Họa sĩ Lê Quốc Lộc – Người đưa truyền thống văn hóa vào tác phẩm của mình

Ngày đăng : 09:57:42 30-08-2022

Lê Quốc Lộc là một họa sĩ được đánh giá cao về chuyên môn và khả năng sáng tạo. Những tác phẩm của ông luôn chứa đựng nét truyền thống văn hóa của dân tộc đồng thời cũng mang được hơi thởi thời đại trong từng tác phẩm. Ông sở hữu nhiều tác phẩm giành được các giải thưởng lớn về nghệ thuật ở trong nước và ngoài nước. 

 

Chân dung họa sĩ Lê Quốc Lộc

 

Đôi nét về họa sĩ Lê Quốc Lộc 

Họa sĩ Lê Quốc Lộc sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918, mất ngày 8 tháng 5 năm 1987 quê ở Phùng Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên. Ông tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương khóa 1937 – 1942. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Lê Quốc Lộc bắt đầu hoạt động cách mạng và gia nhập Việt Minh. Sau cách mạng, từ năm 1945 đến năm 1946 ông công tác tại Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Từ năm 1947 đến năm 1954, ông được giao phụ trách ngành Họa ở Sở Tuyên truyền Liên khu III . Vào năm 1959, ông được giao chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội . Ngoài ra, từ năm 1966, ông còn là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam nhiệm kỳ I.

Chủ đề trong các tác phẩm của Lê Quốc Lộc chủ yếu là kháng chiến và cách mạng. Họa sĩ Lê Quốc Lộc đặc biệt có hứng thú với chất liệu sơn mài. Ông đặc biệt coi trọng nội dung trong từng tác phẩm và hướng đến tính thẩm mỹ cao. Do đó, các tác phẩm của ông luôn có một góc nhìn mới mẻ, ghi dấu ấn về sáng tạo cả nội dung và hình thức thể hiện. Rất nhiều những giải thưởng, huân chương được trao tặng trong cuộc đời sáng tác nghệ thuật của ông đã chứng minh phần nào tài năng của ông.

 

Tranh sơn mài phong cảnh (2 tấm)

 

Thành tựu đạt được trong cuộc đời sáng tác nghệ thuật của họa sĩ Lê Quốc Lộc 

Trong suốt quá trình công tác, Lê Quốc Lộc đã được Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam  tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhì và Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Ngoài ra còn có Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam.

Bên cạnh đó, các tác phẩm của ông luôn được đánh giá cao và giành được nhiều giải thưởng quan trọng trong nước lẫn quốc tế:

  • Triển lãm Hội họa: Giải nhất năm 1951
  • Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc: Giải nhất năm 1960; Giải nhì năm 1955, 1958 và 1962
  • Triển lãm Mỹ thuật Thủ công Cộng hòa dân chủ Đức: Giải nhất 1978; Giải nhì năm 1974

Đặc biệt, sau khi qua đời, Lê Quốc Lộc đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật vào năm 2000 cho các tác phẩm: Qua bản cũ (sơn mài, 1957), Ánh sáng đến (sơn mài, 1957), Tiêu thổ kháng chiến (sơn mài, 1958), Giữ lấy hòa bình (sơn mài, 1962) và Từ trong bóng tối (sơn mài, 1982).

 

Tác phẩm Qua bản cũ (1958) Sơn mài. Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam

 

Nét truyền thống văn hóa vào từng tác phẩm của Lê Quốc Lộc  

Trong số các tác phẩm trước cách mạng, bức “Hội chùa” (1939) được ghép từ 4 tấm sơn, đã thể hiện một không gian hội làng sinh động trong thời Âu hóa. Tranh với lối mảng hóa, giản dị mà cô đọng theo lối diễn của sơn mài. Bức này hiện lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. 

 

Tác phẩm Hội chùa (1939)

 

Tác phẩm “Từ trong bóng tối” được ông sáng tác năm 1982 là một tác phẩm đặc biệt trong chất liệu sơn mài. Với một bố cục hình vuông, chắc khỏe, hiện đại khúc chiết, đậm nhạt, những mảng sáng tối thực sự đầm ấm và ngọt ngào thể hiện sức sống mãnh liệt của một dân tộc kiên cường, bất khuất.

 

Tác phẩm Từ trong bóng tối – Sơn mài

 

Những năm hòa bình miền Bắc, Lê Quốc Lộc dành tâm huyết tìm tòi sáng tạo cho tranh sơn mài, cả về chất liệu, kỹ thuât, và nội dung của thời kỳ mới của đất nước. Đây cũng là “Thời kỳ vàng son của hội họa sơn mài Việt Nam – giai đoạn (1957-1962)” thế kỷ XX. Năm 2000 họa sĩ Lê Quốc Lộc được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II cho các tác phẩm: Qua bản cũ, Ánh sáng đến, Tiêu thổ kháng chiến, Giữ lấy hòa bình, Từ trong bóng tối.

 

Tác phẩm Giữ lấy hòa bình (1960) – Sơn mài.

 

Một chặng đường dài nghệ thuật tạo hình Lê Quốc Lộc đã dành sáng tác tranh sơn mài. Bằng sự kế thừa truyền thống, và tìm tòi, sáng tạo thể hiện cái mới với những bức tranh mang chủ đề hiện thực đã góp vào thành tựu, với sự phong phú tác phẩm và diện mạo nghệ thuật sơn mài của ông, cho nền mỹ thuật Việt Nam.

(Nguồn:Tổng hợp)

Tags: