Chuyến đi thực tế tại TP Tây Ninh năm 2024.

Ngày đăng : 13:19:26 12-07-2024

Tác giả: Nguyễn Xuân Thủy

 

Thành phần tham gia cuộc đi thực tế: gồm 8 Người, Là họa sĩ, nhà điêu khắc đã có nhiều thành tích, giải thưởng và cống hiến cho Hội Mỹ thuật Hà Nội.

1. Mục đích của chuyến đi:

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động nghệ thuật năm 2024 của Hội Mỹ thuật Hà Nội, ban chấp hành Hội Mỹ thuật Hà nội đã ra QĐ số:05/QĐ-HMT Ngày 1 /04/2024  tổ chức chuyến đi thực tế 07 ngày 6 đêm tại TP Tây Ninh năm 2024.

     Chuyến đi thực tế đã thu được nhiều kết quả khả quan, gợi mở ra nhiều hướng đi mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Hội và công việc sáng tác mỹ thuật trong thời gian tới.

    Các hoạ sĩ, nhà điêu khắc Hà Nội tham gia hoạt động giao lưu mỹ thuật đều nêu cao ý thức trách nhiệm, đóng góp vào thành công chung của hoạt động thực tế Ban chấp hành Hội, văn phòng Hội mỹ thuật Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc chăm lo tổ chức chuyến đi thực tế an toàn, chu đáo và thành công.

*  ngày 5 tháng 05 năm 2024, 9h30 sáng tại sân bay Tân Sơn Nhất TP Hồ Chí Minh, xe đón đoàn ăn trưa và đưa đoàn đi Tây Ninh.

   *   Ngày 06/5/2024 Đoàn đi thăm quan tại (TW cục Miền Nam) làm lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và thăm quan khu di tích.

Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam hiện nay nằm tại khu vực rừng Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh (phía Bắc của tỉnh)[10][2] với tổng diện tích khoảng 70 ha.[5] Khu căn cứ cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 60 km và cửa khẩu Xa Mát 2 km.[2] Khu di tích hiện nay được đầu tư và phục dựng lại nguyên bản gồm 3 phân khu chức năng: Khu di tích, khu tưởng niệm và khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên – du lịch.[5]

Nhà trưng bày của khu di tích được trưng bày 500–1.000 bức ảnh, hiện vật[a] mô phỏng lại đời sống, sinh hoạt của các nhà hoạt động cách mạng xưa như: Mô hình căn nhà lá của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; Bàn làm việc của Tổng Bí thư Lê Duẩn; Xe đạp của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và một súng tự sáng chế mang tên "ngựa trời" cùng sa bàn về toàn bộ khu căn cứ...[5][10] Tổng cộng có khoảng 1.253 m giao thông hào, 430 m đường nội bộ kết nối các công trình trong khu căn cứ lại với nhau.[7]

Trong khu rừng cạnh Nhà trưng bày là những đường mòn, hào dẫn đến nhà hội họp, nhà ở của cán bộ, chiến sĩ của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam như Nguyễn Văn LinhNguyễn Chí ThanhPhạm HùngVõ Văn KiệtPhạm Thái BườngPhan Văn ĐángPhạm Văn XôTrần Nam Trung,...[5] Những ngôi nhà tại đây không có kèo, không có đòn tay và được dựng bằng tre, gỗ cùng mái là lá trung quân. Những vật dụng tại các căn nhà ở đây được cho là vẫn giữ nguyên lại vị trí cũ.[5] Ngoài ra, tại khu Căn cứ cũng có sự xuất hiện của bếp Hoàng Cầm, loại bếp rất phổ biến trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

          Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam ở về phía Bắc tỉnh Tây Ninh, sát biên giới Việt Nam - Campuchia, cách thị xã Tây Ninh khoảng 60km.

Khu di tích còn được biết tới với những tên gọi khác, như: R (mật danh của Trung ương Cục miền Nam); Căn cứ Chàng Riệc (gọi theo tên khu rừng đặt Căn cứ); Căn cứ Phạm Hùng (đồng chí Phạm Hùng từng giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục trong một thời gian dài); Căn cứ địa Bắc Tây Ninh. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, miền Đông Nam Bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng là địa bàn chiến lược quan trọng. Khu căn cứ địa Bắc Tây Ninh là địa bàn của cơ quan đầu não cách mạng miền Nam trong một thời gian dài và trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng miền Nam cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Khu di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam gồm ba phân khu: Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

           - Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Tháng 3 năm 1951, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (khóa II) quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam, do đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư, đồng chí Lê Đức Thọ làm Phó Bí thư. Sau đó, đồng chí Lê Đức Thọ được cử làm Bí thư, đồng chí Phạm Hùng làm Phó Bí thư. Ngày 6/9/1954, Bộ Chính trị quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam, lập lại Xứ ủy Nam Bộ và các Khu ủy.

Ngày 23/01/1961, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) quyết định thành lập lại Trung ương Cục miền Nam. Đầu 1965, Trung ương Cục được giao nhiệm vụ chỉ đạo Nam bộ và cực Nam Trung bộ, đồng chí Nguyễn Văn Linh, Bí thư Xứ ủy Nam bộ, đảm nhận trọng trách Bí thư Trung ương Cục.

Trong giai đoạn 1967 – 1975, đồng chí Phạm Hùng làm Bí thư; các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phan Văn Đáng và Hoàng Văn Thái làm Phó Bí thư Trung ương Cục.

Khu căn cứ được xây dựng tại rừng Chàng Riệc, Rùm Đuôn giữa rừng nguyên sinh với nhiều tầng cây che phủ.Hệ thống nhà ở và phòng làm việc trong căn cứ nổi trên mặt đất, toàn bộ cột, kèo, đòn tay đều làm bằng gỗ, mái được lợp bằng lá trung quân. Các hầm trú ẩn thường làm kế cận nhà ở và làm việc, chìm vào lòng đất.

Hiện nay, di tích này được quy hoạch thành hai khu vực chính:

- Khu di tích: phục hồi nhà thường trực, hội trường lớn, hội trường nhỏ, nhà bảo vệ, văn phòng, bếp Hoàng Cầm, nhà ở và làm việc của các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Võ Văn Kiệt, Phạm Hùng..., hệ thống giao thông hào, ụ chiến đấu và hầm hàm ếch, phân bố đều trên toàn tuyến.

- Khu tưởng niệm gồm: nhà đón tiếp, trưng bày, khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Tổng diện tích xây dựng của khu vực này là 750m2.

2. Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

Ngày 20/12/1960, tại Trảng Chiêng, xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập và cử ra Ủy ban Trung ương lâm thời. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trải qua các kỳ đại hội sau:

- Đại hội Đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ nhất (từ ngày 16/2 - 3/3/1962), lần thứ hai (từ ngày 11 - 18/11/1964);

- Từ ngày 15 - 20/8/1967, tại vùng căn cứ địa Bắc Tây Ninh, Đại hội bất thường của Mặt trận đã thông qua Cương lĩnh chính trị làm cơ sở cho việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là Đại hội lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng.

Khu di tích này phân bố bên dòng Suối Chò, gồm 3 phân khu chức năng khác nhau:

- Khu di tích gốc gồm: nhà bảo vệ, nhà giao liên, nhà khách, nhà các đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Phùng Văn Cung, Võ Chí Công, bếp Hoàng Cầm, hội trường và một số đoạn giao thông hào, hầm trú ẩn…;

- Khu tưởng niệm gồm: nhà bia, nhà đón tiếp, nhà trưng bày;

- Khu bảo tồn: gắn với cảnh quan thiên nhiên.

      -  Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam

Từ ngày 6 - 8/6/1969, tại rừng Tà Nốt, huyện Châu Thành (nay là huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn.

Khu Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam với diện tích là 60ha, được chia làm ba khu vực:

- Khu di tích gốc gồm: nhà làm việc, nhà ăn, bếp Hoàng Cầm, hầm trú ẩn, giao thông hào.

- Khu tôn tạo gồm: nhà đón tiếp, trưng bày, phòng khách, nhà làm việc, nhà bia;

- Khu bảo tồn: gắn với cảnh quan thiên nhiên.

Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam có giá trị đặc biệt. Trong 15 năm (1961 - 1975), Trung ương Cục đã cụ thể hóa được nhiều chủ trương, quyết sách của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng miền Nam, từ đó cho ra đời nhiều Chỉ thị, Nghị quyết quyết định đường lối chiến lược của cách mạng miền Nam và triển khai thành công trong phạm vi toàn chiến trường miền Nam. Lịch sử đã chứng minh, quyết định thành lập Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta. Trung ương Cục đã để lại những bài học quý báu về xây dựng căn cứ địa, xây dựng phong trào cách mạng gắn với nhân dân, đặc biệt về bài học xây dựng Đảng.

Căn cứ Trung ương Cục miền Nam trở thành thủ đô của cách mạng miền Nam, là nơi lưu lại những chứng tích, những kỷ niệm về cuộc đời hoạt động cách mạng hết sức gian khổ, hy sinh, nhưng rất đỗi tự hào của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng cùng bao cán bộ, chiến sỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc trên địa bàn miền Nam, đặc biệt là chiến trường Nam bộ. Di tích không chỉ có giá trị đặc biệt đối với công tác giáo dục truyền thống, mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là đối với các thế hệ trẻ Việt Nam.

Với những giá trị đặc biệt của di tích, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là Di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 548/QĐ-TTG).

 

  •  
  •  

Tòa Thánh Tây Ninh còn được gọi là Đền Thánh là một công trình tôn giáo của đạo Cao Đài, tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp trong khuôn viên Nội ô Tòa Thánh Tây Ninh tại phường Long Hoa, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh; cách trung tâm Thành phố Tây Ninh khoảng 5 km về phía Đông Nam, thuộc Đông Nam Bộ.

Đây là Tổ Đình, tức cơ sở thờ tự cấp trung ương của đạo Cao Đài. Gọi Tòa Thánh Tây Ninh là Tổ Đình, vì đây là nơi phát xuất của Đạo Cao Đài, là nơi đặt các cơ quan trung ương của Hội Thánh Cao Đài, tức Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, để điều hành toàn bộ các hoạt động truyền giáo và cứu độ nhơn sanh. Đền Thánh là một ngôi đền đồ sộ, nguy nga, đặc sắc, để thờ phượng Đấng Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng đế, các vị Giáo chủ Tam Giáo, Tam Trấn và Ngũ Chi Đại Đạo, cùng các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Theo giáo lý của Đạo Cao Đài thì Tòa Thánh mang kiểu vở của Thiên đình, được gọi là Bạch Ngọc Kinh tại thế, từ việc chọn mua đất đến việc xây cất tạo tác Tòa Thánh về kích thước lẫn hình dáng được Đức Lý Giáo Tông và Đức Chí Tôn chỉ dạy tỉ mỉ thông qua một hình thức thông công cùng các Đấng vô hình là Cơ bút.

  •  

Địa chỉ: Khu phố Ninh Phú, phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Núi Bà Đen nằm ở độ cao 986m được mệnh danh là nóc nhà Đông Nam Bộ hay Đệ Nhất Thiên Sơn. Ngọn núi này không chỉ sở hữu vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ mà còn thuộc quần thể di tích văn hóa Núi Bà với những công trình tâm linh lâu đời như chùa Trung, chùa Bà, chùa Hang, chùa Quan Âm v.v. Đặc biệt, để lên đỉnh núi có rất nhiều cung đường từ dễ đến khó. Vì thế nên hiện nay, hành trình Trekking núi Bà Đen được rất nhiều bạn lựa chọn trải nghiệm và khám phá.

Từ bao đời nay, người dân xã Thạnh Tân, TP. Tây Ninh vẫn truyền tai nhau về sự tích kỳ bí nhuốm màu sắc huyền thoại xung quanh ngọn núi Bà Đen về người con gái c.h.ế.t oan, 3 lần quay về báo mộng, hiển linh.

Núi Bà Đen là một ngọn núi nằm trong quần thể di tích lịch sử Núi Bà Đen, được đông đảo mọi người biết đến là một trong những địa danh có phong cảnh hữu tình cùng nhiều huyền thoại ly kỳ. Núi nằm tại xã Thạnh Tân, cách trung tâm TP. Tây Ninh khoảng 11km.

Núi Bà Đen có một sức hấp dẫn con người kỳ lạ đến như thế, không chỉ bởi đây là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam, với nhiều cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp mà còn bởi nhiều huyền thoại kỳ bí, được người dân lưu truyền bao đời nay, từ chuyện rắn thần hiển linh, cậu Bảy – thần núi cho đến câu chuyện về người con gái c.h.ế.t oan, quay về báo mộng hiển linh, cứu nhân độ thế và đem lại nhiều may mắn, tài lộc cho chúng sinh.

Câu chuyện huyền thoại luôn lôi cuốn du khách khi đến với địa danh tâm linh này, đó chính là sự tích về Bà Đen – nàng Lý Thị Thiên Hương con gái của ông Lý Thiện – quan trấn nhậm Trảng Bàng triều Nguyễn và bà Đặng Ngọc Phụng – một người phụ nữ gốc Bình Định.

Truyền thuyết kể rằng, nàng vốn là người con gái xinh đẹp, hiền lương, văn hay võ giỏi và là con của một nhà gia giáo, nên được rất nhiều người để ý. Trong làng có chàng tên Lê Sĩ Triệt, mồ côi cả cha lẫn mẹ, được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng nên văn hay võ giỏi và cũng tỏ lòng cảm mến nàng.

Trong một lần nọ Thiên Hương lên núi cúng chùa liền bị một đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn, chàng Lê Sĩ Triệt đã xông gia đánh đuổi và cứu được nàng.

Ðể đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương hứa gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Nhưng giữa buổi loạn ly, hai người chưa kịp lấy nhau, chành trai Lê Sĩ Triệt đã phải tòng quân ra trận, đánh đuổi Tây Sơn. Nàng hứa sẽ ở nhà, giữ trọn danh tiết chờ chồng.

Khi Lê Sĩ Triệt tòng quân, ở nhà trong một lần lên núi lạy phật và thăm dưỡng nhà sư Trí Tân, thì lại bị nhóm kẻ xấu trước đó vây bắt, toan làm nhục. Để giữ lòng trung trinh, nàng đã nhảy xuống khe núi tử tiết.

Trong lần báo mộng thứ nhất: nàng hiện về gặp nhà sư Trí Tân, trong hình dạng một người phụ nữ đen đúa và kể lại hết sự tình.

Sau khi nghe hết câu chuyện, nhà sư bèn tỉnh dậy và cho người đi tìm thi thể nàng, đem về mai táng. Vì vậy nhà sư gọi nàng là nàng Đen và người đời sau gọi nàng là Bà Đen để bày tỏ lòng tôn kính của mình.

Lần báo mộng thứ hai, là khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chạy đến núi Bà Đen lẩn tránh. Thiếu lương thực, từ chúa đến lính đều đói lả. Nghe nhân dân nơi đây, đồn về sự linh thiêng của bà Đen, trong cơn tuyệt vọng, chúa Nguyễn Ánh đã cầu khẩn xin phò trợ. Đêm đó, bà Đen xuất hiện trong mộng, chỉ đường thoát thân và khuyên chúa Nguyễn Ánh nên qua Xiêm tá binh để chờ thời cơ khôi phục cơ đồ, thống nhất giang sơn.

Lần nhập xác hiển linh khi gặp gỡ Thượng Quốc công – Lê Văn Duyệt. Chuyện chẳng là vị quan này có nghe đến sự linh thiêng của bà Đen nên đã quyết tâm tìm hiểu và hứa rằng, sẽ dâng sớ vua và phong chức cho cô nàng họ Lý này nếu cô hiển linh.

Vào một ngày nọ nàng Lý Thị Thiên Hương quả thực đã nhập vào xác của một cô gái để trò chuyện với Quốc công về tương lai của vị quan tài giỏi này và nỗi oan khuất của mình, chưa được gặp lại và chung sống với chồng, đã được trở thành tiên thánh và được cử xuống phàm trần để cứu nhân độ thế.

Ngay sau đó, Quốc công Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua phong cho nàng Thiên Hương làm “Linh Sơn Thánh Mẫu”, tạc tượng để thờ và ngụ ở núi Một, nay đổi tên thành núi Bà Đen.

Và sự tích 3 lần báo mộng hiển linh của nàng Lý Thị Thiên Hương được lan truyền khắp mọi nơi, cùng với tín ngưỡng tâm linh của người Việt – thường những người c.h.ế.t oan, họ rất linh thiêng nên tiếng lành đồn xa, dân chúng ở khắp các nơi đã về với Tây Ninh để vừa vãn cảnh, vừa cúng bái, cầu tài lộc và bày tỏ lòng tôn kính với vị thánh bà này.

 

    Hành trình Trekking núi Bà Đen sẽ đưa bạn đến với khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp. Đặc biệt với những bạn chọn tuyến đường có độ khó cao thì sẽ càng có cơ hội chiêm ngưỡng thiên nhiên lay động lòng người. Nếu bạn may mắn thì còn có thể săn được biển mây tuyệt đẹp. Sáng sớm thức dậy giữa bốn bề mây phủ, nhâm nhi một ly cà phê nóng hổi thì còn gì tuyệt bằng phải không nào? Hành trình trekking núi Bà Đen chắc chắn sẽ rất nhiều gian nan, thử thách. Nhưng lên tới đỉnh, bạn hẳn sẽ vô cùng thỏa mãn trước vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây.

*   Ngày 10/5/2024 Đoàn đi thực tế và lấy tư liệu tại TP Tây Ninh.

   *  Ngày 11/5/2024 Tạm biệt TP Tây Ninh, xe đưa đoàn ra sân bay Tân Sơn Nhất kết thúc chuyến đi thực tế Tây Ninh.

-  Đoàn đã ký họa trực tiếp cảnh đi thực tế tại TP Tây Ninh và các địa danh nổi tiếng làm tư liệu.

2. Kết quả chuyến đi

+ Chuyến đi đã được ban tổ chức hội Mỹ thuật, chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo, chụp và ký họa được nhiều nét đẹp của TP Tây Ninh thời kỳ đổi mới.

+ Cả đoàn đã có chuyến đi rất bổ ích và đã học hỏi ghi chép được nhiều tư liệu quý để làm hành trang cho việc sáng tác những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho chương trình kế hoạch hoạt động năm 2024 của Hội Mỹ thuật Hà Nội.

    Các hoạ sĩ, nhà điêu khắc Hà Nội tham gia hoạt động giao lưu mỹ thuật đều nêu cao ý thức trách nhiệm, đóng góp vào thành công chung của chuyến đi thực tế Ban chấp hành Hội, văn phòng Hội mỹ thuật Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc chăm lo tổ chức chuyến đi thực tế an toàn, chu đáo và thành công.

Trên đây là một số cảm nghĩ và ghi chép của tôi, về chuyến đi thực tế sáng tác của anh em nghệ sĩ hội Mỹ thuật Hà Nội, 7 ngày 6 đêm tại TP Tây Ninh đã thành công tốt đẹp. Hi vọng triển lãm Mỹ thuật Thủ đô năm 2024, anh em sẽ có nhiều tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, và ý nghĩa./.

 

 

                                                         

                                                                         

 

Tags: