Đề dẫn tọa đàm Mỹ thuật Hà Nội 50 năm sau ngày thống nhất đất nước

Ngày đăng : 09:36:55 22-04-2025

     Tác giả: Nguyễn Xuân Thủy

 

Trong không khí tưng bầng hướng tới ngày đại lễ, ngày 30/4/1975 của cả nước. Để hòa chung không khí chờ đón ngày kỷ niệm ngày chiến thắng. Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm vể Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước.

       Sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, trong bối cảnh đời sống nhân dân cả nước gặp rất nhiều khó khăn trong đó có văn Nghệ sĩ Thủ đô, do bị quốc tế cấm vận kinh tế, vật liêu họa phẩm khan hiếm ảnh hưởng đến công việc sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc. Vì vậy mà phong trào mỹ thuật của cả nước nói chung  và Thủ đô Hà Nội nói riêng có rất nhiều hạn chế không thể phát triển ngay được. May thay trong lúc khó khăn thì Đảng và Nhà nước ta đã ra quyết định đổi mới về Chính trị, kinh tế, quyết tâm hội nhập với thế giới để đưa đất nước ta phát triển thoát khỏi đói nghèo.

       Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6/1985) có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc cải cách kinh tế đất nước mở ra một thời kỳ mới. Từ đó nền kinh tế nước ta mới dần dần khởi sắc. Đến năm 1995 Mỹ gỡ bỏ cấm vận cho Việt Nam cơ hội giao thương buôn bán với thế giới mới được từng bước được phát triển, trong đó có giao lưu văn hóa thông qua con đường du lịch, thương mại. Văn nghệ sĩ được “cởi trói”, họa phẩm được nhập vào nước ta ngày một nhiều, họa sĩ có điều kiện phát huy những tài năng của mình mà không có sự bó hẹp, thi đua sáng tác mở triển lãm nhóm, cá nhân. Nhờ chủ trương đổi mới mở cửa mà thế giới mới biết đến nền Mỹ thuật Việt Nam thông qua khách nước ngoài mua tranh, sưu tập tranh của các họa sĩ Việt Nam. Những thập niên 80; 90 và 2000 lúc đó chưa có khái niệm CNVH, nhưng thị trường về các tác phẩm về mỹ thuật, các ấn phẩm về VH và các phảm phẩm thủ công mỹ nghệ đã hình thành, trao đổi xuất khẩu thông qua nhiều hình thức mua bán. Đời sống các Nghệ sĩ được cải thiện đáng kể, nghệ sĩ phẫn khởi đầu tư trí tuệ sáng tác, từ đó phong trào mỹ thuật ngày một đi lên lớn mạnh không ngừng.

      Sau 1975 các triển lãm mỹ thuật của Hà Nội cũng như triển lãm toàn quốc do Trung ương vẫn tổ chức định kỳ, tầm vóc quy mô lớn hơn, có đông tác

giả tham gia, số Lượng, chất lượng cũng rất tương xứng, nội dung ca ngợi chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, ca ngợi quê hương đất nước ngày một đổi mới. Nhiều tác phảm đã được giải hưởng có giá trị cao ở các các cuộc triển lãm, nhất là triển lãm Thủ đô hàng nămnhằm kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô 10/10.

      Trong các cuộc triển lãm, Gallery đã cho thấy một sự đổi thay lớn mạnh của mỹ thuật Thủ đô. Nghệ thuật ngoài trời cũng bắt đầu được đầu tư. Cụ thể là năm cửa Ô vào Thủ đô những bức tranh hoành tráng khổ lớn được thành phố cho lắp đặt để tuyên truyền cho chủ trương đường lối chính sách của Đảng cũng như của thành phố.

      Tượng đài, tượng công viên cũng được Nhà nước đầu tư cho xây dựng; Như tượng Bác Hồ và Bác Tôn ở công viên Thống nhất -Tượng đài Hoàng đế Quang Trung ở khu Di tich Gò Đống Đa - tượng đài  Thần tốc mô tả trận đánh nhanh thần tốc của Hoàng đế Quang Trung ở cửa ngõ Thăng Long ở Ngọc Hồi - tượng Cảm tử  cho Tổ quốc quyết sinh ở Hồ Hoàn Kiếm và các quận huyện trên địa bàn thành phố, để tri ân công lao của những con người đã có công với quê hương đất nước các địa phương cũng cho xây nhiều tượng đài, nơi ghi dấu công lao của các bặc tiền nhân có công qua các thời kỳ dựng nươc và giữ nước.  Nổi bật nhất là nhân nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long thành phố đã khánh thành tượng đài Vua Lý Thái Tổ đặt tại vườn Lý Thái Tổ nhìn ra hồ Hoàn Kiếm.   

      Nhìn lại sau 50 năm thống nhất đất nước nhờ những chính đổi mới của Đàng và Nhà nước, mở cửa nền kinh tế hội nhấp với quốc tế mà Mỹ thuật Hà Nội đã phát triển rất lớn mạnh như ngày hôm nay, số lượng văn nghệ sĩ ngày một đông đảo, chất lượng. Quy mô tác phẩm ngày một đồ sộ.

               Hà Nội đúng là nơi trung tâm Chính trị, Văn hóa, kinh tế của cả nước, thành phố phố vì hòa bình xứng danh là cái nôi của nghệ thuật của cả nươc.

      Mong rằng các thế hệ tiếp nối sẽ phát huy truyền thống mỹ thuật tốt đẹp của các thế thế hệ nghệ sĩ đi trước để giữ gìn cũng như tô điểm thêm nét dẹp đó bền vững đời đời.

 

 

 

Tags: