Đẩy mạnh sáng tạo Văn học Nghệ thuật cùng sự phát triển “Công nghiệp Văn hóa” Thủ đô. HS- NNC Nguyễn Văn Chiến

Ngày đăng : 10:34:30 29-09-2022
I  Nhận thức về ‘Công nghiệp Văn hóa’: Văn học Nghệ thuật (VHNT) là lĩnh vực lớn, đến nay có 9 hội chuyên ngành, mỗi ngành có lại những đặc thù riêng và phát triển nhiều nghệ sĩ tài năng, sáng tạo nhiều loại tác phẩm  nghệ thuật. Trong đó, Mỹ thuật cũng phát triển trên 3 ngành: Nghệ thuật tạo hình, Mỹ thuật Công nghiệpMỹ nghệ - Gốm truyền thống. Hiện nay Sự nghiệp VHNT Thủ đô” cùng với “Công nghiệp Văn hóa Thủ đô” trong công cuộc đổi mới, hội nhập. Trước làn sóng “Công nghiệp Văn hóa” (CNVH)  đang phát triển, vậy có sự chồng chéo với phát triển “Sự nghiệp VHNT Thủ  đô” không?  Do vậy, cần hoạch định cụ thể về ‘Lĩnh vực’, ‘Loại hình’, ‘Tinh chất sáng tạo’ và ‘Khuôn /dạng’ của CNVH với sáng tạo VHNT? Để rõ      Tranh“Hoa khoe sắc mới” (S dầu) Nguyễn Văn Chiến MTTĐ 2022 CNVH là gì? Chủ thể là ai? ai làm? Và làm cái gì? CNVH và VHNT có “Cái nào phụ thuộc cái nào”? “Chủ thể sáng tạo nghệ thuật”(STNT) và Tác phẩm có bị  ngành CNVH  bao sân, ‘thế danh’ không? Ngành CNVH có bao hàm hết các lĩnh vực Văn hóasáng tạo VHNT? hoặc chỉ ‘bao phủ’ đến đâu? vào ‘những ngành nào’ trong phạm vi rộng lớn của các lĩnh vực Văn hóa -Văn Nghệ ? Hay CNVH và VHNT cùng nhau kết hợp - thúc đấy phát triển?
Từ trước tới nay ta vẫn luôn với phương châm: Phát huy Bản sắc “Văn hóa Dân tộc”, phát triển “Văn Nghệ nước nhà” (Truyền thống và Hiện đại). Văn hóa - Văn Nghệ đồng hành trong sự nghiệp cách mang và xây dựng đất nước. Đặc biệt rõ nét nền tảng xây dựng tiếp từ chiến khu kháng chiến cứu nước và kiến quốc nhà nước cách mạng.
Thuật ngữ “Công nghiệp Văn hóa” (CNVH) là “mới” đối với Việt Nam. Song thế giới đã có sách (*) lần đầu tiên xuất hiện năm (1944), trong cuốn sách Dialectic of Enlightenment của hai nhà nghiên cứu người Đức là AdornoHorkneimer. Họ cho rằng (CNVH) làm cho văn hóa bác học và văn hóa bình dân gặp gỡ; đồng thời, phản bác quan điểm văn hóa tự nảy sinh từ đại chúng. Vì theo họ, các sản phẩm văn hóa đã được tính toán kỹ cho nhu cầu của đại chúng, do đó, chúng ít nhiều được sản xuất theo kế hoạch. Hoặc trong cuốn sách ‘A handbook of cultural economics của Towse’ CNVH còn được gọi là “Công nghiệp sáng tạo” (viết tắt CNST) tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thương mại hóa cho đại chúng với nội dung nghệ thuật, và có ý nghĩa văn hóa, sáng tạo. Với đặc trưng chính là sản xuất theo quy mô công nghiệp kết hợp với văn hóa. Sản phẩm văn hóa được tạo ra từ công việc của những người nghệ sỹ có tài, được đào tạo (nghệ sĩ, diễn viên, thợ thủ công,...) hoặc cũng có thể phát sinh từ ý nghĩa xã hội gắn liền với việc tiêu dùng hàng hóa của dân chúng.
Để nhận thức đúng về CNVH (tôi -NVC) lược vắn, dẫn lại những định nghĩa về  Ngành hoạt động này là: bao gồm các ngành sản xuất và phân phối một cách thương mại hóa các sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa văn hóa, xã hội. Ở đây, chữ “Công nghiệp” chỉ quá trình sản xuất và chỉ sự tiêu chuẩn hóa các sản phẩm, cũng như hợp lý hóa kỹ thuật liên quan đến việc cung ứng, phân phối sản phẩm văn hóa. Tuy nhiên, cũng có ý phê phán sự khai thác thương mại tính sáng tạo của con người. UNESCO cho rằng “CNVH xuất hiện khi các hàng hóa và dịch vụ văn hóa được sản xuất và tái sản xuất, được lưu trữ và phân phối trên dây chuyền công nghiệp và thương mại, tức là trên quy mô lớn, phù hợp với chiến lược kinh tế hơn là phát triển văn hóa”. Trong những tài liệu của UNESCO gần đây: CNVH là những ngành sản xuất ra những sản phẩm hữu hình hoặc vô hình mang tính nghệ thuật, sáng tạo và có tiềm năng tạo ra thu nhập, của cải thông qua việc khai thác các tài sản văn hóa, sản xuất hàng hóa, dịch vụ dựa trên tri thức (cả truyền thống và đương đại). Các lĩnh vực thuộc CNVH có điểm chung là đều vận dụng tính sáng tạo, tri thức văn hóa và sở hữu trí tuệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ với ý nghĩa văn hóa, xã hội. Khái niệm “Công nghiệp” liên quan đến sản xuất hàng hóa, còn khái niệm “văn hóa” thường diễn đạt ý niệm trừu tượng về giá trị. Ghép hai khái niệm này với nhau làm bộc lộ sức mạnh tiềm ẩn của văn hóa về phương diện kinh tế mà trước đây chúng ta ít chú ý tới. UNESCO nhận định CNVH là công nghiệp kết hợp 3 yếu tố: Sáng tạo, Cơ sở hạ tầng và Công nghệ sản xuất hiện đại, để sản xuất ra các sản phẩm văn hóa, đem lại lợi ích kinh tế. Nhưng không thể bao ôm hết các lĩnh vực Văn hóa, Văn nghệ. Theo khảo sát, chỉ thấy “khoảng 10 ngành”. Tức gồm: Quảng cáo, giải trí kỹ thuật số, mỹ thuật đồ cổ và thủ công mỹ nghệ, thiết kế mỹ thuật, phim ảnh và video, in ấn xuất bản, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, phát thanh truyền hìnhphần mềm vi tính... Trên thực tế lợi nhuận của CNVH đã khiến rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đua nhau tham gia. Do đó, việc phát triển ‘Văn hóa’ thành ngành ‘Công nghiệp’ là một xu hướng phát triển.
Với những cách hiểu về CNVH, có điểm chung là: gồm các ngành sản xuất và phân phối một cách thương mại hóa các sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa văn hóa, xã hội. Song vẫn bị chồng chéo, hoặc nhầm lẫn giữa CNVH và CNST. Sáng tạo ở đây có hai khía cạnh: “Sáng tạo văn hóa” (tác phẩm) và “sáng tạo công nghệ” (thực hiện sản xuất). Một số nước lại gọi chung là CNST. Trong khi CNVH không thống kê bao gồm ‘những ngành’,‘lĩnh vực’ nào? để liệt kê các hạng ngành vào danh sách thuộc ngành CNVH. Như vậy, việc tạo dựng nên một một “ngành” với ‘định dạng’ khuôn khổ, và ‘phân loại các ngành’ thuộc CNVH, đến nay vẫn chưa được phân định rõ ràng và thống nhất giữa các tổ chức, cũng như các quốc gia. Do vậy chỉ thấy các ‘cách phân loại’ gần như đều chấp nhận ‘các ngành có áp dụng công nghệ tiên tiến’, mà hiểu CNST trở thành một ngành của CNVH. Và thường chỉ nêu ra 10 lĩnh vực chung nhất thuộc CNVH  là: Di sản, lưu trữ, thư viện, sách và xuất bản, nghệ thuật thị giác, nghệ thuật biểu diễn, truyền thông nghe nhìn và đa phương tiện, kiến trúc, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ. Để thấy nhiều ngành trong lĩnh vực Văn hóa - văn Nghệ không thuộc CNVH. Việc xây dựng chuẩn ‘một khung phân loại thống nhất về CNVH’ là rất cần thiết, để có thể đưa ra các quyết sách đúng đắn, nhằm phát triển ‘ngành công nghiệp tiềm năng’ này.. Thực tế ở Anh đã tạo ra thu nhập khoảng 112,5 tỷ bảng/năm, đóng góp 5% GDP, chiếm 10 - 15% thị phần CNVH thế giới. Hồng Công (Trung Quốc) có được 85% thu nhập quốc dân từ nguồn thu dịch vụ giải trí, truyền hình. Hàn Quốc, phát triển mạnh  mẽ và có ảnh hưởng tới toàn cầu nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh, âm nhạc...)
Phát triển các ngành “Công nghiệp Văn hóa” (ở Việt Nam) cũng rất mới, và còn nhiều bất cập. Dầu nguồn tiềm năng quan trọng là nền văn hóa truyền thống, với bề dày hàng nghìn năm độc đáo và đa dạng. Sự phong phú của đa ngành nghề thủ công, hay nhiều Di tích Văn hóa Lịch sử, Lễ hội, các loại hình nghệ thuật, Kiến trúc của 54 tộc người,cùng  Danh lam, Thắng cảnh đất nước. Trong những năm gần đây, vốn Di sản văn hóa Việt Nam được các tổ chức quốc tế ghi nhận. Điều này đã và đang được phát huy với mọi tài năng sáng tạo cho sự tăng trưởng trong CNVH, gồm dịch vụ của các lĩnh vực như: Quảng cáo; Nghệ thuật thị giác Kiến trúc; Thủ công mỹ nghệ; Thiết kế Thời trang; Nghệ thuật Điện ảnh, biểu diễn; Truyền hình và phát thanh, Xuất bản âm nhạc; Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Du lịch văn hóa. Các ngành sử dụng năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hóa, kết hợp ứng dụng công nghệ và kỹ năng kinh doanh, để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ văn hóa đáp ứng nhu cầu xã hội. CNVH tạo ra những cơ hội mới về việc làm, mở ra những thị trường mới cho các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đang tiếp tục đổi mới, tăng cường hội nhập quốc tế, tiến hành phát triển các ngành CNVH để biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Kết nối các thành tố: Tài năng sáng tạo, Vốn văn hóa kết hợp với công nghệ và Kỹ năng kinh doanh cho các sản phẩm và Dịch vụ văn hóa. Sự hoạt động lao động phải được chuyên môn hóa rõ ràng, được kinh doanh khai thác một cách có hệ thống và có trách nhiệm với xã hội. Tác phẩm văn hóa nghệ thuật khi sử dụng  sản phẩm, dịch vụ phải  được bảo vệ bản quyền tác giả. Với ta còn mới mẻ, nên rất cần tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm tại các quốc gia phát triển, nâng cao nghiệp vụ trong các đề xuất và giải pháp, trên con đường đưa sản phẩm Văn hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Để phát triển CNVH, chúng ta cần thay đổi nhận thức của các nhà quản lý, lãnh đạo và hoạch định chính sách văn hóa. CNVH là một ngành sản xuất, có khả năng tạo ra các sản phẩm tinh thần cao đẹp, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. nhưng còn chưa xác định được rõ chủ thể của CNVH  là ai? ai làm? và làm với lĩnh vực ngành nghề gì của Văn hóa - Văn Nghệ? Hệ thống quản lý và các mô hình đầu tư chưa thực sự phù hợp cho sự phát triển ngành CNVH. Thiếu sự hợp tác hiệu quả trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan trong lĩnh vực văn hóa. Đâu là lực lượng sản xuất của CNVH? Các ngành CNVH là những lĩnh vực sử dụng tài  năng sáng tạo, vốn văn hóa kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa. Sự kết hợp của sự sáng tạo, quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ thuộc về văn hóa phải được bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ. (**)
II. ‘Công nghiệp Văn hóa’ và ‘sáng tạo Văn học Nghệ thuật’: Trên thực tế ở các nước (và cả ở ta) cho thấy CNVH chỉ mới đưa ‘khoảng 10 ngành nghề’ vào hạng mục “Sản xuất công ngiệp”, tức CNVH không thể bao trùm hết các ngành trong các lĩnh vực Văn hóa - Văn học Nghệ thuật.  Các ngành nghệ thuật của chúng ta đang tồn tại tất cả, cùng với các thành tựu rực rỡ truyền thống và hiện đại. Như vậy, việc tồn tại đó, không đảm bảo rằng: tất cả các ngành này đã đương nhiên trở thành các ngành CNVH?  còn là ‘khoảng cách lớn’ mà CNVH không với tới, không đủ khả năng làm ‘công nghiệp’. Tức các “Mạnh Thường quân”, các “Ông bầu”, các “Tập đoàn” hay “Tư nhân”  các “nguồn lực kinh phí” không thể. Để tránh  câu “há miệng chờ sung”? hay “Lý Ngư vọng Nguyệt”? Mà người nghệ sĩ phải tự thân vận động để đi đến vinh quang. May thì được nhà nước cấp kinh phí (tức nguồn vốn) cho hoạt động. Bởi vậy, ta  suy nghĩ “Phát triển sự nghiệp VHNT Thủ đô”, và chúng tôi với lĩnh vực Nghệ thuật tạo hình (theo hướng Nghị quyết 33 của Bộ Chính Trị về “Xây dựng và phát triển Văn hóa con người Việt Nam dáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” bởi chúng cho ta là Văn nghệ sĩ Thủ đô  sáng tạo vì sự nghiệp ‘Văn hóa - Văn nghệ’ nước nhà. Qua đó cũng để bổ sung góp vào “Phát triển Công nghiệp Văn hóa trên địa bàn Thủ đô” (như Nghị quyết 09 NQ/TU thành ủy giai doan 2021-2025 định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045). Dẫu chỉ có một số ngành nằm trong phát triển CNVH. Như thế, với “Phát triển sự nghiệp Văn hóa Việt Nam” và “Phát triển Công nghiệp Văn hóa Thủ đô” hiện nay là cùng đồng hành thực hiện.
Trong nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật truyền thống với các Di tích cổ, để phát huy, phát triển Văn hóa - lịch sử nghệ thuật truyền thống, thậm chí còn phải làm công việc “Phi lợi nhuận” để gìn giữ phát triển Văn hóa - Lịch sử nước nhà? Tức là phải sửa chữa những việc làm sai lầm, đã in trên các “Báo, Chí và cả các Sách Lịch sử” để trả lại sự trong sáng của Di tích Văn hóa Lịch sử Hà Nội và nơi khác. Xin dẫn các trường hợp nghiêm trọng mà lại ít người biết để phê phán.  - Bài “Bình minh của lịch sử Hà Nội của GS Trần Quốc Vượng (TQV) đăng trong sách “Thăng Long Hà Nội” (PGS Lưu Minh Trị và Hoàng Tùng đồng chủ biên. NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999). TQV đã đọc ẩu cổ tự, hiểu sai, gán nhầm bà Đào/Đỗ Thi Sa là Phi của Ngô Quyền? Đọc dịch sai “Hậu Phật Bi Ký” cho là vua Ngô Quyền thương bà Đào/Đỗ Thi Sa không có con, khi về quê đã cắt đất Cổ Loa cho bà, vì mất đất nên đời sau xảy ra chuyện đòi lại đất, mà thù làng vẫn còn đến nay? Song trong nguyên bản Bia Hậu của bà Đào/Đỗ Thi Sa có đoạn ghi khi cúng Hậu vào chùa, là: ‘Của cải, đất ruộng con cháu  về sau không được ỷ thê đòi lại’. Thì bị TQV cho là “Bia đá lời nguyền” về sự vọng tranh đất cát giữa Cổ Loa và Dục Tú? Hiện ở Dục Tú vẫn còn ‘Nhà thờ họ Đỗ chi thứ đời 5’ thờ bà, có Gia phả ghi lại, và còn cả Lăng mộ và bia. Trong khi bà Đào/Đỗ Thi Sa sinh sau Ngô Quyền 700 năm.Thế mà GS Trần Quốc Vượng vẫn viết liều như vậy. - Ba quyển “Lịch sử Việt Nam”, thì 2 quyển -“Lịch sử Việt Nam” (đều tập 1) với 2 nhà xuất bản  (NXB ĐH-THCN 1983) và (NXB GDVN 9-2012) và cùng do GS Phan Huy Lê chủ biên. Hoặc Sách “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” lấy nội dung từ “Lịch sử Việt Nam” Tập 1 (1983) làm lời cho (Tập 11): “Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán” (NXB Trẻ TPHCM 7-2009); đã vu oan cho sử thi “Thiên Nam Ngữ Lục” viết về Dương Phương Lan gặp Ngô Quyền ở cầu Ba Trăng lấy nhau trước khi vào Châu Ái, sau lại được Dương Diên Nghệ quý mến Ngô Quyền mà lại gả con gái cho (tức Dương Thị Như Ngọc). Trong khi “Thiên Nam Ngữ Lục” chỉ viết về mối tinh của Ngô Quyền với Dương Thị Như Ngọc. Sử thi không hề viết gì về Dương Phương Lan. Từ đó nảy sinh nhiều bài đăng báo chí cả tham luận in trong kỷ Yếu, thêu dệt sai về Dương Phương Lan ? nào là cho bà tham gia đánh trận Bạch Đằng, rồi hy sinh tại trận? nào là Ngô Quyền thương xót đưa di hài bà về quê Yên Nhân – Chương Mỹ mai táng, và lập Lăng mộ? (vẫn còn đến khi 2010 xây trường PTTHCS  mới bị san phẳng). Rồi  Dương Phương Lan được Ngô Quyền phong: Hoàng hậu. Lại nảy nòi viết thành “cốt truyện” để các họa sĩ vẽ tranh về nhân vật Dương Phương Lan, in trong sách “LSVN bằng tranh”. Trong khi Dương Phương Lan là con của ông Dương Công Đính và bà Vũ Thị An, hiếm muộn đi cầu tự chùa Hương Tích, mà sinh ra Dương Phương Lan . Lớn lên có ân vời làng, khi mất Dương Phương Lan được thờ ở chùa làng. Sinh thời của bà gắn bó với thời Lê Trịnh. Bà sinh sau Ngô Quyền trên 700 năm mà các GS sử học vẫn nghiễm nhiên gán lấy Ngô Quyền và vu cho bộ sử thi “Thiên Nam Ngữ Lục” viêt vậy? Trong khi họ rất kém cỏi khi đọc sử thi, mà hiểu sai, để bia ra chuyện không có trong lịch sử. - Bia Cổ Đường Lâm - Sơn Tây “Phụng Tự Bi” (1390) bị “vu oan giá họa” cho là ngụy tạo thời Nguyễn, đồng thời phủ nhận “Quê hương Phùng Hưng và Ngô Quyền” (ở Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội) để đưa về nơi loanh quanh vùng Thanh Nghệ (của nhóm: GSTS, ThS  của Viện sử học, Trường ĐHNVQG, Viện nghiên cứu Hán Nôm). Chúng tôi đã tra cứu, dịch lại toàn văn bia cổ, chỉ ra những sai lầm của họ. Trả lại sự trong sáng của Di tích LSVH và Quê hương Phùng Hưng và Ngô Quyền ở Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội.  Hai ngôi mộ cổ mà bấy lâu bị nhận nhầm thân chủ. Chúng tôi tra cứu Mộ Cổ ở Như Quỳnh - Hưng Yên, không phải mộ (Ngô Tuấn) Lý Thường Kiệt. Và ngôi Mộ cổ ở Nguyễn Xá – Bình Lục - Hà Nam không phải mộ Ngô Quyền mà trước đó bị nhận nhầm. Những Di tích LSVH trên chúng tôi tra cứu kỹ từ cổ vật cổ tự Di tích, và phản biện. Đã báo cáo khoa học tại các Hội nghi Khảo Cổ Học - Trả lại sự trong sáng vốn có của Di tích LSVH. Lấy Nghiên cứu khoa học làm công đúc với Di tích LSVH truyền thống.
Xét về Sự nghiệp” và Công nghiệp”có khác nhau về từ chữ. Về âm phiên của chữ Hán: “Công” là chung, “Nghiệp” là sự nghiệp, thì Công nghiệp  là nghiệp  chung, Công nghiệp Văn hóa” được hiểu: là “sự nghiệp chung Văn hóa”.  Điều mà ta vẫn được nghĩ từ 1943 với khởi xướng “Đê cương Văn hóa Việt Nam” (Trường Chinh), đi liền với Văn hóa - Văn nghệ kháng chiến và liền mạch hoạt động đến nay. Gần đây, với hướng “Toàn cầu hóa” mà nổi lên vấn đề: CNVH, thì hai chữ “Công nghiệp” dội từ bên ngoài. Thì hai từ: “Công nghiệp” ở đây chỉ ‘đồng âm’ mà ‘khác nghĩa’. Được hiểu khác là: Công nghiệp Sản xuất, về sản phẩm Văn hóa. Gồm các ngành sản xuất và phân phối một cách thương mại hóa các sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa văn hóa, xã hội, thu lợi nhuận”. CNVH chỉ là một ngành, không hàm nghĩa sự nghiệp. Như vậy: Trong Sự nghiệp Văn hóa Việt Nam” có thêm một lĩnh vực hoạt động sản xuất văn hóamang tinh công nghiệp” (khác lối sản xuất thủ công)? Nên định nghĩa của thuật ngữ CNVH không thể bao gói hết các lĩnh vực Văn hóa- Văn nghệ, bởi sự đa dạng của đa ngành mà mỗi ngành có đặc thù. và thâm sâu bề dày sáng tạo. Mà CNVH chỉ khuôn vào một số lĩnh vực ngành nghề mà thôi.
Trong hoạt động sáng tác Văn học Nghệ thuật đáp ứng và phối hợp với CNVH để phát triển nhằm tìm giải pháp để xây dựng nguồn lực xã hội hóa và đẩy mạnh sáng tạo Văn học Nghệ thuật, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sáng tạo Văn học Nghệ thuật, thực trạng và giải pháp. Đổi mới hoạt động của Hội nhằm tập hợp, tạo điều kiện cho hội viên sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển. Các biện pháp để nâng cao chất lượng sáng tác như: đổi mới hình thức, nâng cao hiệu quả các trại sáng tác VHNT, Tổ chức tốt các cuộc thi sáng tác VHNT, đẩy mạnh hoạt động công bố, quảng bá tác phẩm VHNT.
III. Sáng tác “Mỹ thuật công nghiệp”: Trong Mỹ thuật có hai lĩnh vực rõ rệt: Sáng tác “Nghệ thuật tạo hình” đào tạo từ (1925 -1945) và “Mỹ thuật công nghiệp” (viết tắt MTCN) đào tạo từ (1938 – 1945)  Sau Hòa bình 1954. Hai lĩnh vực Mỹ thuật  tiếp tục phát triển đến nay. Thì hoạt động sáng tạo MTCN là lĩnh vực riêng, với đội ngũ họa sỹ với yêu cầu sáng tạo - chế tạo sản phẩm. Cái đẹp gắn liền với sản xuất công nghiệp, kết hợp mỹ thuật và kỹ thuật. Hoạt động mỹ thuật ứng dụng với nhiều khoa, ngành (hiện đại và truyền thống) như : Sơn mài, Gốm mỹ thuật, Đồ họa công nghiệp, Thiết kế nội ngoại thất, Thời trang, Tạo dáng công nghiệp…ngày càng đi vào cuộc sống, đáp ứng sinh hoạt vật chất, tinh thần. Sản phẩm với yêu cầu: Bền trong sử dụng và Đẹp hình thức sản phẩm. Phát triển Mỹ thuật Công nghiệp hay gọi là Design công nghiệp. Các chuyên ngành Mỹ thuật công nghiệp chịu sự chi phối, tác động của xã hội. Đặc biệt Design công nghiệp hiện đại ngày càng vươn tới sự hài hòa giữa thế giới sản phẩm và môi trường tự nhiên và xã hội. Ngày nay MTCN ngày càng phát triển, làm nên diện mạo mới của đời sống xã hội, đánh dấu sự phát triển khả năng thiết kế sáng tạo các sản phẩm công nghiệp của “Mỹ thuậtKỹ thuật công nghệ”. Cái đẹp từ ý tưởng nghệ thuật, thông qua kết cấu, hình dáng, đường nét, hình khối, màu sắc gắn liền với chế tạo sản phẩm  sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhiều mặt sinh hoạt vật chất, tinh thần phục vụ trực tiếp cho đời sống. Chức năng design sản xuất đồng loạt sản phẩm, còn chú trọng yếu tố cá tính và phong cách. Từ hoạt động chuyên ngành Mỹ thuật ứng dụng chứng tỏ ngày càng đi sâu vào cuộc sống. Sự tương ứng của sản phẩm với các yêu cầu: hình thức đẹp của sản phẩm và bền cho người tiêu dùng. Như vậy design gắn với tính chất các vật liệu, quá trình công nghệ, sản xuất công dụng kỹ thuật, biểu đạt thẩm mỹ ở sản phẩm. Đảm bảo một sự hoạt động tối ưu với xã hội. Với MTCN có thể đáp ứng và phối hợp với CNVH để phát triển. Tuy nhiên ta không trông chờ CNVH với ngành mình, với việc sáng tạo trong lĩnh vực Nghệ thuật tạo hình, để đưa tác phẩm chui vào “khâu sản xuất công nghiệp”? Mà chỉ cần “Mạnh thường quân”  làm nguồn lực được đầu tư kinh phí cho sáng tác và thực hiện? Còn không, vẫn phải tự nỗ lực như ta vẫn làm.
IV. Sáng tác “Nghệ thuật tạo hình”: Mỹ thuật Thủ đô (MTTĐ) có một lực lượng sáng tác, giữ vị trí quan trọng làm nên thành tựu MTTĐ. Các nghệ sĩ tạo hình Thủ đô, gắn bó với các mặt cuộc sống, đi vào nhiều đề tài, khai thác nhiều khía cạnh, hướng sáng tác vào các đề tài: Lịch sử chống ngoại xâm, chiến  tranh cách mạng, Bảo vệ tổ quốc, Lao động, sản xuất, và xây dựng phát triển thủ đô, cũng như các mặt sinh hoạt, phong tục, lễ hội, đến các loại: chân dung, phong cảnh Hà Nội và các vùng miền đất nước. để sáng tác. phong phú chất liệu, thể loại. Mở rộng tìm tòi nghệ thuật, và phát triển phong cách đa dạng. Đổi mới, hình thức tác phẩm, mở rộng sáng tác, nâng cao chất l­ượng nghệ thuật, đề cao bản sắc dân tộc. Từng bước hội nhập với mỹ thuật thế giới. Số lượng sáng tác phẩm ngày càng nhiều. đưa Mỹ thuật phát triển rộng và khởi sắc, hướng nghệ thuật: chân, thiện, mỹ.  Đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ tạo hình, góp vào xây dựng văn hóa Thủ đô trong công cuộc đổi mới đất  nước. Đồng thời cũng đòi hỏi có những tác phẩm xuất sắc, đỉnh cao của Mỹ thuật Thủ đô. Đối với những tác phẩm tầm cỡ, có giá trị cao về nghệ thuật mang chủ đề nội dung lớn về xã hội lịch sử, cách mạng Thủ đô, còn thiếu tổ chức và đầu tư. Cần có sự bảo trợ của nhà nước, vào những tác phẩm xứng tầm lịch sử, để người sáng tác có điều kiện phát huy sáng tạo.
V. Đi thực tế và Trại sáng tác: Đã tổ chức nhiều chuyến đi “Thực tế một ngày”, “ngắn ngày”, hoặc các “Trại sáng tác”. Tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận thâm nhập hiện thực cuộc sống, tạo nguồn cảm hứng sáng tác. Hiện nay số hội viên Mỹ thuật có trên 500  hội viên. Độ tuổi 70 rất đông, sung sức và độ chin về sáng tác, có điều kiện đi trại sáng tác. Ngành Mỹ thuật còn có những hội viên tuổi ngoại 80 và 90 vẫn đi thực tế sáng tác và triển lãm. Họa si Ngọc Linh (Vi Văn Bích), tuổi 90 khỏe khoắn, nhanh nhẹn, tháng 11- 2020 mở Triển lãm Mỹ thuật “90 mùa xuân” (tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), với nhiều tranh về Hà Nội và các vùng miền đất nước, nhiều tranh mới sáng tác năm 2020. Tuổi 70 của hội viên MTHN còn chưa được Hội mừng thọ trong cuộc gặp mặt đầu xuân, và cũng mới là “tân binh” của “CLB nghệ sĩ tạo hình cao tuổi Hội MTVN”. Hàng năm vẫn đi thực tế, tham gia các triển lãm MTTĐ và các triển lãm (tại 16 Ngô Quyền Hà Nội). Thành tích sáng tác của họ góp vào Thành tựu chung của Hội.  Không hiếu sao lại nảy nòi “Quy định” loại những hội viên từ tuổi 70 không được đi sáng tác tại các “Nhà sáng tác” trong nước? là “cắt bỏ” một lực lượng mạnh và sáng tác tốt đi trại sáng tác. Đây là sự yếu kém về nhận thức của cán bộ đề ra rất lạc hậu với thực tế nếu không nói là ‘phá hoại’ hoạt động của hội. Đồng thời còn khinh bỉ các Hội LHVHNT và Hội chuyên ngành? Bởi đi “trại sáng tác”  các Hội đều có quy định với hội viên về sáng tác. Do vậy kiến nghị: cần bỏ ngay “quy định” thiếu thực tế, để bảo trợ và thúc đẩy một lực lượng mạnh về sáng tác Mỹ thuật của đất nước (chứ không phải nông cạn ở độ tuổi của công chức).
VI. Đẩy mạnh hoạt động công bố, quảng bá tác phẩm  Đó là đưa tác phẩm vào cuộc sống, song mỗi loại hình Văn học Nghệ thuật có những yêu cầu và thực hiện khác nhau.  Thì trước hết là phải sáng tác để có tác phẩm. Trong CNVH hiện nay rất đòi hỏi cao về “Sáng tạo Tác phẩm”. Các công trình mỹ thuật như Tượng đài, Tranh hoành tráng, tranh tường vốn trực tiếp với môi trường thẩm mỹ đời sống. Sáng tác đi liền với triển lãm công bố tác phẩm. Hoạt động quảng bá tác phẩm VHNT xem ra cũng thuộc CNVH, cần chủ thể kinh phí “nguồn lực kinh tế ” hoặc bảo trợ cho sáng tác.
Đẩy mạnh hoạt động công bố, quảng bá tác phẩm VHNT, tức Tác phẩm Mỹ thuật phải đưa ra trưng bày trong một “Triển lãm Mỹ thuật”, hay Gallery, hay nhập Bảo tàng lưu giữ, hoặc  đưa vào Sưu tập Mỹ thuật giới thiệu. Từ, tổ chức đi thực tế, vận động sáng tác và triển lãm MTTĐ hàng năm, in “Sách vựng tập Triển lãm MTTĐ”, Báo cáo tổng kết, tham luận, tọa đàm trao đổi góp vào nâng cao chất lượng sáng tác và Quảng bá Mỹ thuật. 
  Bước sang thế kỷ XXI, Hội MTHN đã làm được 20 cuộc Triển lãm MTTĐ dịp 10 -10. Số lượng tác phẩm lựa chọn của HĐNT để trưng bày là: trên 4000 tác phẩm tranh tượng, với nhiều chất liệu, thể loại, kích  thước đề tài. Chưa kể số lượng tác phẩm đã trưng bày của 34 Triển lãm MTTĐ (từ 1966 - 2000), và số lượng tác phẩm của những triển lãm (từ 1930- 1945) thời Mỹ Thuật Đông Dương trong thế kỷ XX. Kết quả sáng tác với số lượng lớn tác phẩm. Triển lãm MTTĐ góp vào sự  quảng bá  mỹ thuật, mở rộng đời sống văn hóa nghệ thuật tạo hình đến với công chúng. Triển lãm MTTĐ Hà Nội thực sự thu hút nhiều thế hệ tác giả tham gia, như một ngày hội của giới Mỹ thuật, hội tụ tác giả Hà Nội, gặp gỡ giao lưu nghề nghiệp vào dịp 10 -10 với những sáng tác mới. Triển lãm thực sự đưa tác phẩm tạo hình đến với công chúng yêu nghệ thuật trong đời sống văn hóa tạo hình của Thủ đô Văn hiến.
Hội MTHN In sách vựng tập Tranh -Tượng MTTĐ hàng năm (từ 2015-2020). Các Vựng tập Tranh- Tượng MTTĐ ghi nhận sự hoạt động và phát triển sáng tác của các Triển lãm MTTĐ. Tuy chưa phải là sách phát hành ra xã hội, nhưng đã ghi nhận sự hoạt động sáng tác MTTĐ phát triển, Để hội viên theo dõi về sáng tác, và giúp cho “Nghiên cứu - Phê bình Mỹ thuật” có tư liệu. Sách còn dùng để quan hệ giao lưu của hội. Các cuốn sách này cũng cần được nâng cao, để in rộng rãi, đáp  ứng nhu cầu  Quảng bá Mỹ  thuật  MTTĐ, để mọi người được xem.
VII. Cần có một ‘Bảo tàng Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội”:Nay thủ đô lại có diện tích mở rộng. Sự phát triển Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội lớn mạnh. Đến nay Hội MTHN đã có đội ngũ sáng tác trên 500 hội (nhiều người còn là hội viên  Hội Mỹ thuật Việt Nam). Từ 1988 lại nhập cả đội ngũ tạo hình của tỉnh Hà Tây (cũ) vào Hà Nội, nên hoạt động Mỹ thuật Thủ đô càng lớn mạnh, Số lượng sáng tác phẩm ngày càng nhiều. Thành tựu Mỹ thuật Thủ đô đã góp phần xứng đáng vào phát triển Mỹ thuật Việt Nam. Kết quả sáng tác của MTTĐ từ trước đến nay với số lượng lớn tác phẩm, rất cần có một Bảo tàng Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội. Để lưu giữ truyền bá  tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Ta tự hào Thủ đô Thăng Long – Hà Nội - có trên ngàn năm tuổi với truyền thống Văn hiến. Thủ đô Hà Nội có Trường Mỹ thuật Đông Dương (MTĐD 1925-1945.) với tự hào có danh họa Nam Sơn (Hà Nội -Việt Nam) khởi xướng cùng họa sĩ V. Tardieu (Paris - Pháp) đồng sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương – mà tương đồng Lịch sử Đông Nam Á không nước nào có. Trường  MTĐD  đã đào tạo nên một đội ngũ với nhiều tài năng tạo hình nổi danh đưa MTVN phát triển hội nhập Thế giới từ trước cách mạng 1945. Các nghệ sĩ tạo hình làm nòng cốt, đào tạo nhiều thế hệ sau. Họ luôn yêu nghề, hoạt động sôi nổi, tiếp thu thế giới, kế thừa tinh hoa nghệ thuật truyền  thống Mỹ thuât hiện đại Việt Nam phát triển. Tranh, tượng nay cũng đã có “thị trường”. Những năm gần đây đã có sàn đấu giá quốc tê ở: Paris, Hồng Kông, tranh của các họa si Mỹ huật Đông Dương với giá gõ búa rất cao. Thủ đô Hà Nội là Thủ đô anh hùng rạng danh mọi thời đại. Thủ đô Hà Nội là trung tâm Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Quân sự, Ngoại giao của cả nước, hội tụ tinh hoa và lan tỏa. Ta tự hào Thủ đô là “Thành phố Hòa Bình” mà thế giới công nhận. Thành tựu Mỹ thuật Thủ đô đã góp phần xứng đáng vào phát triển Mỹ thuật Việt Nam. Kết quả sáng tác của MTTĐ từ trước đến nay với số lượng lớn tác phẩm, rất cần có một Bảo tàng Mỹ thuật của Thủ đô Hà Nội. Để lưu giữ truyền bá  tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Tránh những tác phẩm MTTĐ lại để nước ngoài sưu tập mất. Làm được điều này càng chứng tỏ thành phố có tầm nhìn về Văn hóa tạo hình của Thủ đô Hà Nội. Đó còn là góp vào thúc đẩy nâng cao chất lượng sáng tác, lưu giữ tác phẩm, sử dụng tác phẩm, đề cao văn hóa Thủ đô quảng bá tác phẩm Mỹ thuật đến với nhân dân. Để đáp ứng phát triển CNVH, cần thiết thành lập Bảo tàng MTTĐ lưu giữ tác phẩm . Và dành Phòng trưng bày Triển Lãm thường xuyên. để giới thiệu tác phẩm với công chúng yêu Mỹ thuật. Nhằm Quảng bá tác phẩm Mỹ thuật. Thực hiện dân chủ hoá trong sáng tác, bảo đảm quyền sáng tác và công bố tác phẩm và Quảng bá Mỹ thuật là đưa tác phẩm vào đời sống, đến với công chúng.
VIII. Đổi mới hoạtđộng, tạo điều kiện sáng tạo mỹ thuật:  Mỹ thuật đã tham gia các “Dự án nghệ thuật công cộng”. Phát triển: các ‘Công Viên’, tạo nơi vui chơi giải trí và “Văn hóa Ẩm thực”. Hay công trình “Đường Gốm sông Hồng”, đã làm cho con đường dài ven sông Hồng với dân cư trở nên đẹp đẽ. Qua nhứng đề tài tranh ghép gốm đó đã đưa thẩm mỹ vào đời sống, đồng thời truyền bá nhiều nội dung đề tài phản ánh về Hà Nội. Bên cạnh đó đã thúc đấy sản xuất Gốm ứng  dụng  phát triển.  Hoặc “Dự án nghệ thuật công cộng” tại khu vực Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Họa sĩ đã đưa nghệ thuật vào môi trường công cộng, cải tạo nơi đó trở thành một con đường với các bức họa trên tường. Đã đưa khu vực này trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, mang không gian nghệ thuật. Hoặc đưa “Mô hình Triển lãm cơ động ngoài trời” vào các cuộc, như: Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long Hà Nội (1010 - 2020) tổ chức (10 - 2020) đưa triển lãm vào môi trường cuộc sống. Những sắp đặt không gian bằng kêt hợp các mô hình biểu trưng với những khối pano ảnh, trình bầy theo từng giai đoạn phát triển của thủ đô, như ‘Thời thuộc Pháp’, ‘Cánh mạng tháng 8’, ‘Kháng chiến chống Pháp GPTĐ 1954’, ‘Giai đoạn chống chiên tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, xây dựng CNXH’ … đã thu hút đã thu hút được nhiều xem. Hoặc Triên lãm ngoài trời với chủ đề: “Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại Hà Nội” tổ chức (12 - 2020). Các ‘Sản phẩm văn hóa dân gian’ Với sự tham gia của nhiều làng nghề truyền thống, như : Sản phẩm đúc đồng truyền thống của làng Ngũ Xã (quận Ba Đình); nghề dệt lụa Vạn Phúc; Hoặc dệt tơ tằm, tơ sen Phùng Xá;  Hay khảm trai, sơn mài Chương Mỹ; Mộc Chàng Sơn; Nặn tò he làng Xuân La, Chuồn chuồn tre Thạch Xá. Không gian trưng bày làng áo dài làm nghề may truyền thống khâu tay dọc, làng Trạch Xá (nay có hơn 500 hộ làm nghề). Triển lãm còn mang  ý nghĩa bảo vệ, bảo tồn, phục hồi các nghề truyền thống. Bên cạnh còn có  những tranh  dán  ghép, từ các mảnh lụa, vải..., mang cả yếu tố đương đại và họa tiết trang trí, thủ công của những nghệ sĩ khuyết tật.
Ta tự hào về Thủ đô đã trên ngàn năm tuổi. Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội với đà ngày càng phát triển, tô đậm thêm truyền thống Văn hóa ngàn năm Thăng Long Văn hiến. Đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ tạo hình ngày càng cao của người Hà Nội  hào hoa thanh lịch. Mỹ thuật Thủ đô góp vào xây dựng con người mới, văn hóa mới Thủ đô trong công cuộc đổi mới của đất  nước. Thành tựu Mỹ thuật Thủ đô đã góp phần xứng đáng vào phát triển Mỹ thuật Việt Nam. (NVC)’
…………………………..
Chú thích:
(*) Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 7-2016.
Công nghiệp văn hóa và công nghiệp sáng tạo Thực tế, trong nhiều tài liệu, hai khái niệm CNVH và CNST được sử dụng thay thế nhau, có tài liệu lại dùng cụm từ “công nghiệp văn hóa và sáng tạo” (cultural and creative industries). Một số người thì cho rằng hai khái niệm này là một, người lại cho rằng CNVH là tập hợp con của CNST. Đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu phân biệt tường minh CNVH và CNST. Tuy nhiên, phân biệt rõ ràng hai khái niệm này là một việc làm cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định chính sách phát triển CNVH của mỗi nước. Galloway và Dunlop khẳng định, cách gọi thay thế lẫn nhau hai thuật ngữ CNST và CNVH của các nhà hoạch định chính sách Anh là không đúng. Không thể nhầm lẫn, đánh đồng hai khái niệm “văn hóa” và “sáng tạo” làm một(10). Họ chứng minh sự khác biệt của hai khái niệm này thông qua bốn tiêu chí chính: Tính sáng tạo, sở hữu trí tuệ, ý nghĩa biểu trưnggiá trị sử dụng. Throsby (2008) cũng không đồng tình với việc gộp chung khái niệm CNVH vào CNST. Ông nhấn mạnh sự khác biệt của CNVH với các ngành công nghiệp khác. Cũng rất khó để phân biệt rạch ròi hai khái niệm CNVH và CNST do cách sử dụng, áp dụng khác nhau ở mỗi nước. Có thể nói, CNST được phát triển dựa trên nền tảng CNVH, nhưng không bị giới hạn, bó buộc bởi văn hóa. Cả hai ngành đều vận dụng đến trí tuệ, tính sáng tạo của con người, nên đều thuộc “nền kinh tế sáng tạo” (creative economy); kinh tế sáng tạo kết hợp ba yếu tố kinh tế, văn hóa và tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, điểm khác biệt rõ ràng nhất của hàng hóa, dịch vụ văn hóa đó là nó mang những giá trị, đặc trưng văn hóa mà người ta không thể định lượng bằng tiền bạc, của cải được. Nhiều sản phẩm văn hóa mang tính biểu trưng cho một cộng đồng, một đất nước. Trong khi, sản phẩm sáng tạo mang lại những lợi ích hữu dụng cho cuộc sống nhiều hơn. Phát triển CNVH không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy và duy trì sự đa dạng văn hóa và tăng cường dân chủ trong việc tiếp cận văn hóa. Nhưng để đạt được cả hai mục tiêu đó, các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra những quyết sách đúng đắn, nhằm cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và duy trì, bảo tồn giá trị văn hóa.
Ở Việt Nam, CNVH là một thuật ngữ khá mới, chính vì vậy, xác định những tiểu ngành thuộc CNVH là một việc không dễ dàng. Hơn nữa, khái niệm CNVH được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bởi các tổ chức quốc tế, cũng như ở mỗi nước, và thường bị nhầm lẫn, đánh đồng với CNST. Do đó, việc phân loại những tiểu ngành thuộc CNVH vẫn chưa được thống nhất. ESSnet đưa ra 10 lĩnh vực văn hóa thuộc CNVH là: di sản, lưu trữ, thư viện, sách và xuất bản, nghệ thuật thị giác, nghệ thuật biểu diễn, truyền thông nghe nhìn và đa phương tiện, kiến trúc, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ. Song song, 6 chức năng chính của CNVH được nhắc đến gồm: sáng tạo, sản xuất/xuất bản, lan tỏa/thương mại, bảo tồn, giáo dục, quản lý/điều tiết.Bộ văn hóa, truyền thông và thể thao Anh (DCMS) gộp chung CNVH vào CNST. Theo đó, 13 lĩnh vực thuộc CNST gồm: quảng cáo, kiến trúc, xuất bản, phát thanh truyền hình, thiết kế công nghiệp, âm nhạc, điện ảnh, phần mềm và máy tính, thiết kế thời trang, thủ công, nghệ thuật trình diễn, thị trường mỹ thuật và nghệ thuật cổ.   Nhật Bản không sử dụng khái niệm CNVH, thay vào đó là CNST. CNST được chia ra làm hai yếu tố chính là công nghiệp dịch vụ và công nghiệp sản xuất. Trong đó, công nghiệp dịch vụ bao gồm các tiểu ngành: quảng cáo, kiến trúc, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật, thiết kế, điện ảnh, âm nhạc, phần mềm và dịch vụ máy tính, xuất bản; còn công nghiệp sản xuất gồm có: thủ công, đồ chơi, nội thất, trang sức, thêu dệt, bát đĩa, văn phòng phẩm. Trong khung thống kê văn hóa xây dựng bởi UNESCO năm 2009 (FCS 2009), CNVH được phân chia theo phạm vi văn hóa và phạm vi các lĩnh vực liên quan, hỗ trợ cho văn hóa  Cũng theo FCS 2009, những tranh luận về khái niệm sáng tạo - văn hóa đã phần nào được tháo gỡ bằng cách chấp nhận nghĩa bao hàm của một số ngành vốn là sáng tạo (như thiết kế, quảng cáo,...) trở thành một lĩnh vực văn hóa riêng biệt. Ba Lan, CNVH được hiểu là CNVH và ST, còn ở Thụy Sỹ gọi chung là CNST, trong khi ở Ấn Độ, CNVH giới hạn trong phạm vi truyền thông và công nghiệp giải trí,... Chính vì vậy, cũng tồn tại nhiều sự khác biệt giữa các tiểu ngành thuộc CNVH ở mỗi nước.
(**)CNVH ở Việt Nam phải hiểu CNVH là gì? ai làm? để làm được điều này vẫn còn một thách thức lớn đối với các nhà quản lý văn hóa. Ông Lê Văn Hùng (PGĐ cơ quan đại diện BVHTT-DL TP HCM: “Hiện vẫn chưa có khái niệm cụ thể, rõ ràng về CNVH? Mà CNVH chỉ là nói chung cho một số khía cạnh chứ không bao gồm cả nền văn hóa. Bởi văn hóa tồn tại trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội. (Ví dụ, trong ẩm thực có văn hóa ẩm thực, giao tiếp có văn hóa giao tiếp...) Ngoài ra, rất khó để đánh giá về một nền văn hóa và sự phát triển của nó bởi văn hóa có mặt trong tất cả đời sống xã hội của con người. Chỉ biết rằng nền văn hóa có cái gốc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng. Theo ông Lương Hồng Quang (Phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến tình trạng CNVH Việt Nam chưa phát triển là do chúng ta chưa xây dựng được khái niệm cụ thể, rõ ràng về CNVH cho nên còn nhận thức mơ hồ về nó. Khi nói đến CNVH mọi người hay nghĩ một cách hẹp đó chỉ là văn hóa truyền thống, là vấn đề bản sắc...Ngoài ra, vướng mắc lớn nhất vẫn là nhận thức của xã hội nói chung và giới quản lý văn hóa nghệ thuật nói riêng về tầm quan trọng của CNVH đối với nền kinh tế và đối với sự phát triển văn hóa nghệ thuật. Thậm chí, một số người đồng nhất CNVH với.thương mại hóa văn hóa nghệ thuật.
(***) Các bài trên Internet:
- Công nghiệp văn hóa đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy bản sắc văn hóa và hiện đại hơn cho đất nước.                                                                                                                                                              - Công nghiệp văn hóa là gì? Ngành công nghiệp văn hóa là gì mới nhất 2021                         
 - Công nghiệp văn hóa Việt Nam: Bức chân dung khuyết.                                                                                                                    - Vai trò của ngành công nghiệp văn hóa trong nền kinh tế quốc dân.
- Phát triển công nghiệp văn hóa: Thủ đô Hà Nội làm gì để 'đẻ trứng vàng'?
 

 
Tags: