CHUYẾN ĐI THỰC TẾ TẠI HÒA BÌNH

Ngày đăng : 10:03:14 21-04-2025

Tác giả: Nguyễn Xuân Thủy

 

Của Hội Mỹ thuật Hà Nội Tháng 3 năm 2025

 

 

Thành phần tham gia cuộc đi thực tế: gồm 46 Người, Là họa sĩ đã có nhiều thành tích và cống hiến cho Hội Mỹ thuật Hà Nội.

1. Mục đích của chuyến đi:

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động nghệ thuật năm 2025 của Hội Mỹ thuật Hà Nội, ban chấp hành Hội Mỹ thuật Hà nội đã ra QĐ số:04/QĐ-HMT Ngày 6/3/2025 tổ chức chuyến đi thực tế sáng tác 02 ngày 1 đêm, Tại Hòa Bình để lấy tài liệu làm tư liệu về làm đề tài sáng tác cho chương trình hoạt động nghệ thuật năm 2025.

2. Quá trình đi thực tế, chụp ảnh, ghi chép lấy tư liệu Di tích Các điểm tại Hòa Bình.

  • Xe đón đoàn 6 giờ buổi sáng ngày 27/3/2025 tại Chợ Gạo phường  Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Và đưa anh em về tới phố Chợ Gạo, lúc 17 giờ ngày 28/3/2025 . Kết thúc chuyến đi thực tế sáng tác 02 ngày 1 đêm của Hội Mỹ thuật Hà Nội.

Đoàn đã ký họa trực tiếp cảnh Di tích Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Mai Châu – Hòa Bình. Làm các nghệ sĩ hiểu thêm về công trình và địa danh, phong tục của các dân tộc Việt Nam, những tên địa danh đã đi vào Lịch sử đất nước.

Đoàn tham gia giao lưu đốt lửa trại cùng đoàn ca múa dân tộc Thái vùng Mai Châu – Hòa Bình.

3. Kết quả chuyến đi

+ Chuyến đi đã được ban tổ chức hội Mỹ thuật, chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo, chụp và ký họa được nhiều nét đẹp của Việt Nam.

  • Địa điểm đến đầu tiên của đoàn là nhà máy thủy điện Hòa Bình Nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm tại địa phận thành phố Hòa Bình, cách Hà nội 70km. được xây dựng tại tỉnh Hòa Bình (từ năm 1979 đến năm 1991 là tỉnh Hà Sơn Bình), trên dòng sông Đà thuộc Bắc Bộ. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 đến 2012 (bị phá vỡ kỉ lục vào năm 2012 bởi Nhà máy thủy điện Sơn La). Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô (sau năm 1991 đến 1994 là Liên bang Nga) viện trợ kinh phí, hỗ trợ công tác xây dựng và hướng dẫn vận hành.

  Công trình khởi công 6/11/1979, khánh thành 20/12/1994.

Bài thơ Tiếng đàn Balalaika trên sông Đà do nhà thơ Quang Huy sáng tác nói về tình cảm xúc động trước sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam trong công cuộc xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.

     Quá trình xây dựng

Ngày 6 tháng 11 năm 1979: Giải phóng mặt bằng bên sông

Ngày 12 tháng 1 năm 1983: Ngăn sông Đà đợt 1

Ngày 09 tháng 1 năm 1986: Ngăn sông Đà đợt 2

Ngày 30 tháng 12 năm 1988: Tổ máy số 1 hòa lưới điện quốc gia.

Ngày 04 tháng 4 năm 1994: Tổ máy số 8 hòa lưới điện quốc gia.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994: Sau 15 năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa giám sát thi công các tổ máy, nhà máy thủy điện Hoà Bình đã được khánh thành.

Ngày 19 tháng 10 năm 2007: Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị EVN đã ký Quyết định số 845/QĐ-EVN-HĐQT về việc phê duyệt Quyết toán vốn đầu tư công trình Nhà máy Thủy điện Hoà Bình với giá trị là: 1,904,783,458,926 VND.

Ngày 10 tháng 1 năm 2021: Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng có tổng mức đầu tư hơn 9.200 tỷ đồng, quy mô công suất 480 MW được khởi công. Dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm Chủ đầu tư, giao EVNPMB1 quản lý dự án. Dự kiến tổ máy 1 phát điện tháng 6/2025, tổ máy 2 phát điện tháng 7/2025, hoàn thành công trình vào tháng 8/2025.

Công dụng

Công trình phòng chống lũ lụt của tỉnh và vùng Đồng bằng sông Hồng

Sông Đà là một trong ba phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng chiếm 55% lượng nước. Công trình thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc phòng chống lũ lụt cho vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội.

Phát điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. Năm 1994, cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xây dựng Đường dây 500 kV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh) hình thành một mạng lưới điện quốc gia. Công trình này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền Nam và miền Trung Việt Nam. Nhà máy cung cấp khoảng 27% (thời điểm trước năm 2010) nguồn điện của cả nước.

Cung cấp nước tưới tiêu

Đập thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu trong đó có đồng bằng sông Hồng, nhất là trong mùa khô. Điều tiết mực nước sông đồng thời đẩy nước mặn ra xa các cửa sông.

Phục vụ giao thông - vận tải

Cải thiện việc đi lại bằng đường thủy ở cả thượng lưu và hạ lưu. Năm 2004, công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được vận chuyển chủ yếu bằng con đường này.

       Thủy điện Hòa Bình - điểm nhấn trong hành trình thăm quan hồ sông Đà

     Thủy điện Hòa Bình là điểm đến thăm quan không thể bỏ qua trong chuỗi hành trình khám phá hồ sông Đà. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Khu vực Nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trong chuỗi thăm quan hồ sông Đà

Đến nhà máy Thủy điện, du khách được giới thiệu thăm quan các tổ máy phát điện, dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ, thăm nhà truyền thống nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau và đài tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hy sinh trên công trình thuỷ điện để hiểu thêm và trân trọng giá trị lịch sử và những cố gắng xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình.

Tượng đài Bác Hồ cao 18 mét, nặng hơn 400 tấn được đặt tại đỉnh đồi ông Tượng trong quần thể Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Tượng Bác sừng sững, hiên ngang cùng trời đất như dõi bước chứng kiến nhịp hành trang của cán bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực thi đua xây dựng tương lai ấm no, hạnh phúc, quê hương giàu đẹp. Dưới chân Tượng đài Bác Hồ, ở độ cao 128 m so với mực nước biển, có thể bao quát cả công trình thủy điện đồ sộ và lòng hồ thủy điện Hòa Bình mênh mang bất tận, những dãy núi cùng nền trời xanh, mây trắng vờn bay.

Thành kính dâng hương trước anh linh Bác Hồ - trong lòng mỗi chúng ta nhớ lại ký ức không thể nào quên về người Cha già kính yêu của dân tộc. Năm 1960, trong một lần di chuyển bằng thuyền trên sông Đà, Bác đã chỉ tay xuống dòng sông và nói: "Phải biến thủy tặc thành thủy lợi. Mục đích cuối cùng phải chinh phục dòng sông có lợi ích lâu dài cho toàn dân”. Mong muốn của Bác đã thành hiện thực.

Suốt mấy chục năm qua, công trình thủy điện Hòa Bình vẫn ngày đêm bền bỉ phát đi dòng năng lượng phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Thực hiện định hướng "điện khí hóa” của Đảng và Nhà nước, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, hàng vạn cán bộ, kỹ sư và công nhân lao động ngày đêm bền bỉ có mặt trên công trường đầy thử thách và khắc nghiệt chạy đua với thời gian, thực hiện tiến độ ngăn sông đắp đập, xây dựng nhà máy. Đó là những năm tháng không thể nào quên. Khẩu hiệu thi đua tiến độ, chất lượng, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp núi rừng. Hàng nghìn xe máy vận chuyển hàng hóa, đất đá, vật liệu rầm rập suốt ngày đêm. Những đường hầm sâu xuyên núi hàng trăm mét được thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Hàng triệu tấn m3 đất, đá được khoan đào, tập kết cho ngày ngăn sông. Biết bao tiền của, vật lực, công sức, mồ hôi và cả máu đã đổ vì dòng điện của Tổ quốc.

Các tổ máy nối tiếp phát điện bảo đảm tiến độ. Ngày 20/12/1994, công trình Thủy điện Hòa Bình với 8 tổ máy, công suất lên tới 1.920 MW được khánh thành và hòa lưới điện quốc gia. Công trình là thành quả, sự hy sinh, lao động miệt mài của cán bộ, chiến sỹ, chuyên gia nước bạn. Vì dòng diện của Tổ quốc đã có 168 cán bộ, công nhân, viên chức và chuyên gia của Liên bang Xô Viết đã ngã xuống trong quá trình xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, trở thành biểu tượng đẹp của sự hy sinh, cống hiến và tình hữu nghị Việt - Xô, nay là Việt Nga vĩ đại.

Hôm nay, cán bộ, kỹ sư và công nhân lao động Công ty Thủy điện Hòa Bình - đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới tiếp tục nỗ lực vượt khó, quản lý khai thác và vận hành an toàn, phát sản lượng điện đạt trên 200 tỷ KWh, đồng thời khai thác hiệu quả các chức năng tổng hợp của công trình, đóng góp đắc lực vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

  • Đoàn tiếp tục đi tới điểm Mai Châu Hòa Bình Nằm giữa lòng núi rừng Tây Bắc, Mai Châu không chỉ thu hút du khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi văn hóa phong phú và đời sống giản dị của người dân bản địa. Hãy cùng khám phá những điểm hấp dẫn và lý do khiến Mai Châu trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng, được nhiều người yêu thích nhé!
  • Mai Châu là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Hòa Bình, giáp với các tỉnh Mộc Châu, Sơn La và Thanh Hóa. Nơi đây được biết đến với những thung lũng xanh mát, những bản làng người Thái với những cánh đồng lúa bậc thang tuyệt đẹp. Với vị trí địa lý thuận lợi, cách Hà Nội khoảng 140km, Mai Châu trở thành một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự yên bình và khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.

    Mai Châu có rất nhiều địa điểm, hấp dẫn thu hút khách du lịch. Dưới đây là 3 địa điểm nổi tiếng nhất tại Mai Châu mà bạn không thể bỏ lỡ khi tới thăm mảnh đất này:

       Bản Lác - Thủ phủ của người Thái trắng

    Bản Lác là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Mai Châu. Nơi đây được biết đến với những ngôi nhà sàn truyền thống, những thửa ruộng bậc thang vàng ươm màu lúa chín và những món ăn đặc sản truyền thống. 

    Đến với Bản Lác, du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào cuộc sống thường ngày của người dân tộc Thái, tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng, phong tục tập quán của họ. Du khách có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm như dệt vải, nấu ăn…. cùng người dân bản địa. Đặc biệt, khi đến bản Lác vào dịp lễ hội, du khách sẽ được đắm chìm vào không khí sôi động của các lễ hội như Gầu Tào, Xên Mường….

      Hang Chiều - Kỳ quan thiên nhiên huyền ảo

    Hang Chiều là một trong những hang động đẹp nhất ở Mai Châu. Để đến được đây, du khách phải vượt qua hơn 1.200 bậc thang đá. Nhưng khi đặt chân đến nơi đây, du khách sẽ cảm thấy mọi mệt mỏi đều tan biến trước vẻ đẹp kỳ ảo của hang động. Hang Chiều được tạo thành từ những khối đá vôi với nhiều hình thù kỳ lạ, có tuổi thọ lên tới hàng trăm năm. Dưới những những ánh đèn màu lung linh sẽ tạo nên hiệu ứng huyền ảo, bí ẩn khiến cho du khách cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

      Thác Gò Lào - Tuyệt tác của thiên nhiên

  • Thác Gò Lào là một trong những thác nước đẹp nhất ở Mai Châu. Nơi đây nổi tiếng là địa điểm giúp du khách thấy thư giãn, thoải mái, giải tỏa mọi căng thẳng với dòng nước trắng xóa đổ xuống từ trên cao tự như dải lụa của nàng tiên vắt qua núi rừng, tạo nên một khung cảnh đầy hùng vĩ, thơ mộng. Du khách có thể đến thác Gò Lào vào bất kỳ mùa nào trong năm, mỗi mùa lại mang một vẻ đẹp riêng. Vào mùa hè, thác nước đổ mạnh, tạo nên những làn hơi nước mát lạnh. Vào mùa đông, thác nước trở nên hiền hòa hơn, tạo nên một khung cảnh lãng mạn.

      Văn hoá - Xã hội ở Mai Châu

Mai Châu không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi có bức tranh văn hóa - xã hội đa sắc màu với những điểm nổi bật như:

  • Có nhiều dân tộc khác nhau: Mai Châu là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như Thái, Mường, H’mông, Dao… Sự đa dạng về dân tộc đã tạo nên một nền văn hóa vô cùng phong phú và độc đáo của mảnh đất này. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng, từ trang phục, lễ hội cho đến ẩm thực, phong tục tập quán.
  • Nhiều lễ hội truyền thống: Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân Mai Châu. Mỗi dân tộc đều có những lễ hội truyền thống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa. Một số lễ hội nổi tiếng ở Mai Châu như Gầu Tào, Xên Mường, Cồng Chiêng, Lồng Tồng…. Các lễ hội này không chỉ là dịp để mọi người sum họp, vui chơi mà còn là cơ hội để mọi người dân thể hiện lòng biết ơn với thần linh, tổ tiên và gửi gắm niềm mong ước về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
  • Ẩm thực đặc sắc: Ẩm thực Mai Châu là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Các món ăn truyền thống của người Thái như cơm lam, thịt lợn mán, cá suối nướng…. luôn là lựa chọn hàng đầu của các du khách khi tới đây. 
  • Nghề thủ công truyền thống: Nghề thủ công truyền thống cũng là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Mai Châu. Người dân ở đây rất khéo léo trong việc dệt vải, thêu thùa... Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người Thái không chỉ có giá trị sử dụng mà còn mang tính nghệ thuật cao. Khi đến với Mai Châu, du khách có thể chọn mua các món đồ thủ công về làm quà cho người thân và gia đình.
  • Lối sống cộng đồng: Người dân Mai Châu sống theo cộng đồng, có tình làng nghĩa xóm rất sâu đậm. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Du khách đến với Mai Châu sẽ cảm nhận được sự ấm áp, mến khách của người dân nơi đây.

+ Cả đoàn đã có chuyến đi rất bổ ích và đã ghi chép được nhiều tư liệu quý để làm hành trang cho việc sáng tác những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho chương trình kế hoạch hoạt động năm 2025-2026 của Hội Mỹ thuật Hà Nội.

Trên đây là một số cảm nghĩ và ghi chép của tôi, về chuyến đi thực tế sáng tác của anh em nghệ sĩ hội Mỹ thuật Hà Nội, 01 ngày tại  tỉnh Phú Thọ đã thành công tốt đẹp. Hi vọng triển lãm Mỹ thuật Thủ đô năm 2025, anh em sẽ có nhiều tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, và ý nghĩa./.

NĐK – Nguyễn Xuân Thủy

 

 

Tags: