Họa sĩ Huỳnh Tấn Phát

Ngày đăng : 10:37:01 14-02-2022

Năm sinh: 15/02/1913 tại huyện Bình Đại, tỉnh Mỹ Thọ (nay thuộc tỉnh Bến Tre)
Năm mất: 30/09/1989 tại thành phố Hồ Chí Minh
Phong cách nghệ thuật: Kiến trúc, làm báo
Các tác phẩm chính: thiết kế Biệt thự số 7 Lê Duẩn, biệt thự số 151 Nguyễn Đình Chiểu, biệt thự số 6 Nguyễn Huy Lượng

Sinh ra ở Bình Đại – Bến Tre, từ nhỏ Huỳnh Tấn Phát đã bộc lộ sớm bộc lộ sự thông minh và tài hoa. Học xong trung học ở trường Petrus Ký – Sài Gòn, Huỳnh Tấn Phát thi đậu vào khoa kiến trúc của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội và tốt nghiệp thủ khoa năm 1938.

Về lại Sài Gòn, Huỳnh Tấn Phát làm việc cho Văn phòng kiến trúc sư Chauchaon của người Pháp gần 2 năm để tích luỹ kinh nghiệm. Năm 1940, Huỳnh Tấn Phát mở văn phòng Kiến trúc sư đầu tiên của người Việt Nam ở địa chỉ 70 đường Mayer (bây giờ là đường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM). Không chỉ cạnh tranh với những văn phòng kiến trúc sư của người Pháp một cách sòng phẳng về giá cả và chất lượng công trình, Huỳnh Tấn Phát còn đánh bại những kiến trúc sư người Pháp kiêu hãnh để giành giải nhất cuộc thi thiết kế Hội chợ triển lãm Đông Dương trong khuôn viên Tao Đàn.

Các biệt thự do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế trước năm 1943 ở Sài Gòn đến nay vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp cổ kính rất phù hợp với khí hậu nóng, ẩm phương nam. Một số biệt thự vẫn còn đến ngày nay như Biệt thự số 7 Lê Duẩn; biệt thự số 151 Nguyễn Đình Chiểu; biệt thự số 6 Nguyễn Huy Lượng…

Trước Cách mạng tháng 8/1945, ông là chủ nhiệm báo Thanh niên, hoạt động trong phong trào Thanh niên Tiền Phong, truyền bá quốc ngữ, cứu tế nạn đói ở Nam Bộ. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông đã thiết kế và chỉ đạo thực hiện công trình Kỳ đài cao 15 m ghi tên 11 vị trong Lâm ủy Nam Bộn ngã tư Nguyễn Huệ – Lê Lợi chỉ trong đêm 24 tháng 8 năm 1945.

Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được bổ sung làm ủy viên dự khuyết Ban Thường trực Quốc hội. Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông công tác bí mật ở Sài Gòn, bị Pháp bắt giam ở Khám lớn Sài Gòn. Năm 1949, ông ra chiến khu, giữ chức Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, trực tiếp phụ trách Đài phát thanh Tiếng nói Sài Gòn-Chợ Lớn tự do.

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996 vì những đóng góp của ông trong lĩnh vực kiến trúc. Nhiều công trình kiến trúc của Huỳnh Tấn Phát vẫn được truyền tụng về giá trị thẩm mỹ như Sân bay Nội Bài, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Cung Thiếu nhi Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nhà hát Hoà Bình – TP.HCM… Đặc biệt, có những ngôi biệt thự rất đẹp ở Sài Gòn từng được Huỳnh Tấn Phát thiết kế khi mở văn phòng kiến trúc sư ở Sài Gòn đầu thập niên 40 của thế kỷ trước, đến hôm nay vẫn tồn tại khiến bao người trầm trồ chiêm ngưỡng, nhưng cả đời Huỳnh Tấn Phát không xây dựng căn nhà nào cho ông và gia đình. 76 năm sống trên dương gian, Huỳnh Tấn Phát cống hiến trọn vẹn và trong sáng cho Tổ quốc.

 
Một số tác phẩm của Họa sỹ Huỳnh Tấn Phát
Tranh sơn mài
Tranh sơn mài
Tranh sơn mài
Tranh sơn mài
Một số hình ảnh của Họa sỹ Huỳnh Tấn Phát
Vợ chồng Huỳnh Tấn Phát – Bùi Thị Nga tại chiến khu Tân Biên thời chống Mỹ cứu nước

 

TỎNG HỢP

Tags: