chung của Mỹ thuật Việt Nam. Các nghệ sĩ tạo hình luôn mở rộng tìm tòi nghệ thuật, đa dạng, phong phú đề tài, chất liệu, thể loại, chú trọng nâng cao chất lượng tác phẩm, sáng tác với những yêu cầu và quan niệm mới của thời đại. Số lượng tác phẩm ngày càng phong phú, và có nhiều khởi sắc. Đồng thời Hội Mỹ thuật Hà Nội không ngừng phát huy, phát triển, với lực lượng sáng tác mạnh, giữ vị trí quan trọng, làm nên thành tựu Mỹ thuật Thủ Đô góp vào phát triển quan tâm hướng tới có những tác phẩm xuất sắc, đỉnh cao.
Sự chú trọng phát huy thành tựu, nâng cao chất lượng tác phẩm, phát triển cùng thời đại, là mục đích hàng đầu. Các nghệ sĩ tạo hình Thủ đô đem tài năng sáng tác. Lấy hiện thực cuộc sống là nguồn sinh lực vô tận, nuôi dưỡng sáng tác. Đi sâu gắn bó với các mặt cuộc sống đi lên của Hà Nội và đất nước, Tinh thần: Hà Nội với cả nước - Cả nước với Hà Nội. Các họa sĩ, điêu khắc phản ánh nhiều đề tài, khai thác nhiều khía cạnh đời sống để sáng tác. phát triển phong cách, gợi mở cái mới nghệ thuật. Sáng tác trên nhiều chất liệu, thể loại. đề tài: Lịch sử truyền thống và Cách mạng, Bảo vệ tổ quốc, Lao động, sản xuất, xây dựng phát triển thủ đô. Từ các tranh: phong tục, lễ hội, truyền thống chống ngoại xâm, chiến tranh cách mạng, đến sinh hoạt đời sống thực tại, hoặc chân dung, phong cảnh Hà Nội và cả các vùng miền đất nước. Sáng tác đi với triển lãm, giao lưu, quảng bá tác phẩm với xã hội.
Đổi mới, mở cửa, hội nhập, trân trọng những sáng tạo, kế thừa, phát huy tìm tòi cái mới, khơi dậy mọi tiềm năng Mỹ thuật. Để nghệ thuật đa diện, đa dạng, phong phú, hướng nghệ thuật đi vào cuộc sống. Coi trọng nâng cao chất lượng nghệ thuật, phát triển chuyên nghiệp, phong cách tác giả, đề cao bản sắc dân tộc. Từng bước hội nhập với mỹ thuật thế giới. Những yếu tố địa dư, môi trường thiên nhiên, con người, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá , văn nghệ của thủ đô văn hiến, đã tác động đến sáng tác Mỹ thuật, tạo nên những đặc điểm, đặc trưng, phong cách, làm đậm nét Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội. Trách nhiệm sáng tạo hoàn toàn ở tài năng nghệ sĩ, mọi tài năng được phát huy, kế thừa, tìm cái mới, phản ánh những nội dung, chủ đề, tự khắc phục khó khăn, tự lo, tự vượt mình, ngày càng có ý thức về đổi mới, từng bước vươn lên trong sáng tác. Nghệ sĩ có nhiều cách tiếp cận hiện thực, cách nhìn độc đáo, tìm tòi đa dạng thể loại, xử lý chất liệu thể hiện tác phẩm.
Những nhu cầu xã hội với Thủ đô và đất nước vẫn luôn đòi hỏi nghệ thuật đi lên phản ánh muôn mặt đời sống. Trong đó rất cần sáng tác, tạo nên những tác phẩm mang nội dung đề tài về lịch sử truyền thống và cách mạng của Thủ đô và Đất nước? Cơ chế thị trường đặt ra nhiều thách thức trước loại nghệ thuật này. Nghệ sĩ sáng tác triển lãm một lần? rồi mang về ‘để đấy’? Loại tranh “khó bán”. Bảo tàng, nhà nước công sở cũng không mấy mua, sử dụng tác phẩm còn hạn hẹp. Trong khi nhu cầu kinh tế của nghệ sĩ luôn cần, để tiêp tục đời sống và sáng tác. Nên số lượng sáng tác vê đề tài đó thưa dần. Chả lẽ vấn đề vốn được cho là “quan trọng” thì lại bị mai một? Bây giờ chỉ còn thấy phía Quân đội (TCCT và BTQS) phát động, với các cuộc Vận động: “
sáng tác về Đề tài LLVT và CTCM” hàng năm với định kỳ 5 năm? Đây là vấn đề không chỉ “Vận động hành chính”, mà phải là vấn đề thực sự của sáng tác, của học thuật, của nhu cầu bức thiết xã hội, là nhà nước đặt hàng, đầu tư, để tài năng nghệ sĩ thực hiện.
Trước những sự kiện lón lao của
Thủ Đô và
Đất nước, với nhưng thành tựu đã giành được vẻ vang trong lịch sử. Thì đâu là tác phẩm tiêu biểu tầm cỡ về: “Ngàn năm Thăng Long- Hà Nội”? về “Cách mạng Tháng 8, lập nên nhà nước cánh mạng”? về Giải phóng Thủ Đô? về Điện Biên Phủ trên không - tháng Chạp đập tan không lực Hoa Kỳ xâm phạm? các sự kiện lớn, Các trận đánh lớn trong lịch sử, Giải phóng Miền Nam…? Những ngày kỷ niệm quan trọng lấy gì để tôn vinh, tuyên truyền …chả lẽ, chỉ biết “dậm chân, tại chỗ” đưa ra “Trình/ Chiếu/Diễn/Ca” cái đã có (đã cũ)? mà đòi hỏi cần có những tác phẩm nghệ thuật xứng tầm đáp ứng? Là nhu cầu sáng tác chú ý đến “
Tác phẩm nghệ thuật tầm vóc lớn, kết tinh giá trị đỉnh cao” . Đó là đòi hỏi những tác phẩm dài hơi, tầm cỡ, mang chủ đề nội dung lớn về xã hội lịch sử, chiến tranh cách mạng của Thủ đô và đất nước, với những ‘
Tác phẩm Hoành tráng’. Cần được hiểu đầy đủ các tố chất:
tầm vóc lớn, giá trị nội dung và nghệ thuật đỉnh cao. Để tránh hiểu lầm: cứ kích thước to là hoành tràng? Hay đơn thuần cứ ‘ghép/gộp hình ảnh’ mà cho là nội dung lớn? Hoặc kích thước nhỏ mà có ưu điểm này nọ? lại cho là
Hoành tráng? Tức phải đồng bộ thực sự
tầm vóc và
giá trị nghệ thuật. Mỹ thuật thế giới cho thấy: Tranh
Hoành tráng (Mexico) với nghệ thuật Bích họa Hoành tráng chiếm lĩnh bề mặt lớn của tường phố, ngôn ngữ nghệ thuật đáp ứng phản ánh nội dung, với không gian nghệ thuật mới. Hay tranh “
Trận Bơrôđinô” phản ánh cuộc chiến trận
Bơrôđinô giữa quân đội Nga (Cu Tu Dốp) giao chiến với quân đội Pháp (Naponeon) thể hiện tròn quanh theo (mặt đứng) tầng nóc Bảo tàng. Được gọi là loại
“Panorama”. Trong tiếng Hy Lạp:
“Panorama” có nghĩa là “
nhìn thấy xung quanh”. Hoặc quần thể điêu khắc với tượng đài lớn “
Mẹ tổ quốc” đứng sừng sững trên đồi Mamaep với không gian hùng vĩ. Tác phẩm hoành tráng, đồ sộ, cao lớn với không gian rộng, gây choáng ngợp cảm xúc người xem. Hay Các Bích họa lớn ở nhà Thờ nước Ý xưa Nổi tiếng với tranh “Ngày tận thế ”của Mi ken lăng, nóc trần nhà thờ Xictin.
Những tác phẩm loại nghệ thuật này đều có vai trò của nghệ sĩ sáng tạo và “Mạnh thường quân” đầu tư bảo trợ. Để nghệ sĩ có điều kiện phát huy sáng tạo
Sáng tác Tranh Tượng về các đề tài lớn, lịch sử truyền thống và cách mạng của đất nước rất cần cả hai phía. Gần đây có Tranh lớn mang chủ đề “Điện Biên Phủ”, là loại
“Panorama”. Tác phẩm này được bắt đầu thi công từ tháng (11-2019/5-2022). Tranh tròn quanh tầng 2 của Bảo tàng Điện Biên Phủ. Bức tranh có tổng diện tích khoảng 3.200m2. Dù đánh giá ở mức nào, thì đây là két quả rất đáng ghi nhận. Để nói rằng: ta đã có tranh lớn về Điện Biên Phủ.
Thể lọai nghệ thuật hoành tráng với yêu cầu lớn của xã hôi là phải nhà nước, hay một
Tập đoàn có kinh tế lớn đáp ứng đầu tư sáng tác. Làm ra tác phẩm còn có chổ đặt tác phẩm, chỗ sử dụng để thưởng lãm. Bởi thế: Đặt hàng, đầu tư là nhu cầu mang đầy đủ yếu tố đáp ứng sáng tác và sử dụng. Cần hai vế là “Nhà nước đầu tư bảo trợ và Nghệ sĩ tài năng sáng tạo” mới đáp ứng nhu cầu lớn. Nhà nước (hay
Mạnh Thường quân lớn) và “Nghệ sĩ” phải gắn kết để thực hiện. Thiếu một trong hai thành tố đó thì, như “
Tay lẻ khó vỗ”? không thể có được “
Tác phẩm Hoành tráng mang nội dung tầm vóc lớn, nghệ thuật đỉnh cao”. Muốn có đỉnh cao phải có nền rộng và dày để phát huy, phát triển. Các cuộc vận động, ‘đầu tư đại trà’, hay ‘đầu tư chọn lọc’ đều cần cả. Dẫu chưa có ngay tác phẩm nghệ thuật tầm vóc lớn, đỉnh cao, nhưng ít ra cũng đã có những cái được? là: qua cái “Đại trà”, mới có “Cái chọn”. Tức có mở rộng thì mới có “Cái tinh”. Ta hy vọng từ nhiều “cái được chọn” sẽ có cái “đẩy cao” và tiến tới với tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao?
Khi xưa trong Binh pháp chọn người tài, cũng: chọn từ nhiều đến ít. Tức trong van quân, chọn nghìn, Nghìn chọn trăm, Trăm chọn chục, Chục chon ra 1 người. Tức là nếu không có ‘nền’ sẽ không có ‘đỉnh’. Chọn hiền tài (Văn-Võ) cũng qua ‘Thi cử’, qua ‘thời gian’ học hành và các cấp độ. Từ “Thi Hương”, đến “Thi Hội”, rồi đến “Thi Đình” mới chọn ra: Tiến sĩ, Trạng nguyên. Tất nhiên Hội đồng thi tuyển thời nào cũng đều phải công tâm và nghiêm luật. Mỗi thời, mỗi giai đoạn đều phải thi tuyển chọn mang những giá trị của nó.Với nghệ thuật, đôi khi đương thời - trong cuộc chưa đánh giá được, phải nhường cho đời sau nhận đinh. Song với sáng tác, nghệ sĩ thì đều phải làm hết trách nhiệm sứ mệnh ngay đương thời của mình. Những điều nói trên cũng muốn Hà Nội và Nhà nước quan tâm, để Thủ đô có được những “
Tác phẩm nghệ thuật tầm vóc lớn, kết tinh giá trị đỉnh cao” xứng tầm của Thủ đô và Đất nước
.
Ta tự hào về Thủ đô đã trên ngàn năm tuổi, là nơi hội tụ phát huy phát triển và lan tỏa tinh hoa. Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội với đà ngày càng phát triển, tô đậm thêm truyền thống Văn hóa với bề dày trên ngàn năm Thăng Long Văn hiến, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ tạo hình ngày càng cao của người Hà Nội,. xây dựng con người mới của thủ đô vì hòa bình, trong công cuộc đổi mới phát triển của đất nước. (
NVC)