“Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn” bộ tứ của hội họa Việt Nam

Ngày đăng : 10:35:34 21-03-2022

“Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn” bộ tứ của hội họa Việt Nam gồm Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân và Trần Văn Cẩn. Cả bốn danh họa đã có những thành tựu trong sáng tạo nghệ thuật và có những đóng góp to lớn cho nền hội họa nước nhà.

Nguyễn Gia Trí ( 1908 – 1993)

 

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí

 

Nguyễn Gia Trí là cây đại thụ lớn nhất của nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam. Năm 1936, Ông tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông có thể vẽ trên nhiều chất liệu song những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là những tác phẩm sơn mài. Ông là người đã có công nghiên cứu, tìm tòi để phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài mới.

Phong cách nghệ thuật: Ông là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật và từ đó ông đã được mệnh danh là “người cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam”. Ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài mới, đồng thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, để tạo những bức họa hiện đại mang đầy tính chất dân tộc.Các tác phẩm của ông đều được thể hiện với những đường nét thanh lịch và những tư tưởng mới về nghệ thuật sơn mài. 

Tác phẩm tiêu biểu: Thiếu nữ trong vườn, Vườn xuân Trung Nam Bắc

Tác phẩm được ghép từ 9 mảnh ván làm vóc, được họa sĩ Nguyễn Gia Trí sáng tác trong gần 20 năm và cũng là tác phẩm cuối cùng của ông.

 

Tác phẩm “Thiếu nữ trong vườn”

 

 

 

Tác phẩm “Vườn xuân Trung Nam Bắc”

 

Tô Ngọc Vân (1906-1954)

 

Họa sĩ Tô Ngọc Vân

 

Họa sĩ Tô Ngọc Vân là một danh họa là niềm tự hào trong làng nghệ thuật của Việt Nam. Ông đã để lại cho hội họa nước nhà những tác phẩm đặc sắc mang tầm quốc tế. Ông là Hiệu trường đầu tiên của trường Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Việt nam

Phong cách nghệ thuật: Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Thông qua kỹ thuật, ông đã cố gắng diễn tả được vẻ đẹp của duyên dáng người Việt Nam đương thời mà tiêu biểu là chân dung thiếu nữ.

Tác phẩm tiêu biểu: Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé.

“Thiếu nữ bên hoa huệ” được Tô Ngọc Vân sáng tác vào năm 1943, mô tả cảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu một cách đầy duyên dáng, khơi gợi về phía lọ hoa huệ trắng. Còn bức “Hai thiếu nữ và em bé” đã chính thức được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013, hiện kiệt tác hội họa này đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

 

Tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa huệ”

 

 

 

Tác phẩm “Hai thiếu nữ và em bé”

 

Nguyễn Tường Lân (1960-1946)

Nguyễn Tường Lân được xem là một trong số ít các họa sĩ đương thời có khả năng đưa các màu nguyên chất vào một sự hài hòa mang tính hư cấu, tượng trưng, giản dị và nhã nhặn, kể cả đối với tranh lụa. Ngay từ thập niên 1940, bằng nhịp điệu phóng khoáng của những vệt bút lớn chạy trên sơ đồ trang trí, Nguyễn Tường Lân đã sớm phá cách để đi đến phong cách nghệ thuật trừu tượng hóa.

Phong cách nghệ thuật: Thuần thục hầu hết các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, chì than, Nguyễn Tường Lân đã sáng tác nhiều tác phẩm, tuy nhiên cho đến nay, rất ít ỏi các tác phẩm của ông còn sót lại.

Tác phẩm tiêu biểu: Đôi bạn

 

Tác phẩm “Đôi bạn”

 

Trần Văn Cẩn (1910 – 1994)

 

Họa sĩ Trần Văn Cẩn

 

Là người thứ tư trong danh sách tứ kiệt của nền hội họa Việt Nam (tứ Cẩn), Trần Văn Cẩn đã để lại cho nền mỹ thuật nước nhà những tác phẩm tiêu biểu, có giá trị cao về nghệ thuật và giàu tính nhân văn. Năm 1954, ông đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường Mỹ thuật Việt Nam và giữ cương vi này trong 15 năm.

“Em Thúy” là một bức tranh sơn dầu được Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1944. Có thể nói đó là đỉnh cao nghệ thuật Trần Văn Cẩn và cũng là đỉnh cao nghệ thuật Việt Nam. Với lối biểu hiện chân thực, nhẹ nhàng, không khoa trương, cường điệu, Trần Văn Cẩn đã níu kéo và lưu giữ người xem bằng vẻ đẹp thơ ngây, trong trắng. 

Phong cách nghệ thuật: Trần Văn Cẩn là một trong những họa sĩ đi đầu trong việc thử nghiệm, chất liệu sơn mài, đưa sơn mài thành một chất liệu hội họa nổi tiếng, mang đặc trưng nghệ thuật của hội họa dân tộc Việt Nam.

Tác phẩm tiêu biểu: Em Thúy, Gội đầu 

 

Tác phẩm “Gội đầu”

 

 

Tags: