Tham luận: Đại hội Hội Mỹ Thuật Hà Nội (2015 - 2020)

Ngày đăng : 11:51:51 16-03-2021

ham luận: Đại hội Hội Mỹ Thuật Hà Nội (2015 - 2020)

Đổi mới và phát triển Mỹ thuật Thủ đô

Họa sĩ Nguyễn Văn Chiến

             Kính thưa: Các quý vị đại biểu, Chủ tịch đoàn, Cùng  toàn thể nghệ sĩ tạo hình thủ đô

              - Kính thưa Đại hội! 

              Hôm nay, Đại hội Hội Mỹ Thuật Hà Nội, chúng ta nhìn lại hoạt động nhiệm kỳ (2010-2015) nhận định những thành tựu nổi bật, đồng thời rút ra những nh­ược điểm để khắc phục, nhằm phát huy cao hơn trong nhiệm kỳ mới (2015-2020).

               Thăng Long – Hà Nội trải qua nhiều thời đại, mỗi thời đều ghi dấu ấn phong cách tạo hình kinh đô với bản sắc dân tộc. Hà Nội là trung tâm của cả nước, hội tụ tinh hoa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, phát triển vൠlan tỏa. Hà Nội là nơi đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật. Đặc biệt Trường Mỹ thuật Đông D­ương (lập năm 1925), đào tạo những lớp họa sĩ  thế hệ đầu tiên của Mỹ thuật Việt Nam. Hà Nội    phát triển nhiều tài năng tạo hình. là nơi giao lưu, quan hệ quốc tế. Hà Nội với nhiều thế hệ họa sĩ, điêu khắc sáng tác, có nhiều ng­ười nổi danh, góp  phần to lớn vào xây dựng nền Mỹ thuật nước nhà.

               Hội Mỹ thuật Hà Nội trên đất thủ đô ngàn năm văn hiến, được kế thừa phát triển. Hội đi lên từ phong trào, vốn là một phân hội trong Hội Văn Nghệ Hà Nội (thành lập 10 – 1966). Đến nhiệm kỳ (1990 - 1995) trở thành hội độc lập (một trong 9 hội chuyên ngành của Hội Liên Hiệp VH-NT Hà Nội) có con dấu và tài khoản, hoạt động mang tính chuyên nghiệp. Đó là bước phát triển mới. Đến nay Hội đã có đội ngũ sáng tác trên 500 hội viên (nhiều người còn là hội viên  Hội Mỹ thuật Việt Nam) (Thực tế có khoảng 2000 họa sĩ, điêu khắc sống và làm việc tại Hà Nội, trong đó có trên 900 hội viên HMTVN). Một chặng đường hoạt động của Hội ngày càng lớn mạnh. Thành tựu Mỹ thuật Thủ đô đã góp phần xứng đáng vào phát triển sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam.

            Mỹ thuật Thủ đô với một đội ngũ nghệ sĩ tạo hình mạnh và đông đảo; là lực lượng sáng tác chiếm vị trí quan trọng của Mỹ thuật nước nhà. Họ luôn yêu nghề, hoạt động sôi nổi, kế thừa tinh hoa nghệ thuật tạo hình Dân tộc và Thế giới. Lấy nội dung cuộc sống hiện thực, con người, thiên nhiên đất n­ước làm nguồn cảm xúc tạo hình, phản ánh theo cách nhìn, cách nghĩ của người Hà Nội để tạo dựng tác phẩm. Sáng tác với những  yêu cầu và quan niệm mới của thời đại, đưa Mỹ thuật Thủ đô phát triển.

             Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô hàng năm định kỳ vào dịp 10 -10, là sự hội tụ tác giả Hà Nội , trưng bày những sáng tác mới, trở thành truyền thống, không thể thiếu trong đời sống văn hóa tạo hình của thủ đô. Từ những tác giả lão thành, đến các tác giả còn trẻ tuổi đời và tuổi nghề, th­ường xuyên sáng tác. Ngoài triển lãm MTTĐ, các tác giả còn tham dự nhiều triển lãm khác (trong  nước và n­ước  ngoài) hoặc triển lãm cá nhân. Tự do sáng tác, mọi tài năng được phát huy, không bài xích phủ định nhau, cốt yếu là kế thừa, tìm cái mới cho nghệ thuật, mở ra diện mạo mới, phong phú đa dạng. Các  họa sĩ, điêu khắc đi vào nhiều đề tài, khai thác nhiều khía cạnh trong đời sống, sinh hoạt, phong tục, lễ hội, lịch sử đấu tranh cách mạng, sản xuất, chiến đấu và xây dựng, đến các loại chân dung, phong cảnh Hà Nội . Có nhiều cách nhìn độc đáo trong cách xử lý chất liệu, cách tiếp cận hiện thực và chuyển hóa thành tác phẩm. Những cảm xúc sáng tạo nghệ thuật mà mỗi tác giả  đưa lại những hiệu quả thẩm mỹ tạo hình. Các họa sĩ trẻ sung sức năng động, có nhiều suy nghĩ, tìm tòi mới, đa dạng trong cách thể hiện ở nhiều chất liệu, thể loại, đề  tài. Cho thấy những khởi sắc mới của MTTĐ, hướng nghệ thuật: chân, thiện, mỹ. Ngày càng có ý thức về đổi mới, vươn lên trong sáng tác, định hình nhiều phong cách tác giả. Sự phát triển của Mỹ thuật Thủ đô , đáp ứng một cách thiết thực nhu cầu thẩm mỹ tạo hình của công chúng yêu nghệ thuật. Góp vào xây dựng công cuộc đổi mới đất  nước, xây dựng con người mới, văn hóa mới ở Thủ đô Hà Nội .

                Trước sự phát triển Mỹ thuật Thủ đô, vai trò của Hội tập hợp và tổ chứcc hoạt động, có những chuyển biến hiệu quả. Luôn coi trọng sáng tác, chất lượng nghệ thuật, là mục đích hàng đầu. Tuy gặp rất nhiều khó khăn, BCH cùng chủ tịch hội đã có nhiều cố gắng mở rộng cách hoạt động, được hội viên hưởng ứng. Hội đã tổ chức nhiều “Chuyến đi thực tế một ngày” chu đáo. Hoặc các “Trại sáng tác”. Tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận các: Thắng cảnh, Di tích lịch sử văn hóa ở các nơi, đến các điểm sản xuất, đến với bộ đội Biên phòng và biển đảo Trường Sa. Để hội viên thâm nhập hiện thực cuộc sống, tạo nguồn cảm hứng sáng tác. Thành tựu Mỹ thuật là sự nỗ lực tích cực của hội viên, làm phong phú Mỹ thuật Thủ đô trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.

                 Hội đã in được 5 quyển “Vựng tập Tranh -Tượng TLMTTĐ” – của 5 kỳ triển lãm (từ 2011-2015), và tập “Kỷ yếu Hội viên Hội MTHN”. Đây là sự chăm lo và quyết tâm của BCH Hội, Các Vựng tập Tranh- Tượng của 5 kỳ TLMTTĐ ghi nhận sự hoạt động và phát triển. là kết quả vượt bậc (mà trước đây chưa làm được). Các cuốn sách đã giúp cho hội viên theo dõi về sáng tác, còn giúp cho nghiên cứu và Phê bình Mỹ thuật có tư liệu sinh động. Cần được duy trì cho các TLMTTĐ của nhiệm kỳ tới. Về in “Kỷ yếu Hội viên HMTHN”: nhiệm kỳ (1990-1995) Hội đã in lần đầu. Khuôn khổ nhỏ như sổ tay, và chỉ với danh sách và địa chỉ hội viên. Nay “Kỷ yếu Hộiviªn HMTHN 2015” in đầy đủ hơn, có ảnh tác giả và địa chỉ, có thành tích hoạt động và tác phẩm chính của hội viên . Việc in ấn hai loại sách trên đã đánh dấu bước phát triển của Hội.

                 Hoạt động Hội  dần mở rộng quan hệ với các tỉnh bạn, cũng như quan hệ quốc tế. Hội tổ chức giao lưu tạo điều kiện hội nhập về cả hai phía. Đã có 2 triển lãm phối hợp  tác phẩm của họa sĩ Hàn Quốc và họa sĩ Hà Nội. Hoặc những chuyến giao lưu thuyết trình Mỹ thuật Việt Nam tại Bảo tàng Mỹ thuật châu Á Thái Bình Dương Fukuoka, và Okinawa (Nhật Bản) và Bảo tàng Busan (Hàn Quốc) mà chúng tôi thưc hiện, đã thiết thưcc góp phần mở rộng hoạt động mỹ thuật với quốc tế.

                 Bên cạnh thành tựu sáng tác, những vấn đề đổi mới nghệ thuật, nâng cao chất      lượng, phát triển phong cách tác giả… vẫn rất cần được chú trọng. Trong các triển lãm có nhiều tranh về thủ pháp, về kỹ thuật, hình thức biểu hiện ngôn ngữ it nhiều gây được những ấn t­ượng đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn tranh thiếu chiều sâu, thiếu sinh động. Hoặc ch­ưa thoát khỏi lối diễn tả theo "hình ảnh" hơn là "tư duy hình tượng” mà dẫn đến kém hiệuu quả. Sự  phát triển về nền rộng là thấy rất rõ, như­ng còn thiếu vắng đỉnh cao. Mặc dù triển lãm có chọn xét giải thưởng, nhưng sau đấy tác phẩm cũng bị chìm vào bình diện chung. Đã đến lúc cần chăm lo nâng cao chất  lượng nghệ thuật. Cần chú ý hơn nữa về các néi dung đề tài Hà Nội, vè lao động sản xuất, xây dựng, cũng như về lịch sử, chiến tranh cách mạng trong cách nhìn mới, biểu đạt mới. Đòi hỏi, những tác phẩm dài hơi, tầm cỡ, có giá trị cao về nghệ thuật. Còn thiếu tổ  chức và  đầu tư vào những tác phẩm mang chủ đề nội dung lớn về xã hội lịch sử, chiến tranh cách mạng của Thủ đô, để có tác phẩm có nghệ thuật cao xứng tầm lịch sử. Do vậy cần có sự bảo trợ, đầu t­ư của nhà nước, của thành phố, để ng­ười sáng tác có điều kiện phát huy sáng tạo cao nhất. Hoạt động mỹ thuật Thủ đô lớn mạnh thì cũng cần có một “nhà Triển Lãm” của Hội, để giới thiệu tác phẩm với công chúng yêu nghệ thuật. Bên cạnh đó cũng cần có Bảo tàng Mỹ thuật để lưu giữ tác phẩm nghệ thuật tạo hình của Thủ đô Hà Nội. Đó là điều mà trước đây cũng đã nêu và mong mỏi, nay rất cần BCH Hội đề nghị tiếp với nhà nước, với Bí thư/chủ tịch thành phố quan tâm  để có được, để Thủ đô Hà Nội sánh với Thủ đô các nước đã làm được cho Mỹ thuật.

                Xác định vai trò của Hội là tổ chức xã hội nghề nghiệp tư nguyện. Thực hiện dân chủ hoá trong sáng tác, bảo đảm quyền sáng tác và công bố tác phẩm. Những quan tâm của BCH Hội luôn là rất cần thiết đối với hội viên. Trên thực tế hội duy trì tiền nhuận bút tranh triển lãm, tuy không lớn nhưng rất thiết thực với hội viên. Cần được duy trì và nâng mức nhuận bút sáng tác. Hội đã tổ chức nhiều chuyến đi thực tế, trại sáng tác. Song rất cần được nhiều hội viên tham gia và có chất lượng hơn nữa. Lập bảng theo dõi: ai đi nhiều? đi it? hoặc chưa được đi? Và hiệu quả của những người đã đi. Tránh một hội viên đi nhiều lần, mà có hội viên lại chưa đi lần nào. Hoặc đã đi nhưng không có tác phẩm. Hội cũng cần kiện toàn tổ chức, mạnh dạn thanh lọc những hội viên “chỉ có tên” trong danh sách, mà không có hoạt động, không có lý do...

               Nghệ thuật là đa dạng, không đồng nhất và phong phú. Do vậy những nảy sinh những quan niệm, khuynh hướng, đề tài là quy luật phát triển . Sự đòi hỏi mở  rộng và đổi mới nâng cao chất lượng nghệ thuật. Tránh áp đặt, độc tôn, để khơi dậy tiềm năng sáng tạo. Trân trọng những quan niệm nghệ thuật khác nhau, hướng nghệ thuật đi vào cuộc sống. Đổi mới mở rộng sáng tạo, thúc đẩy chuyên nghiệp hóa, nâng cao chất l­ượng, đề cao bản sắc dân tộc, phát triển phong cách tác giả, từng bước hội nhập với mỹ thuật thế giới, nhưng không để mất bản sắc. Với những yếu tố địa dư, môi trường thiên nhiên, con ng­ười, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá nghệ thuật, đã tác động đến sáng tác nghệ thuật, tạo nên những đặc điểm, đặc trưng, về phong cách nghệ thuật. Những đặc điểm điều kiện của Hà Nội, tác động vào phát triển Mỹ thuật, thôi thúc trách nhiệm sáng tạo, để ngày càng làm đậm nét Mỹ thuật Thủ đô. BCH cùng đội ngũ hội viên cần phát huy để phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trong nhiệm kỳ mới. Hiện thực cuộc sống chính là nguồn sinh lực vô tận nuôi dưỡng sáng tác và gợi mở những cái mới mà nghệ thuật tìm kiếm.

              Kính chúc  Đại Hội thành công tốt đẹp! Xin trân trọng cảm ơn.                                                                                 

(N.V.C )

Tags: