Có gì đặc biệt trong 2 bức tranh của họa sĩ Phàn Hoằng tại Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn?

Ngày đăng : 11:31:55 22-11-2018

Nữ họa sĩ Phàn Hoằng, sinh viên chuyên ngành quốc hoạ và thư pháp, là tác giả của 2 bức tranh ‘Kim cương bất động’ và ‘Tâm niệm toả bất trú’ trong cuộc triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn. Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung đã có cơ hội gặp mặt và trò chuyện với nữ tác giả tài năng về thông điệp và trải nghiệm sâu sắc của cô về 2 bức tranh ấn tượng. 

Nữ họa sĩ Phàn Hoằng. (Ảnh: Hkepochtimes.com)

Hãy nói một chút về con đường hội họa bạn đã trải qua?

Từ nhỏ tôi đã là một đứa trẻ yêu thích hội họa, khi lớn lên tôi được nhận vào Học viện Mỹ thuật, học chuyên ngành thiết kế thời trang. Tôi chủ yếu là vẽ tranh truyền thống Trung Quốc và rất có hứng thú với nó. Vì thế mà sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã quyết định học lên cao học của chuyên ngành quốc họa và thư pháp.

Nữ họa sĩ từng theo học nghành thời trang. (Ảnh: Hk.epochtimes.com)

Được biết bạn sáng tác về chủ để Pháp Luân Công, vậy cơ duyên nào đã đưa bạn đến với môn tu luyện này?

Tôi từ nhỏ chỉ thích vẽ tranh, rất ít giao tiếp với mọi người, có tâm sự gì đều dùng ngòi bút mà thể hiện lên bức tranh. Trừ việc vẽ tranh, tôi còn thích nghiên cứu về mỹ học, nghiên cứu về lịch sử mỹ học Tây Phương và Đông Phương. Hội họa nói chung chính là họa tư tưởng, chính là triết học, một loại triết lý, là một cách để biểu đạt được tư tưởng nhân sinh.

Khi tôi vẽ, tôi thường suy nghĩ về một số vấn đề của cuộc sống. Tôi thấy rằng chủ đề vĩnh cửu nhất là bi kịch, cho dù đó là Romeo – Juliet ở phương Tây hay Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài ở phương Đông, chủ đề hội họa đều khá giống nhau. Ví dụ, ‘Cái chết của David’ và rất nhiều bức tranh về Chúa Giê-su bị đóng đinh vào thập tự giá. Hầu như tất cả các chủ đề là bi kịch, tiết lộ các vấn đề quan trọng trong cuộc sống.

Hồi tôi ở Trung Quốc đã từng vẽ một tác phẩm tên là “Tam đại” (Ba đời), được tỉnh trao giải thưởng. Tác phẩm này nói về sự luân hồi chuyển kiếp của một con người. Luân hồi là một chủ đề mà tôi trăn trở lúc bấy giờ. Mỗi ngày tôi đều đi đến những vùng nông thôn, đặc biệt thích tới những làng chài. Ngư dân ra biển từ lúc trời còn chưa sáng, đến tận tối muộn mới trở về nhà. Cuộc sống của họ rất vất vả khổ cực, nhưng tính cách của họ rất trung trực.

Tôi thường nghĩ về vấn đề nhân sinh, tự nhiên thấy quan tâm về tôn giáo và đọc rất nhiều các sách về Phật giáo phương Đông, tôn giáo và một số các loại sách mỹ học khác. Sau đó tôi còn luyện thái cực quyền, phát hiện ra thái cực quyền chỉ dạy các động tác, không giảng những đạo lý tu luyện. Một cơ duyên bất ngờ đã đưa tôi đến với Pháp Luân Công; đọc xong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, dường như đã giải đáp hết thảy những thắc mắc trong tôi về những thứ lâu nay tôi băn khoăn trăn trở. Đó là về những chủ đề như bi kịch nhân sinh, luân hồi chuyển kiếp, bí ẩn vũ trụ… Bước vào tu luyện Pháp Luân Công chính là một bước ngoặt rất lớn trong những sáng tác sau này của tôi.

Tu luyện ảnh hưởng như thế nào đến thế giới quan về mỹ thuật của bạn?

Thời gian tôi học thiết kế thời trang ở Quảng Châu, có một khoảng thời gian tôi không đến công ty làm việc và chỉ đến viện Mỹ thuật Quảng Châu học tập. Công ty cũng tạo rất nhiều điều kiện học tập cho tôi, họ còn cho tôi sang nước ngoài để học tập nhưng tôi từ chối. Lúc bấy giờ tôi có rất nhiều ý tưởng tích cực cho việc vẽ tranh hơn là việc thiết kế thời trang. Sáng tác hội họa lúc bấy giờ chịu áp lực rất lớn, chỉ được vẽ những thứ mà người khác chưa vẽ, trường phái thì khép kín, đặc biệt chú ý đến vẻ đẹp của hình thức và không quan tâm đến nội dung thực chất; chính là không biết bức tranh nói lên điều gì. Chính vì bị thúc ép theo kiểu này mà tranh của tôi vẽ ra dường như biến dạng, bức họa không hề có linh hồn.

Sau khi tu luyện, tôi xét thấy vẽ những thứ này có gì đó không ổn. Ví dụ khi vẽ tranh khỏa thân, cần phải rất tỉ mỉ trong từng đường nét. Tôi muốn thể hiện sự mỹ diệu ở thân thể con người, nhưng sao vẽ ra lại không thể hiện được như ý muốn. Sau đó tôi không vẽ những đối tượng đó nữa. Tôi bèn xem lại về lịch sử hội họa, phát hiện rằng hội họa sơ khai chính là nghệ thuật mà các Thần đã lưu lại cho con người. Là dạy người hướng thiện, nâng cao đạo đức. Tôi nhận ra đây là đề tài tuyệt vời nhất cho mình.

Chỉ theo đuổi sự kích thích cảm giác và theo đuổi vẻ đẹp bề mặt và kỹ thuật thể hiện đã tạo nên một loại hình nghệ thuật biểu hiện sự suy sụp về tư tưởng của con người. Sau khi tu luyện, tôi biết rằng mỗi khi vẽ, trước tiên tôi phải hiểu những gì được thể hiện và chủ đề là gì. Trước khi tu luyện, tôi không quan tâm đến điều này, thực sự vô trách nhiệm với bản thân và tác phẩm.

Con đường nào dẫn bạn tới Triển lãm nghệ thuật ‘Chân – Thiện – Nhẫn’?

Sau khi tập luyện Pháp Luân Công, tôi bất ngờ bị một cuộc đàn áp, tôi bị bắt giam và tẩy não, tống vào bệnh viện tâm thần, còn bị bỏ đói. Sự đàn áp này dường như đã phá hủy tất cả cuộc sống của tôi và tôi đã nghĩ rằng tôi không thể sống sót. May mắn thay tôi đã được cải tử hoàn sinh và chuyển đến Hoa Kỳ. Khi tôi đến Hoa Kỳ, điều tôi muốn làm là kể lại sự bức hại, suy nghĩ và cảm xúc mà mình đã trải qua. Trong cuộc bức hại đó tôi đã được chứng kiến rất nhiều và khắc sâu vào trí nhớ. Bạn bè và các bạn cùng lớp của tôi ở Trung Quốc, và những người luyện tập Pháp Luân Công, một số trong số họ đã bị tra tấn đến chết, một số cũng đã ở trong tù nhưng họ vẫn dũng mãnh kiên cường. Tôi muốn thông qua các bức tranh để thể hiện hành vi cao quý phi thường của họ.

Tôi tham gia triển lãm này với hai bức tranh về sự bức hại. Bức đầu tiên là ‘Kim cương bất động’, vẽ về cuộc chiến giữa thiện và ác, nó thể hiện ý chí mạnh mẽ như kim cương và không thể bị lung lay của người tu luyện Đại Pháp. Trong bức tranh, một cô gái trẻ xinh đẹp tập luyện trong công viên vào sáng sớm và bị những cảnh sát tà ác đánh đập dã man. Toàn bộ màu sắc trong bức hình là rất mềm, không gian vào buổi sáng, có cây và hoa, những làn gió buổi sáng thổi bay làn tóc của cô gái. Trái lại là cảnh bạo lực của các cảnh sát, họ túm lấy tóc của cô gái để đánh. Các tiểu Thiên sứ xuất hiện trong bức ảnh trợ giúp người tu luyện khuất phục kẻ ác. Bức tranh này có cấu trúc theo chữ “V”. Bố cục này để hình tượng cô gái ngồi thiền Đại Pháp ở giữa, phía dưới của bức tranh; hai cảnh sát lệch một chút sang bên trái và bên phải một tạo thành khuôn chữ “V”.

Cô gái trẻ nổi bật hơn trong cả khuôn mặt thần thái và trạng thái thiền định không di dời, mang đến cho mọi người cảm giác ổn định, cho thấy rằng cô ấy không bị thế giới bên ngoài lay động, bài tập của cô ấy là một phước lành huyền diệu, thể hiện chủ đề “Kim cương bất động”. Bốn thiên thần nhỏ tạo thành một vòng tròn, tạo ra một loại tương phản với sự bất hảo đó. Màu sắc của hình ảnh tích cực là tươi sáng và tinh khiết, màu sắc dành cho cảnh sát tà ác là màu đen tối, đậm đặc, tạo thành một sự tương phản rõ rệt giữa thiện và ác.

 

Bức tranh “Kim cương bất động”.

Bức tranh thứ hai mang tên ‘Tâm niệm tỏa bất trú’. Điều khiến tôi ấn tượng nhất là khi tôi ở trong tù, người ta bị nhốt trong lồng và bị khóa chặt, họ không được cho ăn cho uống trong một tháng, không được mặc quần áo. Họ cũng bị ép ăn những thứ ôi thiu kinh tởm và bị đánh đập tàn nhẫn. Ở đó, các nhu cầu cơ bản cho sự sống đã bị tước đoạt, tôi chỉ còn có thể dựa vào niềm tin vững chắc của mình để tồn tại. Vào thời điểm tôi đang ngồi thiền trong phòng lao ngục, bỗng những thứ đẹp đẽ đó đã xuất hiện trước mắt tôi, khiến tôi nhận ra tồn tại không gian khác hoàn toàn là có thật.

Trong bức tranh này, tôi đã vẽ một Thiên thần khá lớn, cô ấy mang theo ánh sáng, và có cả những Pháp Luân trong đó, chúng không chỉ cung cấp năng lượng cho tôi mà còn chữa lành những vết thương trên thân thể. Thông qua biểu hiện và chuyển động của Thiên thần khi đối diện với người đệ tử Đại Pháp này, tôi muốn thể hiện ánh sáng và tình thương mà Thiên thần dành cho cô gái là vượt xa sự khủng bố tàn bạo. Sự tương phản giữa bóng tối và từ bi tươi sáng có trong bức tranh. Các vị Phật, Chúa trời có mặt ở khắp nơi, có chính niệm thì có thể thấy thiên đàng, Phật pháp có thể ban phước lành cho bạn và ban cho bạn năng lượng siêu nhiên. Đây là trải nghiệm cá nhân của riêng tôi, và tôi đã vẽ nó ra. Vào thời điểm đó trong nhà tù tối tăm, tôi có một ước muốn: Nếu tôi có thể sống thêm một ngày, tôi sẽ vẽ lại mọi thứ mà tôi đã kinh qua.

 

Bức tranh “Tâm niệm tỏa bất trú’.

Hai bức tranh trên đều vẽ những tiểu Thiên sứ và Thiên thần Tây Phương, mà lại không phải là quốc họa Trung Hoa. Tại sao bạn lại vẽ như vậy? Liệu có phải lúc đó bạn thực sự nhìn thấy Thiên sứ Tây Phương?

Có người khi ngồi thiền đã nhìn thấy thiên quốc phương Đông, có người thì nhìn thấy ranh giới Phật quốc, người thì thấy thần tiên phương Đông, còn tôi thì nhìn thấy hình tượng thần Tây phương. Có người thân thể là người phương Đông nhưng nguyên thần của họ lại từ Tây phương thiên quốc, nếu bước vào tu luyện sẽ hiểu rõ được vấn đề này hơn. Tôi nhìn thấy điều gì thì tôi sẽ vẽ điều đó ra. Bạn biết không, các nghệ sĩ thời Phục hưng đều là những tín hữu tín Chúa, họ có thể vẽ Chúa Giê-su thật sống động và tô vẽ các tầng trời một cách sinh động bởi vì những họa sĩ đó là những người Cơ đốc mộ đạo, và khi họ ở trong trạng thái tinh khiết, họ thậm chí đã sử dụng các kỹ thuật vẽ mà Chúa chỉ cho họ. Nhiều người trong số đó đã thấy nhiều cảnh tượng ở không gian khác. Tại sao họ tạo được một nền nghệ thuật lộng lẫy như vậy? Chính bởi vì họ tôn thờ Thiên Chúa và Thiên Chúa đã cấp cho họ trí huệ. Tôi chỉ muốn vẽ ra những gì có ích cho nhân loại và có ý nghĩa để nâng cao đạo đức con người.

Bạn cảm thấy để trở thành một nhà nghệ thuật tài ba, sáng tạo được những tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo thì phải cần có những yếu tố nào?

Chủ đề này rất lớn. Để trở thành một nghệ sĩ giỏi đòi hỏi những kỹ năng cơ bản vững chắc trong hội họa, đây thường là kết quả của mười mấy hay mấy chục năm nỗ lực, có một cái nhìn thực sự có chiều sâu mới có thể thành công. Còn yêu cầu cả về mặt tu dưỡng bản thân, đây là sự tu luyện toàn diện của một người. Mọi người nói rằng “họa như kỳ nhân” có nghĩa là bức họa của một họa sĩ có lĩnh vực của mình, suy nghĩ của mình, sở thích của mình, và đức tính của mình. Khi một người là một nghệ sĩ rất tài ba, đó phải là một người rất thông thái, một người có tu dưỡng và đức hạnh, mới có thể có khả năng tạo ra những tác phẩm tuyệt vời. Tất cả mọi nghệ sĩ thời kỳ Phục hưng, cũng như các nghệ sĩ vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa, thường là những nhân vật rất vĩ đại, họ là những người rất nhân hậu và lương thiện. Đây là con đường tôi sẽ phải đi theo trên con đường nghệ thuật của mình. Trong lĩnh vực nghệ thuật, dù sao tôi cảm thấy mình vẫn chỉ là một sinh viên.

Hai bức tranh của bạn mang một phong cách khá tương đồng, rất thanh thoát và tươi đẹp. Bạn có thể nói kĩ hơn về cấu trúc và chủ đề của hai bức tranh đó được không?

Hội họa đầu tiên phải tạo ý, sau đó mới là bố cục. Kết cấu của hai bức họa này được định hình tương đối nhanh. Khi tôi muốn vẽ, có vài hình ảnh sẽ hiện ra trong vài phút, như là chúng hiển thị ra cho tôi nhìn thấy vậy, sau đó tôi liền vẽ chúng ra. Bản đầu tiên vẽ ra đã không cần phải sửa đổi, lúc đó cảm thấy rất tự tin và nghĩ rằng nó sẽ có ấn tượng rất tốt, giống như linh cảm vậy. Nếu bạn có một chủ đề tốt, bạn hãy vẽ nó ngay ra, như thế người thưởng thức sẽ cảm nhận được mạch cảm xúc của bạn và sẽ thích tác phẩm đó.

Bức ‘Kim cương bất động’ có kết cấu chữ “V”, như tôi đã nói ở trước. Tôi muốn nói thêm về cái cây trong bức tranh. Tại thời điểm đó, sau 18 tháng kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc bắt đầu, dường như ngày nào tôi cũng cảm thấy áp lực của tình hình bên ngoài; đến cả cây cối, hoa lá, các loài thực vật đều thực sự chịu áp lực cực lớn, tôi cảm giác giống như một ngọn núi trong đầu tôi vậy. Vào thời điểm đó, chỉ niềm tin vào “Chân Thiện Nhẫn” mới có thể giúp tôi vượt qua tất cả những điều này và tôi thực sự đã vượt qua nó. Bây giờ dù có thể nói bằng nhiều ngôn ngữ, tôi vẫn cảm thấy rằng tôi không thể diễn tả đầy đủ những điều kinh khủng tôi cảm thấy vào thời điểm đó. Vẽ tranh cũng là để chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình với người khác.

Bức ‘Tâm niệm tỏa bất trú’ là theo kết cấu đường chéo, giống như bức chân dung vẽ, không có nền, chỉ có hai chủ thể chính, một là vị Thiên sứ, còn một là học viên Pháp Luân Công, khuôn mặt của họ tạo nên một tiếng vang, Pháp Luân bên trên và Pháp Luân ở phía dưới bên trái đóng một vai trò trong sự cân bằng thành phần bức tranh. Tôi đã đặt tất cả năng lượng vào vẽ mắt và nét mặt, với những động tác tay, bàn tay đều có cảm xúc, tấm vải lụa của Thiên sứ cũng có tình cảm, tôi gộp tất cả các đặc trưng hình ảnh năng lượng của cả hai nhân vật lại cùng mô tả, đặc biệt là về thái độ của học viên Pháp Luân Công.

Trong triển lãm tranh, nhiều người xem đã rất ấn tượng với hai bức tranh này. Có nhiều khán giả phương Tây, sau khi xem rất thích thú, và tìm tôi để nói chuyện. Tôi hỏi họ: “Bạn có hiểu được bức tranh không? người phương Đông và Thiên thần phương Tây gộp vào một bức tranh?” Hầu như tất cả họ đều không cảm thấy kì lạ; họ nói: “Tranh hoàn toàn dễ hiểu, Thiên Chúa thuộc về tất cả mọi người”. Vì vậy, họ không ngạc nhiên. Họ nghĩ rằng vẻ đẹp của nhân vật này đã gây ấn tượng với vị Thiên sứ, họ có thể nhìn thấy từ bức tranh những gì tôi muốn nói. Họ cảm thấy một sức mạnh và một năng lượng tốt đẹp. Mọi thứ đều tập trung vào nét mặt và cảm xúc của học viên Pháp Luân Công này, và nó tập trung vào thế giới bên trong của con người. Một chùm ánh sáng và bóng tối xung quanh bức tranh này, đại diện cho niềm hy vọng tốt lành được nuôi dưỡng trong hoàn cảnh hắc ám tại Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên những tác phẩm của bạn tham gia triển lãm mỹ thuật “Chân – Thiện – Nhẫn”. Bây giờ nhìn lại bạn có thấy chỗ nào thiếu sót và cần chỉnh lý không?

Sau khi vẽ xong những bức tranh tôi để chúng ở nhà, sau vài tháng xem đi xem lại thì cảm thấy có cách vẽ khác tốt hơn. Nghệ thuật là vô tận. Khi tôi nhìn lại những bức tranh này, đặc biệt là bức tranh đầu tiên, tôi thấy rằng có một vài xử lý về đường nét cũng là dùng phương pháp biến dị trước kia. Tôi đã từng vẽ những bức tranh biến dị trong nhiều năm và thậm chí cả tranh khỏa thân. Trong quá trình vẽ, tôi thường xuyên xem lại mình, tôi thường thấy rằng một số kỹ thuật mà tôi thích dùng là không đúng đắn. Đó là nhờ nhận ​​thức tư tưởng của tôi đã được đề cao và tôi đã phát hiện ra các vấn đề không tốt trong kỹ thuật vẽ tranh của tôi.

Khi vẽ mà coi trọng thủ pháp hơn bản chất của nội dung được thể hiện, điều đó là sai. Khi tôi vẽ hai bức tranh này, tôi đã cố gắng loại bỏ những lề lối cũ trước kia. Hình thức đẹp mắt không phải là điều quan trọng đầu tiên, hình thức chỉ phục vụ chủ đề và phải tuân theo chủ đề Tôi cảm thấy rằng, để tạo sự cân bằng như vậy, tôi vẫn cần phải điều chỉnh thêm. Ngoài ra, hình tượng của các nhân vật nên được vẽ tỉ mỉ hơn. Vì trước đây tôi đã từng vẽ những bức tranh phương Tây, tôi đã thêm màu sắc và nét đặc trưng của tranh phương Tây vào đó, bằng cách sử dụng cọ, tạo cảm giác ánh sáng, sự nhẹ nhàng và cảm giác màu sắc. Ví dụ, trong đôi cánh và quần áo trắng của thiên thần, tôi thể hiện nó bằng ánh sáng và màu sắc như trong những bức tranh phương Tây.

Hiện tại bạn có chủ đề và ý tưởng gì mới không?

Một số bức tranh của tôi vẫn đang được chỉnh sửa và có một số chủ đề mới. Tôi đặc biệt muốn vẽ một trải nghiệm khó quên về những đứa trẻ. Hiện giờ có rất nhiều trẻ em mồ côi ở Trung Quốc đại lục; chúng bị mất cha mẹ và không thể tới trường, vì cha mẹ của chúng còn đang bị giam trong tù vì không từ bỏ tập Pháp Luân Công, và một số khác phải phiêu bạt khắp nơi vì đã mất hết nhà cửa hoặc bị truy lùng.

Ở Hoa Kỳ, việc đối xử với phụ nữ và trẻ em như ở Trung Quốc là chưa từng có, và họ cũng không bao giờ tưởng tượng được rằng trên thế giới lại có một nơi mà tội ác bạo lực với con người lại ngang nhiên hoành hành như thế. Vì vậy họ sẽ rất ủng hộ và tán thành những tác phẩm nghệ thuật dám tố cáo những tội ác như vậy.

Trải nghiệm này là trải nghiệm sâu sắc nhất trong cuộc đời tôi. Khi tôi vẽ những bức ảnh này, tôi đã nghĩ về quá khứ và suy nghĩ của tôi trở nên càng ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau khi phải trải qua sự bức hại của thế lực tà ác, tôi càng muốn sử dụng sức mạnh chính diện này để đánh bại nó. Thông qua nghệ thuật, âm nhạc, tài liệu, hoặc giao tiếp trực tiếp với mọi người, chúng ta có thể giúp đỡ được nhiều người hơn và xúc động đến tâm can của nhiều người hơn nữa trên thế giới này.

Các bức tranh khác trong triển lãm: 

Bức tranh “Không chốn nương thân”
Bức tranh “Không sợ”
Bức tranh “Thảm kịch tại Trung Quốc”.
Bức tranh “Hoa sen vàng”
Bức tranh “Ngược đãi”
người đăng: Phạm Thành Hương (sưu tầm)
Tags: