Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc: “Vẽ lặp đi lặp lại một cái cây mà vẫn không thấy chán, tức là còn tình yêu với nghệ thuật”

Ngày đăng : 10:34:48 14-02-2022

Năm sinh: 1912 tại Bắc Giang
Năm mất: 1997
Phong cách nghệ thuật: họa sĩ, nhà thiền sư, thiết kế nội thất
Các tác phẩm chính: Con thuyền hàng xóm, Mít và Chuối, Vịnh Hạ Long, sông rộng,

Theo lời kể của gia đình, Trịnh Hữu Ngọc sinh ra trong một gia đình nghèo ở Bắc Giang. Bố làm nghề thợ hàn sống rày đây mai đó, mẹ mất sớm, năm mới chín tuổi cậu bé Trịnh Hữu Ngọc đã lên tàu vào Nam tìm cha. Cậu gặp cha tại xưởng Ba Son, rồi vừa làm vừa tự học trong môi trường này; sau đó làm nghề thầy ký trong Sở Bưu điện Sài Gòn. 19 tuổi, Trịnh Hữu Ngọc thi vào Trường Mỹ thuật Đông Dương thời kỳ đầu, Trịnh Hữu Ngọc vừa học vừa phụ giúp ông Nam Sơn (Người tham gia sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương cùng với họa sĩ Pháp V.Tardieu).

Năm 1940, họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc dựng xưởng mộc với đầy đủ máy móc nhập từ Pháp sang và gần hai chục người thợ tinh tuyển và đặt tên xưởng là MEMO Ébénisterie – Nhà trang trí nội thất và làm đồ gỗ hiện đại đầu tiên ở Việt Nam. MEMO viết tắt cho chữ “mémoire”, muốn nói rằng ai đã dùng đồ của mình là sẽ nhớ mãi.

Sau năm 1954, ông biến xưởng mộc của mình thành trường dạy vẽ. Xưởng thiết kế nội thất và dạy vẽ của ông rất nổi tiếng thời đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét, Trịnh Hữu Ngọc là “Claude Monet Việt Nam” (Claude Monet là một họa sĩ nổi tiếng người Pháp – Một trong những người sáng lập trường phái ấn tượng). Nhiều bức tranh của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc được chọn làm quà tặng các chính khách, bạn bè nước ngoài khi họ đến thăm Việt Nam. Ông đã được Tổng thống Pháp Francois Mitterrand chiêu đãi tiệc trong chuyến thăm Việt Nam.

Tranh của Trịnh Hữu Ngọc thường thể hiện những đề tài rất gần gũi, mộc mạc với cuộc sống làng quê Hà Nội lúc bấy giờ, như hoa cỏ, trái cây, làng mạc. Ông yêu những sự vật, những cảnh khung cảnh quen thuộc, giản đơn. Ông quan niệm tranh không cần lạ mà chỉ cần đẹp. Mỗi ngày ông đều đặn vẽ cây đa, con thuyền trước nhà, lặp đi lặp lại mà vẫn thấy độ rung động trong tranh thì chứng tỏ ông vẫn còn tình yêu với nghệ thuật, với cuộc sống.

Ông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khuynh hướng nghệ thuật, quan niệm sống và phong cách sống của thế hệ con cháu. Con trai ông, họa sĩ – Dịch giả Trịnh Lữ, đã trở nên quen thuộc với các độc giả Việt Nam qua các tác phẩm Cuộc đời Pi, Utopia, Người trong bóng tối, Đại gia Gatsby, Rừng Na Uy. Trịnh Lữ còn thừa hưởng tình yêu hội họa từ cha với những tác phẩm sơn dầu thể hiện tình yêu phố phường, cuộc sống với chiều sâu, không gian bao la rộng lớn. Con gái ông, bà Trịnh Thị An và bà Trịnh Thị Nhã, cũng đã từng ra mắt nhiều buổi triển lãm với những bức tranh có chất châu Âu trong màu sắc và bố cục.

Một số tác phẩm của Họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc
“Cầu sông Thương” (Bắc Giang) 1957, 38x52cm, sơn dầu
Xưởng vẽ 108 Quán Thánh-5/6/1974” Sơn dầu trên giấy LeFranc
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-9
“Con thuyền hàng xóm”, 1974
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-10
“Mít và chuối”
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-11
“Vịnh Hạ Long”, sơn dầu, 1953
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-12
Hàng Đào ngày 10/10/1954
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-13
Cây chuối nhà tôi. Vẽ tại Lều Vịt
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-15
“Ruộng nước trung du” 18x26cm, màu nước trên giấy Canson
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-16
“Tiếp quản Thủ Đô” 1964, cao 2 mét, rộng 3.4 mét, bộ sơn khắc
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-17
 “Nắng cuối hè” 23x30cm
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-18
“Cây non lá đỏ” 23x50cm
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-3
Một phác thảo ý tưởng kiểu “sạp gụ” thời mới của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc
Đồ gỗ nhà MÉMO trong một trang thiết kế của sách
Đồ dùng nội thất được thiết kế riêng cho khách hàng từ 1952 bởi Cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc
Một số hình ảnh của Họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-19
Chân dụng họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-23
Chân dung họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, 1986, sơn dầu trên canvas
Chuyện về nhà thiết nội thất đầu tiên của Việt Nam - Trịnh Hữu Ngọc
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-5
Bản vẽ của Trịnh Lữ cho căn nhà 24 mét vuông của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-6
Lều vịt Hồ Tây – nơi sống và sáng tác của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc (Ảnh tư liệu của gia đình
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-7
Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, tại lều vịt Hồ Tây của ông năm 1972 (Ảnh tư liệu của gia đình)
hoa-si-Trinh-Huu-Ngoc-8

 

 

 

TỔNG HỢP/

Tags: