Tranh thiếu nhi và vấn đề giáo dục thẩm mĩ
Ngày đăng : 10:25:02 14-09-2022
dục thẩm mỹ và nghệ thuật cho bé. Được hoạt động nhiều các em được thẩm thấu kiến thức càng nhiều, càng lâu. Những hoạt động thiết thực đó tạo môi trường để bé phát triển trí tuệ và đặt nền móng nhân cách trong những năm đầu đời
Nói một cách dễ hiểu, mỹ thuật là món ăn tinh thần hữu ích ch Đối với trẻ thơ, thế giới trong mắt các em luôn lung linh và huyền ảo, khi vẽ tranh các em luôn mong muốn miêu tả những điều lung linh huyền ảo đó bằng những nét vẽ trong sáng và ngây thơ và có khi hết sức đơn giản…
Giúp các em biết thưởng thức nghệ thuật hay sáng tạo nghệ thuật nói chung và phát hiện, bồi dưỡng cho năng khiếu vẽ cho các em nói riêng là nhu cầu hết sức cần thiết cho sự phát triển toàn diện để hình thành nhân cách con người của xã hội phát triển.
Đặc biệt rong quãng thời gian học tập ở nhà trường của các em thì những hoạt động Mĩ thuật có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với việc hình thành nhân cách ứng xử và phát triển năng lực cho từng cá nhân để trẻ phát triển và trưởng thành . Những hoạt động hàng ngày diễn ra xung quanh các em đó là những biểu hiện tưởng như vô cùng đơn giản như những hoạt động: sinh hoạt cá nhân, giao lưu với bạn bè, thầy cô, cùng với đó là việc học hát, múa, kịch và truyện kể, trò chơi, …, chính những cái đó đã có rất nhiều những tác động đến trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ, và hơn nữa, đây cũng là chủ đề hấp dẫn và phong phú để các em biểu lộ trong bức đẹp đầy chất ngây thơ, ngộ nghĩnh và trong sáng của mình.
Đối với các em thì các hoạt động hiện thực đang diễn ra xung quanh mình hoặc các hoạt động đã diễn ra mà các em đã ghi nhớ, các em thích thú đều có thể thành chủ đề mà các em lựa chọn cho bức tranh của mình. Đề tài học tập, đề tài vui chơi, đề tài bảo vệ môi trường, đề tài con vật, đề tài vui trung thu, hay đề tài về quê hương đất nước.
Đa phần ở lứa tuối thiếu nhi các em đều có những nét chung là hiếu động và hồn nhiên và đam mê thể hiện một cái gì đó mình yêu thích. Có thể nói, hiếu động là bản năng hoạt động để phat triển cơ thể , còn hồn nhiên là bản năng của tâm hồn ngây thơ trong trắng .
Vì vậy các em các em nhìn cuộc sống xung quanh với mong muốn khao khát hiểu biết, vô tư như tờ giấy trắng, dù có rơi vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì các em vẫn hồn nhiên ngây thơ, yêu thương những người xung quanh, yêu thương loài vật, cây cỏ, hoa lá, … Đây là đặc điểm nổi bật của tâm lý trẻ thơ..
Nghệ thuật chính là chiếc cầu nối giúp trẻ em đi đến thế giới của cái đẹp, của tình yêu và lòng nhân hậu. các em đến với đạo đức cũng thông qua cái đẹp, thông qua việc nhìn những tấm gương, những hành động đẹp để noi theo. Các em dần hiểu được thế nào là xấu – đẹp, hay – dở, đúng – sai,... Khi nhận thức được cuộc sống với những điều tích cực nhất sẽ khiến trẻ có nhân sinh quan sáng rõ, khiến trẻ mãnh mẽ và tự tin.
Nghệ thuật cung cấp những kiến thức tổng hợp nhất cho người học. Bởi nghệ thuật bắt nguồn từ thực tế cuộc sống cho nên mọi tác phẩm nghệ thuật phản ánh cuộc sống. Qua những bài thơ, lời hát hay những bức tranh trẻ có thể hiểu về thế giới mình đang sống, cách thức mọi người lao động, vận hành và sống. Từ đó lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn.
Nghệ thuật thúc đẩy năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho trẻ . Mỗi trẻ em hình thành một thế giới quan, một nhân sinh quan khác nhau trong quá trình tiếp xúc với nghệ thuật. Nhưng để hiểu, để lĩnh hội được hết cái hay cái đẹp của một tác phẩm nghệ thuật cần có những kiến thức nhất định. Điều đó đòi hỏi mỗi trẻ cố gắng rèn luyện, nâng cao khả năng cảm thụ của mình. Giúp trẻ chăm chú lắng nghe, kích thích sự sáng tạo của trẻ chính là biện pháp hữu hiệu nâng cao khả năng cảm thụ thẩm mỹ cho trẻ.
Để giáo dục thẩm mỹ phát huy hiệu quả thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục nghệ thuật trong nhà trường cho trẻ không phải là điều đơn giản. Nếu đơn thuần chỉ cho trẻ học để biết thì trẻ sẽ mau quên và không lĩnh hội được nhiều kiến thức. Cần phải có nhiều hoạt động phù hợp để bản thân mỗi trẻ có thể phát huy được năng khiếu nghệ thuật đồng thời nâng cao năng lực thẩm mỹ của mình.
Mọi thứ trong tầm nhìn của trẻ đều có tác động trực tiếp lên cảm xúc mỗi ngày và cảm nhận thẩm mỹ. Vì vậy đồ đạc ở lớp hoặc ở nhà cần được xếp đặt gọn gàng, ngay ngắn, hài hòa. Từ bàn ghế đến những bức tranh treo trên tường, từ chiếc rèm cửa đến những góc học tập nho nhỏ. Thế giới xung quanh trẻ cần được tô điểm bởi những màu sắc tươi vui.
Nếu được thầy, cô hướng dẫn chủ động sử dụng các đồ vật, dụng cụ học tập trẻ sẽ thích thú và chủ động trong việc học tập và sinh hoạt tại trường cũng như ở nhà.
* Tạo cảm hứng cho trẻ từ thiên nhiên
* Các lớp học ở trường cần chú trọng nhiều hơn tới việc xây dựng Góc Thiên nhiên. Các giờ học vẽ về thiên nhiên cần chua ý nhiều hơn trong chương trình học và chơi. Thiên nhiên luôn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên tâm hồn những đứa trẻ. Nhìn ngắm, tìm hiểu, tận hưởng thiên nhiên là những điều mỗi đứa trẻ đều muốn trải qua.
Ngoài các hoạt động học, các em còn được đi trải nghiệm ngoài trời, vườn cây hoặc các khu sinh thái. Các em sẽ rất thích thú trồng hoa, tưới cây, nhặt cỏ… hoặc đơn giản là nằm dài dưới những bóng cây nghe các cô kể chuyện. Các em thấy yêu đời hơn, tinh thần tốt hơn, có hứng khởi để sang tạo ra những bức tranh đẹp .
Việc cho các em tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật luôn mang lại những hiệu quả tuyệt vời hơn cả. Bởi các em được nhìn ngắm, lắng nghe, cảm nhận và hiểu theo một cách riêng. Tâm hồn cảm xúc và thẩm mỹ của bé phát triển theo chiều hướng tích cực nhất.
Đưa trẻ đến với văn học bằng những câu chuyện, đến với âm nhạc bằng những bài hát, Có thể cho bé đi xem phim, kịch để bé làm phong phú hơn thẩm mĩ của mình.
Đến với hội họa bằng những tranh vẽ sẽ giúp trẻ yêu thích mỹ thuật sẽ có cơ hội tốt hơn cho sự phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, trí tưởng tưởng, sự tin tin, biểu cảm, sáng tạo và lối suy nghĩ phân tích.
Trẻ cảm nhận được cái đẹp của hội họa sẽ giúp làm giàu thêm tâm hồn cho trẻ. Trẻ sẽ trưởng thành với nhân cách và tâm hồn trong sáng, nó vun đắp một hành trang đầy ắp lòng nhân ái và bao dung cho con người.
Trẻ yêu hội họa thường sẽ yêu văn chương, âm nhạc,… là những yếu tố tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người mà chỉ khi trưởng thành mới thực sự phát huy tác dụng
Các hoạt động Mĩ thuật của trẻ ở trường rất quan trọng trong việc giáo o trẻ em. Bên cạnh đó, tham gia vào hoạt động mỹ thuật chính là tham gia vào quá trình giáo dục thẩm mỹ. Sự đa dạng, phong phú của đặc điểm thẩm mỹ trên đối tượng được miêu tả làm xuất hiện những rung động, những xúc cảm thẩm mỹ, khiến trẻ hiểu hơn về cái đẹp, nâng cao năng lực thưởng thức cái đẹp.
Đặc biệt, khi tham gia các hoạt động mỹ thuật, trẻ sẽ được bồi dưỡng về mặt tình cảm, đạo đức và hiểu biết xã hội. Trẻ vừa được thăng hoa, sáng tạo, trải nghiệm cuộc sống, bộc lộ cái tôi, vừa học được cách nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, tôn trọng thành quả lao động của người khác qua việc phân tích tác phẩm của các bạn…
Nói tóm lại, mỹ thuật chính là môn học lý tưởng giúp trẻ hoàn thiện trí tuệ, thể lực, nhân cách và trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống sau này./.
N.H.H
Tags: