Breton, André -
Mối quan hệ của Chủ nghĩa Siêu thực với hội họa vẫn là một câu hỏi chưa được sáng tỏ, vấn đề khó khăn này đã được các nhà lịch sử mỹ thuật hé mở hơn khi chú ý ở khía cạnh hình tượng xảy ra trong các giấc mơ và coi đó là một hành vi đặc biệt của “phong cách” nghệ thuật hiện đại. Điều cốt lõi trong những tranh luận của Breton là vấn đề thị giác hay thị giác là cảm giác mạnh mẽ nhất và khả năng khắc ghi những hình ảnh thị giác. Nghĩa là chủ nghĩa siêu thực đã quan tâm tới hội họa. Các vấn đề của hội họa cho đến thời điểm này chỉ tập trung vào thế giới bên ngoài, và như vậy, nó sẽ chẳng bao giờ cạnh tranh với hiện thực. Tuy nhiên, khi thay đổi mối quan tâm vào hiện thực bên trong, thì hội họa thực sự có thể thành công trong các tác phẩm của các họa sĩ siêu thực. Hình mẫu của Breton là Picasso. Cần phải ghi nhận rằng ông vẫn giữ một thái độ không thù địch gay gắt với công việc phê bình nghệ thuật thông thường cũng như với những họa sĩ cấp tiến như Matisse, Derain và người cộng sự ban đầu của Picasso nhưng ít danh tiếng hơn là Braque. Không đề cập tới những người đã biến chủ nghĩa Lập thể thành một trường phái. Những tác phẩm Siêu thực đầu tiên (cuộc triển lãm đầu tiên diễn ra vào tháng 11 năm 1925) thử nghiệm mang tính Lập thể và kỹ thuật mang tính vô thức gợi ý từ các tác phẩm văn học. Bài viết Chủ nghĩa Siêu Thực và hội họa được đăng tải đầy đủ trong một cuốn sách nhỏ lần đầu vào năm 1928, nhưng thực tế nó đã xuất hiện trước đó trong giai đoạn Cách mạng của các nhà Siêu thực. Đoạn trích dưới đây lấy từ bản dịch tiếng Anh của David Gascoyne, London, 1936. |
"... con mắt chính xác của chúng tôi phải phản ánh cái không tồn tại
như thể nó đang hiện hữu một cách rõ nét vậy nhưng đã bị
chúng ta lãng quên." (A. Breton)
Nhưng ai là người vẽ ra cán cân của thị giác? Có rất nhiều thứ tôi đã nhìn thấy không chỉ một lần và người khác nói với tôi rằng chúng tương tự như thế, những thứ mà tôi tin rằng tôi có thể nhớ được dù tôi có quan tâm tới chúng hay không, ví như mặt ngoài của nhà hát nhạc kịch Paris hay con ngựa hoặc đường chân trời. Có những sự vật mà rất hiếm khi tôi nhìn thấy hoặc tôi không định quên chúng hoặc không được phép quên chúng nếu có thể. Có những sự vật tôi đã quan sát một cách thờ ơ. Tôi không muốn nhìn và đó là những sự vật mà tôi thích (sự hiện diện của chúng choán hết tâm trí tôi). Có những thứ mà người khác đã nhìn thấy và họ bằng cách này hay cách khác gợi ý hoặc không làm cho tôi chú ý tới chúng, có những thứ mà tôi nhìn nhận rất khác với những người khác và có cả những thứ mà tôi bắt đầu nhìn mà không thấy. Và đó cũng không phải là tất cả. [...]
Cần phải khắc ghi những hình ảnh của thị giác bất kể những hình ảnh này tồn tại sự ám ảnh hay không, không mang tính thời gian và dẫn dắt dự sáng tạo đi đến một ngôn ngữ thực sự, đối với tôi nó dường như không giả tạo hơn bất kỳ cái gì khác, hơn cả những thứ ban đầu mà tôi thấy không cần phải nấn ná ở đây. Điều mà tôi có thể làm là cân nhắc xem hiện trạng của ngôn ngữ ở cùng một góc độ ngôn ngữ của thi ca. Dường như với mình, tôi đã đòi hỏi một năng lực lớn hơn bao trùm tất cả những thứ khác tạo thuận lợi cho bản thân tôi - cho cảm xúc bao trùm cái vẫn được hiểu theo cách thông thường là cái thực. Tại sao tôi lại quan tâm tới vài dòng chữ? vài mảng màu?
Đối tượng, bản thân cái đối tượng kỳ quặc ấy được vẽ từ những sự vật này và có khả năng tác động mạnh mẽ và chỉ có Chúa mới biết đây là sự khiêu khích hay không, hay là tôi không hiểu nổi, nó đang bị hao mòn? Sự vật ra sao, cho dù nếu tôi có tin vào mắt mình, rằng cần phải nói tới một vấn đề cụ thể. Trong phạm vi ấy, tôi đã sử dụng khả năng tưởng tượng trong chừng mực nào đó, nếu không cẩn thận, tôi sẽ ngừng nhận thức. Nếu phút giây này, tôi trở lại với vài bức vẽ minh họa hoặc một cuốn sách, sẽ chẳng có điều gì ngăn trở thế giới xung quanh tôi hết tồn tại. Xung quanh tôi bây giờ là cái gì khác, ví dụ, tôi có thể dễ dàng tham dự một lễ kỷ niệm nào đó... Góc nhà nằm giữa hai bức tường trong tranh có thể dễ dàng thay thế cho góc nhà giữa trần và hai bức tường này. Tôi giở tiếp mấy trang sách và mặc dù cái hơi nóng khó chịu, ít nhất tôi cũng không từ chối phong cảnh mùa đông này. Tôi có thể chơi đùa với những đứa trẻ có cánh “ Anh nhìn thấy một hang lớn trước mặt đang tỏa sáng” và thực tế tôi cũng nhìn thấy thật. Tôi quan sát nó với đôi mắt như đang nhìn anh bây giờ, người mà tôi đang viết thư, và tôi viết một ngày nào đó tôi sẽ có thể nhìn thấy anh như thể cái khoảnh khắc tôi đã sống ở cây thông Noel này, ở cái hang toả sáng này, hay cùng những thiên thần có cánh. Bất kể có cảm nhận được sự khác nhau giữa những sự sống hiện ra như thế với sự sống thực, sự khác biệt này có thể tạo ra bất cứ lúc nào. Cho nên, tôi không thể nhìn nhận một bức tranh như bất cứ thứ gì nhưng với một khung cửa sổ khi tôi chú ý lần đầu tiên, tôi biết rằng nó nhìn ra bên ngoài hay nói cách khác từ nơi tôi đứng “có một cảnh đẹp” và tôi chẳng yêu thích cái gì quá như khi tôi dõi tầm mắt ở phía trước cho tới nơi xa thẳm. Bên trong chiếc khung bao gồm một người lạ, mặt đất - hay bờ biển, tôi có thể thưởng ngoạn một khung cảnh tuyệt vời. [...]
Giờ đây khi nói rằng tôi đi hết căn phòng như một kẻ điên, căn phòng có sàn nhà bóng lộn của bảo tàng, và không chỉ một mình tôi. Mặc cho đã nhận được vài ánh mắt lấp lánh của vài phụ nữ, giống hôm nay, tôi chưa bao giờ bị đánh lừa bởi người lạ rằng những bức tường ngầm đã hiện ra trước tôi. Tôi bỏ lại đằng sau những lời thỉnh cầu thành kính mà không hề nuối tiếc. Có quá nhiều cảnh tượng đến cùng một lúc, tôi không cần tâm trí nào để suy đoán. Khi tôi đi qua những tác phẩm mang tính tôn giáo và những câu chuyện thần thoại thôn dã, tôi không để mất đi cái cảm giác rằng mình đã ở đó. Sự mê hoặc của đường phố bên ngoài có thực hơn đến hàng nghìn lần. Đó chẳng phải là lỗi của tôi nếu tôi không thể làm gì được với sự mệt mỏi nặng nề khi đứng trước cuộc diễu binh vô tận để tới được giải thưởng lớn của Rome và ở đó chẳng có đề tài hay phong cách cho họ lựa chọn.
Không cần phải nói rằng chẳng có cảm xúc gì được khơi gợi dưới bức tranh của “Leda”, chẳng có gì thương tâm, mặt trời có thể lặn ở phía sau phong cảnh “những cung điện kiểu Roman” hoặc không thể đưa ra những giá trị đạo đức vững bền đối với những hình minh họa của câu chuyện ngụ ngôn hài hước “Thần chết và Chàng đốn củi”. Ý của tôi đơn giản là các tài năng chẳng thu được gì ở những con đường mòn luẩn quẩn và không có gì, thậm chí còn nguy hiểm khi coi sự tùy tiện là tự do.
Nhưng mọi vấn đề ngoài xúc cảm khiến chúng ta không được quên rằng tại thời điểm này bản thân nó lại là thực tế và nó là cái ta đang bàn đến. Làm sao người ta có thể trông đợi chúng ta hài lòng với những băn khoăn về một tác phẩm nghệ thuật đã đem lại như thế? Sẽ không có tác phẩm nghệ thuật nào có thể tự đưa ra giá trị của nó trước những nhận định của chúng ta ở góc độ này. Khi tôi biết thế nào là cuộc đấu tranh khốc liệt giữa thực tại và điều có thể sẽ kết thúc, khi tôi mất hết mọi hy vọng về việc mở rộng lĩnh vực hiện thực, mà hiện nay đang bị hạn chế khắt khe tới mức kinh ngạc, và khi trí tưởng tượng của tôi tác động ngược lại, không còn trùng hợp nữa, tôi cũng sẽ giống như những người khác, hài lòng với bản thân và tương đối mãn nguyện. Và tôi sẽ liệt tên tôi vào danh sách những người “thêu dệt”, những người mà tôi nên tha thứ. Nhưng trước đây thì không thể.
Cái khái niệm bắt chước được ghép cho nghệ thuật rất hạn hẹp như thể mục đích của nó bị đưa xuống tận cùng của những hiểu lầm nghiêm trọng mà chúng ta vẫn tiếp tục theo đuổi cho đến tận bây giờ. Với niềm tin rằng, đó chỉ là khả năng sao chép những hình tượng khiến họ xúc động, các họa sĩ đã quá dễ dãi khi lựa chọn những hình mẫu. Sai lầm ở chỗ, họ cho rằng hình mẫu chỉ có thể lấy từ thế giới bên ngoài, hoặc thậm chí đơn giản là lấy bất cứ cái gì. Cảm xúc của con người có thể đưa ra những nét độc đáo bất ngờ kể cả đối với những vật thể tầm thường nhất; tất cả đều có thể đều có thể tạo ra những hình tượng có sức mê hoặc mạnh mẽ mà con người đã chiếm hữu để phục vụ cho mục đích lưu giữ hay củng cố mà sự thực thì chúng có thể tồn tại mà không cần đến con người, con người đã sử dụng chúng một cách tồi tệ. Giờ đây, thế giới bên ngoài mỗi ngày trở nên hoài nghi hơn. Một tác phẩm nghệ thuật tạo hình đáp lại sự cần thiết để làm sống lại những giá trị thực sẽ hướng tới một hình mẫu nội tâm thuần túy hoặc sẽ thôi tồn tại.
Với chúng tôi, vấn đề xác định thuật ngữ hình mẫu nội tâm nghĩa là gì, và nó trở nên đối lập với vấn đề lớn được đặt ra trong những năm gần đây, khi các họa sĩ muốn khám phá lại lý do khiến họ cầm bút vẽ - vấn đề mà giới phê bình mỹ thuật buộc phải lảng tránh. Trong lĩnh vực thi ca, Lautréamont, Rimbaud và Mallarmé là những người đầu tiên đóng góp những thiếu hụt của trí tuệ nhân loại: thái độ thiếu tôn trọng, cái đã khuyến khích trí tuệ tự rút lui khỏi mọi điều lý tưởng và bắt đầu bận rộn với chính đời sống thực của nó, trong đó, cái đạt được và cái mong muốn không còn loại trừ lẫn nhau nữa và chúng cố gắng chịu đựng sự kiểm duyệt gắt gao thường trực đã gò bó trước đây. Sau sự xuất hiện của họ, ý tưởng về cái bị cấm đoán và cái được phép đã chấp thuận sự linh hoạt, và như thế những từ như gia đình, quê hương, xã hội với chúng tôi như đùa. Đó là bởi họ đã làm cho chúng tôi phải suy nghĩ và đặt niềm tin vào chính mình, và chúng tôi liều mình đi theo bước chân của họ với khao khát cháy bỏng chinh phục, chinh phục một cách hoàn toàn, ý nguyện ấy không bao giờ rời bỏ chúng tôi, chính vì vậy con mắt của chúng tôi, con mắt chính xác của chúng tôi phải phản ánh cái không tồn tại như thể nó đang hiện hữu một cách rõ nét vậy nhưng đã bị chúng ta lãng quên. Con đường bí hiểm có đầy chó dữ dõi theo ta mỗi bước đi và mỗi niềm khao khát của ta chỉ trở lại cùng với sự chiến thắng của những hy vọng đầy ảo tưởng đã bị ánh đèn pha rọi chiếu trong vòng năm mươi năm qua. Đã năm mươi năm trôi qua, kể từ khi Picasso bắt đầu khai phá con đường của ông, và những tia sáng hiện ra cùng ông. Không ai được cổ vũ để nhìn ra mọi thứ cho đến khi ông xuất hiện. Các nhà thơ đã từng nói đến một xứ sở mà họ mới phát hiện, nơi đó có những con đường tuyệt đẹp nhất trên đời, một phòng vẽ hiện ra “dưới đáy hồ”, tuy nhiên đối với ta đây chỉ là ảnh ảo. Phép màu nào đã giúp ông, người khiến tôi sững sờ và biết ông là một con người may mắn, ông vẫn xuất hiện trên đỉnh cao nhất của trí tưởng tượng? Trong ông, động lực lớn lao nào đã thúc đẩy khiến ông đạt được những điều đó! [...] Để thoát khỏi những vấn đề nhạy cảm này, hay hợp lý hơn với sự dễ dãi của những biểu hiện thông thường, người ta cảnh giác với sự phản bội ở mức độ cao để không thể không công nhận thực tế trách nhiệm nặng nề của Picasso. Chỉ cần sự thiếu hụt khả năng của sức mạnh ý chí cũng đủ cho tất cả những vấn đề mà ta quan tâm ít nhất là trì hoãn lại nếu không sẽ chẳng có gì cả. Sự kiên nhẫn đáng khâm phục của ông là sự bảo đảm giá trị miễn trừ mọi yêu cầu đối với ta và lôi cuốn bất kỳ nhà chuyên gia nào khác. Liệu ta có thể biết cái gì đang đợi chúng ta ở cuối chặng đường đau khổ này? Tất cả chỉ là những khám phá vẫn đang được tiếp tục và những dấu hiệu phục hồi có mục đích đã xảy ra mà không cần đến bất kỳ khả năng lập lờ nào và kéo theo một sự gián đoạn khác.[...]
Người ta không thể hiểu nổi cái tiền định ngoại lệ của Picasso để mà sợ hãi hay hy vọng có được một phần của ông. Với tôi, dường như không có gì thú vị hơn thế, để làm cho những người theo ông nhụt chí hay để vẽ ra một khao khát tài năng từ vô số những phản ứng. Ông chỉ có thể thỉnh thoảng tặng cho lòng ngưỡng mộ của họ những thứ mà ông ky cóp. Lúc chập tối, từ phòng thí nghiệm cho tới bầu trời có những thực thể thần thánh sẽ tiếp tục chạy trốn kéo theo những mảnh vỡ của mặt lò sưởi hoa cương, phía sau họ những mặt bàn đầy ắp những đồ vật mà bạn yêu quí bên cạnh những chiếc bàn xoay... và tất cả những cái đó vẫn tồn tại gắn bó với những tờ báo từ xa xưa: Le Jour... Người ta nói rằng chẳng có cái gì tựa như hội hoạ siêu thực. Hội họa, văn học đối với chúng ta là gì vậy, Picasso, anh là người phải chuyển tải tinh thần không mâu thuẫn nhưng lại né tránh cái điểm xa nhất! Từ mỗi bức tranh, anh đã thả một chiếc thang dây hay chiếc thang làm bằng tấm khăn trải giường của mình và chúng tôi, có lẽ cả anh nữa, đều khao khát được leo vào giấc ngủ của anh rồi lại từ đó ra đi. Chúng đến và nói chuyện với ta về hội họa, chúng tới và gợi cho ta nhớ về những phương tiện của đáng thương của hội họa!
Khi còn là trẻ con, chúng ta có những đồ chơi để đến bây giờ đôi lúc ta có thể khóc vì nuối tiếc hay tức giận. Có lẽ một ngày nào đó, ta có thể nhìn thấy những món đồ chơi trong suốt cuộc đời ta, giống như tuổi thơ của ta một lần nữa. Chính Picasso đã cho tôi ý tưởng này. [...]
Chúng ta cứ lớn đến một lứa tuổi nào đó và dường như đồ chơi của ta cũng lớn lên như thế. Chơi đùa là một phần của vở kịch, và trí tuệ của ta chính là nhà hát. Picasso, người sáng tạo những thứ đồ chơi thảm thương cho người lớn, làm cho họ lớn lên và đôi khi dưới dáng vẻ chọc tức và kết thúc những bồn chồn vớ vẩn.
Giá trị của những điều vừa bàn là xác định rõ rằng ông chính là một trong số chúng tôi, thậm chí điều đó là không thể và có thể hơi trâng tráo khi bàn luận những phương pháp của ông với cơ chế phê bình khắt khe của viện nghiên cứu, nơi mà chúng ta tín nhiệm. Nếu như chủ nghĩa siêu thực được coi là kim chỉ nam nó phải chứng tỏ theo cách mà Picasso đã đưa ra và sẽ tiếp tục như thế. Hy vọng rằng tôi sẽ chứng minh được là mình đúng khi nói ra những điều này. Tôi luôn phản đối những tính cách bị hạn chế một cách kỳ cục vì bất kỳ một phương pháp nào (kể cả phương pháp của các nhà Siêu thực) tác động mạnh đến hoạt động của con người - những cá nhân mà chúng ta cứ cố chấp mong đợi họ hơn những người khác. Phương pháp “lập thể” đã mắc sai lầm từ rất lâu rồi. Những hạn chế như vậy có lẽ chỉ thích hợp với ai đó khác, còn với tôi, trường hợp Picasso và Braque là ngoại lệ.
Tôi tin rằng con người sẽ vẫn cảm thấy cần cuốn theo dòng chảy của dòng sông diệu kỳ trong mắt họ, tắm cùng ánh sáng và bóng râm của ảo giác, mọi thứ vừa hiện hữu vừa không hiện hữu. Không phải lúc nào cũng biết rằng những phát kiến nhiễu loạn thế nào là thích đáng, họ sẽ đặt một trong những con suối này lên bất kỳ đỉnh núi cao nào đó. Những vùng đất hư ảo lôi cuốn như thế, ở đó người ta yêu nhau, sự tích tụ sẽ xuất hiện trong ánh chớp. Có thể ở đó họ sẽ khởi hành cùng những đôi ủng thảm hại, sẽ sinh sôi và tiêu diệt lẫn nhau, và rồi không có mong ước gì khác ngoài khát khao trở lại trái đất sau khi đã bị tước đoạt tất cả! Nếu như thế giới này vẫn còn tồn tại ở giữa sự hỗn loạn của phù hoa và sự tối tăm, chỉ có một giải pháp tuyệt hảo xuất hiện - tất cả mọi sự vật rút gọn thành một điểm, gợi nhớ kỷ nguyên xa xôi của đời sống, tôi không đòi hỏi gì hơn, rằng hai mươi, ba mươi bức tranh này đã khiến chúng ta đặt niềm vui sướng của ý nghĩ trên ranh giới - vui sướng mà không biết, hạnh phúc vì sự tồn tại của mọi ranh giới mong manh. [...]
Chúng ta sẽ nhìn vào Cuộc Cách mạng, xem xét đến cái định nghĩa mà giờ đây không bị hiểu lầm nữa, và chính nó sẽ đưa ra lý do cho những đắn đo của chúng ta. Trước khi có cuộc cách mạng này, tôi cho rằng việc tập hợp những con người ưu tú là việc nên làm. Trách nhiệm của các họa sĩ và của tất cả những người rơi vào hoàn cảnh không có phương cách nào để đối phó với những hình thức biểu hiện của họ, những dấu hiệu mà sự vật biểu hiện giờ đây, với tôi, vừa nặng nề vừa không đáng tin cậy. Vâng, đó là cái giá của sự nổi tiếng. Trí tuệ cứ trượt theo những tình huỗng ngẫu nhiên như vấp phải vỏ chuối vậy. Những người ưa thích cái giây phút không trọng đại khi mà họ chẳng mong đợi điều gì xảy ra, với tôi, lại thiếu sự trợ giúp kỳ diệu mà có lẽ là sự trợ giúp rất quan trọng. Sự thay đổi hoàn toàn chứa đựng một hoạt động, hoặc đơn thuần là nó chứa đựng, nó không thể phụ thuộc vào sự lựa chọn các yếu tố mà hoạt động này gây ra. Điều này lý giải cho những khó khăn khi ta muốn có một cán cân chính xác, khách quan đối với các giá trị tạo hình vào thời điểm mọi giá trị đang được xem xét lại và sự sáng suốt đã giúp ta nhận ra những giá trị đó, những giá trị dường như đang thúc đẩy xem xét này nhanh hơn.
Đối mặt với sự phá sản hoàn toàn của phê bình nghệ thuật, sự phá sản rất khôi hài, không phải để ta than vãn về những bài viết của Raynal, Vauxcelles hay Fels chỉ vượt qua giới hạn của sự ngu dốt. Những tai tiếng tiếp theo của Chủ nghĩa Cézanne, hay Chủ nghĩa Tân Hàn lâm hoặc Chủ nghĩa Máy móc không có khả năng dàn xếp các sự kiện vì đó là mối quan tâm thực sự của chúng ta. Bất kể là Utrillo vẫn đang hay đã là người có tác phẩm được “bán chạy nhất” hay không, hoặc Chagall có được coi là họa sĩ siêu thực hay không thì đó chỉ là vấn đề của những người bán tạp hoá mà thôi. Chắc chắn, việc nghiên cứu các qui ước khiến tôi hài lòng khi tạo ra những ảo tưởng thoáng qua có thể sẽ khai trí một cách sâu sắc nếu đi đúng hướng, nhưng nó sẽ là lãng phí thời gian nếu như tôi cố gắng đạt được ở đây, bởi lẽ những qui ước này có vẻ chỉ hoàn hảo và phù hợp với những lĩnh vực chung chung nhưng giờ đây đang bị lên án. Dưới cái nhìn sâu rộng thì đó chỉ đơn giản về vấn đề tìm kiếm những nguyên nhân đã gây ra sự thất bại của một số họa sĩ, hai ba trường hợp gì đó mà có lẽ do họ đã đánh mất đi cái sự thanh nhã.
Picasso được miễn tội khỏi những bổn phận đạo đức bởi tài năng khác thường của ông, ông luôn đánh lừa bằng cái dáng vẻ bề ngoài như là thách đố ở một giới hạn đáng báo động và như thể chúng ta không bao giờ có thể tha thứ. Cuối cùng, Picasso đã thoát khỏi những mọi phức tạp và ông vẫn làm chủ được mọi tình thế chống lại ông, chúng ta có thể coi đó là liều lĩnh và dường như những người bạn đồng hành ngày xưa của ông đang đi trên con đường ngày càng xa cách chúng ta và cả chúng ta nữa. Những người mà theo bản năng tự gọi mình là “Dã thú”, giờ đây họ chẳng làm thêm được điều gì ngoại trừ những bước đi khôi hài lúc tiến lên khi lùi lại, thời gian và những thứ họ đạt được lại chẳng có gì đáng sợ cả, kể cả nhà buôn nhỏ nhất cho đến người dạy thú cũng có thể bảo vệ mình chỉ bằng một chiếc ghế. Hai con sư tử đã mất hết can đảm này chính là Matisse và Derain. Họ thậm chí không giữ được sự nuối tiếc quá khứ về những cánh rừng hay sa mạc, họ bước vào một vũ đài nhỏ hẹp: họ cảm ơn những người đã kết thân với họ và giúp họ sống sót. Một bức Khỏa thân của Derain hay một bức Cửa sổ của Matisse - đó là bằng chứng xác thực chứng minh luận điểm rằng “không phải tất cả nước biển đủ để cuốn trôi một giọt nước trí tuệ?” Vậy thì những họa sĩ này sẽ không bao giờ nổi lên được nữa hay sao? Liệu giờ đây vì mong muốn có được những đền bù xứng đáng của trí tuệ nên họ tự tìm lại những khu rừng đã mất, cả hai người đó và những người khác. Không khí lại trong lành trở lại, không có cuộc hành trình nào nữa những đoạn đường không dấu chân người chân qua đã chia cắt những khoảng không gian để rồi người này đánh rơi và người kia nhặt được, những tên tuổi không thể tách rời với thời khắc này và không gian này tất cả đều chịu sự xem xét của chúng ta. Tôi muốn bàn về sự mất mát ở tầng sâu hơn. Nhưng tất cả đã qua rồi chăng? Đã quá muộn.
Tôi không thể bàn về số phận của Georges Braque. Ông này đã thận trọng vô cùng. Giữa cái đầu và đôi tay của ông ta tôi thấy chiếc đồng hồ cát rất to, ở đó những hạt cát hiện ra không nhanh bằng những hạt bụt đang nhảy múa trong những tia sáng của ánh mặt trời. Đôi khi chiếc đồng hồ cát này hạ xuống đường chân trời thì cát không chảy nữa. Đó là bởi vì Braque “thích chế ngự những cảm xúc” trong khi chính tôi chẳng làm gì nhưng vẫn khước từ thẳng thừng sự chế ngự này. Ông ta lấy nó từ đâu vậy? Chắc chắn đó là ý của Chúa. Nó rất đẹp và phải vẽ, và nó rất đẹp nhưng đừng vẽ. Thậm chí ai đó có thể vẽ “giỏi” và vẽ không giỏi. Nói ngắn gọn... Braque tại thời điểm này là một kẻ tị nạn đáng thương. Tôi e rằng chỉ trong vòng một năm nữa tôi sẽ không thể nói đến tên ông. Tuy nhiên nói vậy có thể hơi hồ đồ.
Sau năm 1918, Apollinaire tự nhiên quay lại công kích Braque. Khi chính ông bắt đầu suy sụp và cái chết như đang cận kề, ông không thể tìm ra những cụm từ đủ nặng - và ông đã chọn lý do khác- để tấn công những người thua cuộc. Đương nhiên Braque là một trong số đó. Tôi không có chung lý do để công kích ông ta, và không nên có, tôi không thể nào quên được những năm tháng Braque đã đi theo con đường riêng, ở đó chỉ có ông và Picasso. [...]
Nhưng bỗng nhiên có một ngày Braque cảm thấy nuối tiếc. Tôi không thể luôn nhắc lại rằng mỗi một vật thể đều có chỗ đứng của nó, mỗi người chúng ta phải đặt mình vào đó. Hãy nghĩ đến những phút giây vô tận của cái tư thế đi suốt cuộc đời chúng ta. Không sợ hậu quả, người ta có thể lặp lại một cách muôn vàn lần tư thế dâng hoa. Thế nhưng đó là quá nhiều khi yêu cầu bó hoa phát hiện ra bàn tay đã cầm nó và đang rung động. Bàn tay của Braque đang rung.