Bác Hồ tại căn cứ quân sự Việt Bắc năm 1941

Ngày đăng : 09:51:42 27-10-2022

Suốt thời kỳ dừng nước và giữa nước, nước ta đã trải qua muôn vàn giai đoạn thăng trầm trong lịch sử. Chính trong lời nhạc của mình, Trịnh Công Sơn đã viết:

“Một ngàn năm nô lệ giặc tàu
một trăm năm đô hộ giặc tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, để lại cho con
gia tài của mẹ, là nước Việt buồn”

Chiến tranh đi qua để lại vết thương khó lành cho mảnh đất quê hương nhưng cũng đồng thời khắc sâu trong tim bào thế hệ những chiến công đáng tự hào của dân. Bụi sẽ cùng bạn hoài niệm về thời kỳ lịch sử dân tộc được gửi gấm trong các tác phẩm hội họa.

Bác Hồ tại căn cứ quân sự Việt Bắc năm 1941

Sau hơn 30 năm bôn ba đất khách quê người, vào tháng 2 năm 1941, Bác Hồ đã quay về Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng Việt Nam. Bác đã chọn Pác Bó, Cao Bằng làm căn cứ quân sự. Lúc bấy giờ, điệu kiện sống của cán bộ chiến sĩ nói chung và Bác Hồ nói riêng vô cùng khó khăn và thiếu thốn, nhưng không vì thế mà người nản chí. Bác Hồ đã luôn giữ vững tinh thần lạc quan và niềm tin bất diệt vào chiến thắng của dân tộc. Bác đã truyền lửa cho các bán bộ chiến sĩ vững lòng chiến đấu vượt qua khó khăn. Cảm mến trước tình cảm đẹp đẽ đó, các họa sĩ đã đưa hình ảnh Bác ở Pác bó vào trong tranh của mình.


Tác phẩm “Bác Hồ” của họa sĩ Phạm Văn Đôn


Bức “Bác Hồ ở Pác Bó”- tác giả Mai Văn Hiền


Cuộc tiến công chiến lược năm 1972

Họa sĩ Lê Quốc Lộc (1918-1987) nổi tiếng về sáng tác tranh sơn mài và chủ đề chiến tranh cách mạng. Tác phẩm “Qua Dốc Miếu” được họa sĩ Lê Quốc Lộc sáng tác năm 1974 trên chất liệu sơn mài – một năm sau chuyến đi thực tế của ông tại chiến trường Quảng Trị. Bức tranh tái hiện khung cảnh đội quân chủ lực của ta đang hành quân vượt qua cứ điểm Dốc Miếu, tiến lên phía trước, hướng tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Họa sĩ lựa chọn bố cục hình chữ nhật ngang và dài, một bố cục tương đối mới tại thời điểm đó và ngay cả hiện tại, nhưng có tỉ lệ phù hợp để vẽ một bức tranh toàn cảnh.


Tranh sơn mài “Qua Miếu Dốc”


Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam

Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm (1922-1987) là một trong những “cánh chim đầu đàn” phát triển nền mỹ thuật Việt Nam. Ông hoàn thành tác phẩm “Trái tim và nòng súng” năm 1963. Bức tranh sơn mài “Trái tim và nòng súng” là một tác phẩm tiêu biểu của ông về đề tài chiến tranh cách mạng, phản ánh sống động cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang của phụ nữ Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bức tranh tái hiện đoàn người biểu tình, đa phần là phụ nữ Nam Bộ trong trang phục áo bà ba, khăn rằn, nón lá, đang đấu tranh với lực lượng vũ trang của địch. Từ đó thể hiện được ý chí kiên cường dũng cảm của những người phụ nữ Nam Bộ trong kháng chiến, họ gang dạ và mạnh mẽ đứng lên đấu tranh để đánh đuổi quân thù.


“Trái tim và nòng súng” đã đem lại cho Huỳnh Văn Gấm Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, Nghệ thuật năm 1990.


Ngày giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước 30 – 4 – 1975

Khoảnh khắc lịch sử thiên liêng nhất của dân tộc đã đến vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi đoàn quân xe tăng của ta tiến vào dinh độc lập và lá cờ Việt Nam đã chính thức tung bay trên trên bầu trời hòa bình, đã khiến hàng ngàn con tim người Việt xúc động vui mừng khôn xiết. Họ ùa ra đường, reo hò và phất cao lá cờ Việt Nam lá đỏ sao vàng. Năm bắt được phút giây lịch sử hào hùng ấy, các họa sĩ đồng thời cũng là những chiến sĩ đã họa lại niềm vui thắng lợi to lớn của dân tộc ta trong ngày độc lập.


Một phần bức tranh “Nắng tháng năm” của họa sĩ Quách Phong


“Nắng xuân 1975” là tác phẩm sơn dầu của họa sĩ Quang Thọ


 

Tags: