNT. BKT khi từ chức có đơn gửi Ban Chấp hành (BCH) xem xét thông qua việc từ chức

           2. Việc miễn nhiệm khi có quá 50% số thành viên trong BCH đề nghị

           3. Bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, bằng những hình thức bỏ phiếu kín. Người trúng cử có số phiếu quá 50% số thành viên trong Ban Chấp hành. Những người xin từ chức  hoặc bị miễn nhiệm thì không bầu bổ sung.

          Điều 22. Mối quan hệ công tác giữa Hội và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội:

           1. Hội Mỹ Thuật Hà Nội quan hệ chặt chẽ với Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, tham gia tích cực vào các hoạt động chung của Liên hiệp Hội

           2. Về hoạt động chuyên môn: Căn cứ lĩnh vực, phạm vi hoạt động, tôn chỉ mục đích theo Điều lệ Hội được UBND Thành phố phê duyệt, định hướng về tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Ban chấp hành Hội chủ động tổ chức thực hiên.

          3. Về công tác tổ chức, cán bộ lãnh đạo Hội, hội viên: Mọi vấn đề liên quan đến tổ chức, lãnh đạo hội, khen thưởng, kỷ luật hội viên do nội bộ Ban chấp hành Hội quyết định, đảm bảo sự dân chủ, đoàn kết, thống nhất theo quy định. Có chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm theo quy định.

Tags: