BẢO TỒN DI SẢN PHỐ CỔ HÀ NỘI HS.NPBMT - Nguyễn văn Chiến
Ngày đăng : 14:29:32 23-12-2022
1. Phố cổ sinh ra từ Thăng Long - Hà Nội: Hà Nội có quá trình phát triển từ kinh đô Thăng Long đến nay. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, đã tạo dựng nhiều công trình Đình, Chùa, Đền, Miếu, các Phố nghề mang giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật tạo hình. Nổi tiếng như: Chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, đền Voi Phục, đền Quán Thánh, đền Hai Bà, Văn Miếu - Quốc Tử Giám… Còn có những công trình thời Pháp xây dựng từ (trước và sau 1900) như: Nhà thờ lớn Hà Nội, nhà hát Lớn, Viễn Đông Bác Cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia), Ga Hà Nội, Cầu Long Biên… Còn có các công sở, biệt thự, nhà Tây trên các phố cổ. Hà Nội là nơi có mật độ lớn công trình mang dấu ấn kinh kỳ lịch sử. Phố cổ Hà Nội là quần thể di sản có giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu, giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển Thủ đô. Phố cổ là không gian đô thị với phương thức sản xuất, tổ chức xã hội, kinh tế, nghề thủ công, lao động, sản xuất, xây dựng, buôn bán, ẩm thực phát triển. Hà Nội với thuần phong mỹ tục, lối sống, nền nếp sinh hoạt văn hoá, phong phú đa dạng. Là nơi có nhiều Lễ - hội đặc trưng văn hoá Thăng Long Hà Nội. Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, Hà Nội vẫn luôn là trung tâm hội tụ phát triển lan tỏa. Từ 1988, Hà Nội được mở rộng địa dư với nhiều đường và phố. Từ mang danh phố nghề, tên danh nhân VHLS, đến tên người có công trong nhiều lĩnh vực của thời đại mới. Phố cổ, phố mới, đường mới, đại lộ mới, Phường, Quận mới. còn có những Di tích cổ của Hà Tây cũ, trong phát triển của thủ đô. Hà Nội với bề dày di sản “văn hóa vật thể” và “văn hóa phi vật thể”. là kho tàng quý giá, phong phú để các thế hệ lưu truyền bảo vệ, kế thừa, phát huy, phát triển. Việc bảo tồn Di sản là đáp ứng nhu cầu gìn giữ tinh hoa vật chất và tinh thần của Thăng Long – Hà Nội cho hôm nay và mai sau. Bảo Tồn Di sản được đặt ra trong nhiều năm qua. Công tác khảo sát, đánh giá, phân loại các di sản trong phố cổ với các công trình di tích, các công sở, và nhà ở có giá trị, để xác định cho việc bảo tồn.
Trước 2010 việc Bảo tồn phát huy giá trị di sản, dường như chỉ hướng vào Bảo tồn các Di tích LSVH, lấy “Bảo tồn nguyên gốc” là mục tiêu hàng đầu. Các Di tích cổ lâu ngày trải thời gian mà xuống cấp, hư hỏng, khi trùng tu đều lấy việc ‘bảo tồn nguyên gốc’ (tuân thủ: vị trí, loại hình, chất liệu, kich thước, kỹ thuật, phong cách nghệ thuật thời đại lập dựng di tích) không được pha trộn yếu tố nào khác. Những Di tich cổ (Đình, đến, chùa) mang tinh “Văn hóa cộng đồng” từ xưa được chọn xây dựng độc lập ở những nơi cảnh quan rộng, nhằm đáp ứng sử dụng cộng đồng. Như hoat động Lễ - Hội, sinh hoạt tín ngưỡng, chiêm bái (khác với sử dụng nhà ở sinh hoạt gia đình) nên khi xuống cấp trùng tu, bảo tồn là yêu cầu nguyên gốc LSVH. Ngoài “công trình sinh hoạt cộng đồng” xây dựng trước 1945, còn có công sở, biệt thự, nhà ở của dân trên 36 phố cổ. Nhà cổ dần trở nên chật trội, bởi các thế hệ sinh mới, nhu cầu về ở và sinh hoạt luôn đòi hỏi phát triển? dẫn đến ngăn chia, cơi nới. Công trình không còn nguyên gốc. lâu ngày lại xuống cấp? Những khó khăn trong bảo tồn nhà ở phố cổ luôn diễn ra. Công trình vậy dùng giải pháp “bảo tồn” theo hướng nào? “bảo tồn nguyên gốc” phải phá dỡ, phải giãn dân? nan giải? Gốc cũ hư hại và biến dạng, những nhu cầu của đời sông luôn đòi hỏi trong sự phát triển đô thị.
Việc Bảo tồn Di sản Vật thể và Di sản Phi vật thể đã đặt ra trong hai thập kỷ qua (có 3 hướng): “Bảo tồn nguyên gốc”,“Bảo tồn có cải tạo phát triển”, “Bảo tồn kế thừa sáng tạo làm mới”. Ba loại này đều thuộc các cơ quan chức năng, với đội ngũ chuyên nghiệp; và có những nguyên tắc khoa học và nghệ thuật. nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc lịch sử văn hóa.
II. Phương pháp Bảo tồn Di sản Vật thể và Di sản Phi vật thể:
1.“Bảo tồn tồn nguyên gốc” là giữ gìn nguyên vẹn toàn bộ giá trị gốc di tích lịch sử, văn hóa (về chất liệu, kích thước, Phong cách nghệ thuật, vị trí, cảnh quan môi trường thẩm mỹ, gắn bó trong tiềm thức nhân dân). Điều này áp dụng với các công trình Di tích Lịch sử - Văn hóa, với Kiến trúc, Điêu khắc, Hội họa, Trang trí, Bảo vật quốc gia. Di chỉ khảo cổ, di vật, cổ vật bảo tàng, ‘Bảo tồn nguyên gốc’ là gìn giữ nguyên bản giá trị di tích được Luật Di sảnVăn hóa quy định. Kể cả Danh lam thắng cảnh với cây cổ thụ (cây Di sản), núi đồi cảnh quan môi trường gắn với Di tích.
Còn gọi Bảo tồn nguyên trạng. là không làm biến dạng, thay đổi di sản Cũng lưu ý là: không phải “hiện trạng”. Bởi ‘Di sản lâu đời’ có thể đã bị hư hỏng, rồi được tu sửa chắp vá sai lệch, biến dạng, mà để lại “hiện trạng” không đúng “giá trị nguyên gốc”. Do vậy phải tra cứu để bảo tồn đúng với tinh hoa của Di sản. Loại bỏ sự pha tạp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại. không chấp nhận làm mới (kiến truc, nghệ thuật chạm khắc, trang trí, kể cả các hiện vật) không cho các ‘yếu tố lạ’ xâm hại di tích, hoặc phá vỡ cảnh quan di sản.
Các công trình di sản Đình, Chùa, Đền, Miếu được “Bảo tồn tồn nguyên gốc” Đáp ứng nhu cầu nhận thức nghệ thuật và giá trị của công trình. Bảo tồn không để nằm yên “đóng kín” mà nhằm khai thác, đưa vào hoạt động, phát huy các giá trị di sản trong sự phát triển mới của Hà Nội. Phát triển kinh tế luôn đi kèm với bảo tồn chân gía trị của Di sản.
Bảo tồn di sản nguyên gốc là phải bảo tồn trọn vẹn tác phẩm. Trường hợp: Khi tôn tạo khu vực Đoan Môn đã phạm vào “Thành bậc Rồng” phía trước (của Điện Kính Thiên). Do mặt sân nâng cao, đã phủ lên phần râu rồng làm chìm xuống nền. Vì thế mà “hình tượng Rồng” cổ, quý, hiếm của thời Lê Sơ bị cắt cộc ngay gần phần cằm Rồng, mà làm hình tượng Rồng không còn nguyên vẹn. Do vậy làm bảo tồn phải am hiểu kiến trúc hội họa, Điêu khắc cổ, để tránh làm sai lệch, thậm chí phá hỏng.
2. “Bảo tồn cải tiến phát triển” có 3 dạng: a- Bảo tồn giữ lại phần nào của nguyên gốc, phục chế những chỗ đã hỏng, mất và đưa vào những yếu tố mới.
b- Bảo tồn bằng khảo sát kỹ lưỡng nguyên gốc, rồi dỡ ra xây lại toàn bộ trên vị trí cũ, giữ nguyên về kích thước, chất liệu, phong cách loại thể).
c- Bảo tồn lấy nguyên mẫu, rồi xây mới hoàn toàn trên nơi đất mới. Loại này co thể thay đổi chất liệu, kích thước cho phù hợp cảnh quan mới. Như các kiến trúc nhà sàn (Mường), Tháp (Chàm), Nhà Rông xây ở Làng văn hóa 54 dân tộc)
Phố cổ Hà Nội là di sản đô thị có các di tích độc đáo, mang dấu ấn văn hóa của các thời kỳ lịch sử Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội. Phố cổ Hà Nội còn nhiều nhà cổ có vị trí trong nội đô lịch sử Hà Nội, với sinh hoạt lao động sản xuất, hoạt động Lễ hội. Bảo tồn các kiến trúc có giá trị lịch sử văn hoá trong quá khứ là yếu tố cho phát triển tương lai. Các công trình kiến trúc biệt thự, nhà ở giá trị xây dựng trước năm 1954, đang trên đà xuống cấp. Thậm chí đã có công trình tự sập đổ, rồi biến mất. Những công trình lâu ngày trong diện bảo tồn, vậy làm thế nào giữ được như cũ? Hoặc khai thác những giá trị tốt nhất tiềm ẩn để bảo tồn? Hoặc tìm cách khôi phục phần nào gốc cũ và có phần cải tạo, mà không làm mới hoàn toàn? Hoặc bảo tồn cho phù hợp với nhu cầu cuộc sống hiện đại, trong sự phát triển của đô thị Hà Nội. Bảo tồn di sản phố cổ Hà Nội không chỉ quan tâm đến ‘một ngôi nhà’, hay ‘một nhóm nhà’ riêng lẻ, mà bảo tồn phải chú ý đến gắn kết toàn bộ cảnh quan kiến trúc, môi trường thẩm mỹ đô thị. Phố cổ mang giá trị bản sắc văn hóa đô thị Hà Nội. Nơi thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế khi đến Hà Nội. Bảo tồn phố cô nhằm gìn giữ tôn vinh giá trị bản sắc văn hoá, phát triển hòa nhập trong bối cảnh đô thị hiện đại, bền vững của Thủ đô.
3.“Bảo tồn - Kế thừa truyền thống sáng tạo xây dựng mới” Thiết kế trên tinh thần kế thừa truyền thống, tiếp thu các yếu tố mới, phát huy sáng tạo đưa thêm những yếu tố mới, xây dựng “công trình mới” đương đại. Loại này thay đổi (kích thước, chất liệu, vị trí, phong cách). tức không phụ thuộc “y nguyên” cụ thể quá khứ nào? phong cách của thời cổ nào? Mà xây mới “di tích” với công trình Hoành tráng. Như làm kích thước cao to, lớn rộng , bề thế, đồ sộ, hiện đại. Chất liệu bê tông cốt thép, không gian cảnh quan trên vị trí mặt bằng mới có đồi núi, hồ rộng, đường rộng, tạo đường xe, đường Cáp dẫn khách. Việc “bảo tồn phát triển xây mới” đã thực hiện với những công trình Chùa Phật trong những năm gần đây. Các chùa được làm mới từ đầu, cũng không vướng bận một kiến trúc nằm sẵn nào. Như đã xây dựng: khu “chùa Bái Đính” (Ninh Bình), Chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc). khu Chùa Tam Chúc (Hà Nam), Hoặc: Chùa và tượng Phật trên đỉnh Fansìan (Sa Pa - Lao Cai).
Song với loại mới này, cũng không vì “phát triển” mà pha trộn lai tạp, phá hỏng bản sắc di sản. Hiện nay di sản văn hóa đang trở thành một nguồn lực lớn, đầy tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều địa phương, tổ chức, đã khai thác giá trị kinh tế của di sản. Việc quá coi trọng lợi nhuận, đặt doanh thu lên trên hết, là thương mại hóa di sản, làm sai lệch tinh thần bảo tồn di sản. tạo ra những hệ lụy về phát triển văn hóa - xã hội. Du khách trong nước và quốc tế sẽ có những nhận thức sai lạc về di sản văn hóa Việt Nam.
III. Phản ánh nghệ thuật, sáng tác phẩm VHNT góp vào Bảo tồn di sản.
Nghệ sĩ phản ánh các di tích cổ, phố cổ Hà Nội, sáng tạo tác phẩm nghệ thuật; truyền đạt sâu sắc về đời sống, sinh hoạt, lao động các làng nghề, phố nghề, Lễ hội. các Di tích LSVH, về nghệ thuật kiến trúc, tượng cổ, danh thắng được phản ánh trong sáng tác Hội họa, Nhiếp ảnh, Điện ảnh, Văn học, Văn nghệ Dân gian … Thông qua các hoạt động sáng tạo VHNT cho ra đời các sáng tác phẩm “khám phá di sản”, phố cổ. Hay các hoạt động: Triển lãm, Hội thảo, Nghiên cứu cổ học, cổ vật, Tư liệu di tích lưu trữ, Dựng 3D tạo dựng di tích trình chiếu. Người xem nhận thức sâu sắc di sản. thêm yêu quý và trân trọng, gìn giữ phố cổ Hà Nội. Đó là VHNT góp phần thúc đấy việc bảo tồn Phố cổ Hà Nội.
Trong nhiều năm qua, các thế hệ họa sĩ Hà Nội đã sáng tác về đề tài sinh hoạt, phong cảnh phố cổ, các Di tích lịch sử văn hóa ở thủ đô Hà Nội. Nổi bật là họa sĩ Bùi Xuân Phái là người miệt mài vẽ về “Phố cổ Hà Nội”. người ta gắn tên ông với phố Hà Nội đã gọi ông là “Phố Phái”. Còn rất nhiều họa sĩ sáng tác về Phố cổ Hà Nội, về lao động sản xuất sinh hoạt của nhân dân thủ đô, được trưng bày tại “Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô” hàng năm nhân dịp kỷ niêm ngày giải phóng thủ đô 10-10. Cũng có thể nói không một họa sĩ nào của Thủ đô mà không một lần vẽ phố hà Nội. Lại như: để tạo ra những điểm văn hóa phố cổ, đã có dấu ấn Mỹ thuật của họa sĩ Điêu khắc. Tham gia các “Dự án nghệ thuật công cộng”, phát triển: các ‘Công Viên’ nơi vui chơi giải trí “, “Văn hóa Ẩm thực”. Hay công trình “Đường Gốm sông Hồng”, bằng tranh ghép gốm theo dọc bờ đê Sông Hồng, đưa thẩm mỹ tạo hình vào đời sống phố cổ đô thị. Đồng thời phản ánh nhiều nội dung đề tài Hà Nội cổ. Hoặc “Các tranh tường phố” tại khu vực Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội). họa sĩ đã đưa nghệ thuật vào môi trường, cải tạo các mảng tường rêu mốc nơi đó, trở thành các bức họa đẹp. Đưa khu vực này trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, được người dân yêu thích và trân trọng. Hoặc đưa “Mô hình Triển lãm cơ động ngoài trời” vào “Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long Hà Nội”. Để người dân và du khách tìm hiểu về những giá trị về lịch sử, văn hóa thủ đô qua các thời kỳ lịch sử vẻ vang ngay bên Hồ Hoàn Kiếm. Hoặc: Triên lãm cơ động với chủ đề: “Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại Hà Nội” (2020) của nhiều làng nghề truyền thống: đúc đồng Ngũ Xã (quận Ba Đình), Dệt lụa (Vạn Phúc), Tơ tằm, tơ sen (Phùng Xá), Khảm trai, sơn mài (Chương Mỹ), Nặn tò he (Xuân La)… Góp phần vào việc nâng cao nhận thức của người dân, và du khách trong và ngoài nước hiểu biết về di sản Hà Nội. Bên cạnh đó việc Bảo tồn, trùng tu các di tích, chỉnh trang các phố, đem lại một diện mạo mới nhằm phát huy giá trị di sản phố cổ.
Các hoạt động góp vào việc bảo tồn di sản phố cổ: cần tăng cường và nâng cao Cần có chính sách quản lý bảo tồn của cơ chế nhà nước và xã hội hóa nhằm phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy giá trị di sản phố cổ Hà Nội liên kết trong hệ thống di sản Quốc gia. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi giữa nhà nước và cộng đồng, trong quá trình khai thác và bảo vệ di sản.Những hoạt động cần sự phối hợp chặt chẽ và nỗ lực từ nhiều ban ngành, huy động các nguồn lực khác nhau trong việc bảo tồn di sản. Đảm bảo các hoạt động kinh tế lâu dài, cung cấp những lợi ích điều kiện sống người dân khu phố cổ. Đồng bộ trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị ngành nghề truyền thống. Khôi phục các lễ hội, sinh hoạt tín ngưỡng của người dân và đa dạng hóa các loại hình văn hóa phố cổ. Các hoạt động biểu diễn triển lãm, trưng bày. quảng bá, tuyên truyền bảo tồn phát huy giá trị di sản phố cổ. Tổ chức giới thiệu với nhiều hình thức phong phú. Để mọi người nhận thức rõ việc bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, mang dấu ấn Thăng Long-Hà Nội. Những tinh hoa văn hóa di sản sống trong lòng dân cũng là bảo tồn. Qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân, trân trọng tự nguyện, tự giác gắn kết cộng đồng bảo vệ di sản. Tạo cơ hội phát triển du lịch, để các nguồn khách trong nước và quốc tê được tham quan phố cổ, chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính, tìm hiểu văn hóa đặc trưng của Thăng Long-Hà Nội.
Việc bảo tồn di sản phố cổ không chỉ làm sống giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc, mà còn góp phần tạo đà phát triển kinh tế. Do vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản sao cho xứng với lich sử văn hóa Thủ đô. Ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ phục vụ cho công tác bảo tồn giá trị di sản vật thể và phi vật thể dấu ấn thủ đô trên ngàn năm văn hiến. (NVC)
……………………
Tags: